Nhận thức về tác động của sinh kế du lịch đến xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính bền vững của sinh kế du lịch tại xã tả phìn, huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 66)

Các tác động từ sinh kế du lịch Tần số Tỷ lệ đồng ý

(%)

1. Sinh kế du lịch làm tăng cơ hội học tập cho người dân địa phương.

89 74,2

2. Nhờ du lịch cơ hội chăm sóc sức khỏe được tốt hơn 64 53,3 3. Du lịch làm người dân tự hào về các giá trị văn hóa của tộc 75 62,5

người

4. Sinh kế du lịch tạo cơ hội cho các nghề thủ công, sinh hoạt văn hóa dân gian, lễ hội được khôi phục.

97 80,8

5. Sinh kế du lịch tạo cơ hội giao lưu với du khách để biết đến văn hóa khác nhiều hơn

65 54,2

6. Du lịch đã làm cho việc quản lý trật tự an ninh tốt hơn 43 35,8 7. Hoạt động du lịch làm tăng trộm cắp, mâu thuẫn gia đình,

xã hội gia tăng.

24 20

8. Du lịch làm mất bản sắc văn hóa của người địa phương 15 12,5

Nguồn: Kết quả điều tra thực địa năm 2019.

Bảng 1.30 cho thấy đa số các hộ cho rằng sinh kế du lịch đã đem lại lợi ích văn hóa, xã hội ở mức khá tốt và hoạt động du lịch thực sự chưa có tác động tiêu cực lớn đến văn hóa, xã hội địa phương.

Bảng 30: Nhận thức về tác động của sinh kế du lịch đến môi trƣờng Các tác động từ sinh kế du lịch Tần số Tỷ lệ

đồng ý (%)

1. Sinh kế du lịch giúp môi trường ít bị xâm hại hơn 94 78,3 2. Du lịch giúp bảo tồn các động vật hoang dã 17 14,2 3. Có sinh kế du lịch công tác thu gom rác thải tốt hơn 76 63,3 4. Có du lịch môi trường sạch sẽ hơn 112 93,3

5. Du lịch làm mất đi sự yên tĩnh 21 17,5

6. Du lịch đã làm ô nhiễm không khí - -

7. Hoạt động du lịch ô nhiễm nguồn nước - - 8. Du lịch làm hẹp diện tích đất nông nghiệp 14 11,7 9. Du lịch làm biến đổi cảnh quan môi trường xấu đi - -

Nguồn: Kết quả điều tra thực địa năm 2019.

Bảng 30, cho ta thấy các hộ cơ bản đồng ý sinh kế du lịch không làm phương hại đến môi trường.

Đánh giá của các hộ về mức độ thỏa mãn đối với kết quả sinh kế du lịch đạt được trong những năm qua, kết quả điều tra cho thấy có 48,3% số hộ hài lòng với kết quả sinh kế đã đạt được, số hộ chưa thỏa mãn nhưng tin tưởng sẽ có kết quả tốt hơn trong tương lai chiếm 51,6 % và nguyên nhân chưa thỏa mãn là khách hàng chưa biết nhiều đến dịch vụ của hộ.

Bảng 31: Mức độ thỏa mãn của hộ về kết quả sinh kế du lịch Mức độ thỏa mãn về kết quả sinh kế du lịch Tần

số

Tỷ lệ đồng ý

(%)

Thỏa mãn 58 48,3

Không thỏa mãn và muốn dừng kinh doanh - -

Tổng 120 100

Nguồn: Kết quả điều tra thực địa năm 2019.

Tiểu kết chƣơng 2

Du lịch đã xuất hiện ở Tả Phìn nói riêng và Sa Pa nói chung từ hơn 100 năm qua và kể từ khi Việt Nam thực hiện chính sách đổi mới (1986) thì du lịch đã trở thành một sinh kế của nhiều hộ dân ở địa phương. Các hộ dân và cộng đồng hội tụ đủ các nguồn vốn để không chỉ kiến tạo và còn làm cho sinh kế du lịch phát triển ngày một tốt hơn tại Tả Phìn nhờ có sự hội tụ và cộng hưởng của 3 nhân tố: những sáng kiến tự thân của hộ và cộng đồng, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế (nhất là về vốn con người, thể chế...), và đặc biệt là vai trò và chính sách của cả Nhà nước ở cấp Trung ương và địa phương.

Trong khi các hộ có sinh kế du lịch ở Tả Phìn còn có trình độ giáo dục thấp, nhưng họ lại được bồi đắp bằng những loại vốn khác như kinh nghiệm, mạng lưới xã hội, địa thế và môi trường tự nhiên, hệ thống cơ sở hạ tầng, sự hỗ trợ về thế chế và tài chính ...làm cho Tả Phìn trở thành một điểm đáng đến đối với khách du lịch và theo đó chính bản thân các hộ và cộng đồng của họ trở thành những chủ thể có các chiến lược sinh kế phù hợp với nguồn vốn họ có đáp ứng mong đợi của du khách. Thực tế này mang lại những kết quả tích cực cho các hộ có sinh kế du lịch và cộng đồng của họ về nhiều mặt, trong đó có cả việc làm, thu nhập, môi trường.

CHƢƠNG 3. TÍNH BỀN VỮNG ĐỐI VỚI SINH KẾ DU LỊCH Ở XÃ TẢ PHÌN

3.1. Tính bền vững của các nguồn vốn

3.1.1.Các yếu tố nguồn vốn thúc đẩy sinh kế du lịch

- Lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm đa số, nhân khẩu lệ thuộc chiếm tỷ lệ thấp, thời gian dành cho sinh kế nông lâm theo mùa vụ không lớn nên là điều kiện tốt để phát triển sinh kế du lịch trong cả 12 tháng/năm.

- Độ tuổi nguồn nhân lực khá trẻ rất thuận lợi để đào tạo nâng cao trình độ văn hóa, kỹ năng nghề nghiệp dịch vụ du lịch. Số đông lao động ở các hộ là lao động trẻ, chủ yếu ở độ tuổi dưới 45. Lao động có độ tuổi từ 45 trở lên chiếm tỷ lệ thấp chỉ chiếm 5,1% tổng số lao động trong các hộ điều tra. Ở độ tuổi này lao động có sức khỏe tốt, có khả năng tiếp thu kiến thức, kết hợp với kinh nghiệm đã được tích lũy sẽ có nhiều cơ hội thực hiện sinh kế đạt hiệu quả.

- Về sức khỏe khá tốt tỷ lệ nhân khẩu thuộc các hộ hoạt động sinh kế du lịch do các chủ hộ tự đánh giá hiện trạng có tình trạng sức khỏe tốt chiếm 25%, sức khỏe bình thường chiếm 67,8%. Với sự quan tâm đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, các Tổ chức Quốc tế hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân ở Tả Phìn khá tốt với các trang thiết bị, đội ngũ y, bác sĩ đạt chuẩn quốc gia, chuẩn nông thôn mới. Mặt khác, đặc điểm tộc người Dao là tộc người rất giỏi về y học cổ truyền, sử dụng dược liệu chữa bệnh nổi tiếng trong cộng đồng các dân tộc ở Sa Pa. Phụ nữ người Dao đều có kho tàng tri thức về dược học, nhiều người trở thành những người thầy thuốc nổi tiếng. Do vậy, việc phòng dịch bệnh, chăm sóc sức khỏe nơi đây khá tốt. Số ca tử vong sơ sinh, chết trẻ rất thấp, bệnh nan y không xuất hiện như ở những khu vực khác.

- Về trí lực, nhờ có hệ thống trường lớp các cấp từ cấp học mầm non, tiểu học đến phổ thông trung học cơ sở bán trú, nội trú hoạt động đạt chuẩn. Nên trình độ học vấn được cải thiện đáng kể trong 10 năm trở lại đây.

- Kỹ năng nghề nghiệp du lịch: Các hộ tại địa bàn nghiên cứu còn được các tổ chức chính phủ từ năm 2000 đến nay đã triển khai nhiều dự án hỗ trợ liên quan đến tạo sinh kế du lịch. Đặc biệt là các dự án đã triển khai đều coi trọng việc mục tiêu nâng cao năng lực, nhận thức cho người dânvà tổ chức chính quyền, đoàn thể địa phương về phát triển sinh kế du lịch theo hướng bền vững. Nhờ đó nhận thức và kỹ năng làm du lịch của các hộ được cải thiện. Các hộ đã biết đầu tư hoạt động sinh kế du lịch khá sớm theo kết quả điều tra thực địa số hộ làm du lịch số hộ có kinh nghiệm từ 5-10 năm chiểm đến 40 %.

- Tri thức bản địa của tộc người Dao, người Hmông là điểm nổi bật tại địa bàn nghiên cứu. Cộng đồng tộc người Dao và người Hmông đã phát huy giá trị tri thức bản địa để làm du lịch, tạo các ẩn phẩm văn hóa du lịch có giá trị hấp dẫn du khách, trở thành đặc sản độc đáo như: dịch vụ tắm lá thuốc của người Dao đỏ, sản phẩm thổ cẩm, sản phẩm trạm khắc bạc, biểu diễn văn nghệ dân ca, dân vũ giàu bản sắc…đã đem lại nguồn thu hiệu quả.

- Quỹ đất tự nhiên còn rộng lớn, nguồn nước khá dồi dào, khí hậu quanh năm mát mẻ, cảnh quan tự nhiên đẹp hoang sơ, hùng vĩ có giá trị, điển hình như hang động Tả Phìn. Có thảm thực vật rừng phong phú, đa dạng chủ yếu là rừng tái sinh mật độ thấp với các cây bản địa như: Pơ mu, Thông, Du Sam, Vàng Tâm, Gù Hương... và rừng trồng với các loại cây như: Sa Mộc, Tống quá sủi, Vối thuốc, Mỡ, Thảo quả...về động vật rừng có 380 loài động vật khác nhau nằm trong 24 bộ và 83 họ với số loài như sau: Thú (Nammanila) 56 loài, chim (Aves) 217 loài, bò sát (Reptilia) 73 loài và ếch nhái (Amphibia) 34 loài. Trong đó có 37 loài động vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ(Vườn Quốc gia Hoàng Liên, 2016).

- Các hộ được nhà nước giao quyền sử dụng đất nông nghiệp, đất rừng, đất ở.

- Có nguồn dược liệu đa dạng, phong phú các hộ được quyền khai thác sử dụng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho du khách.

- Nhận được sự quan tâm của Nhà nước và các tổ chức Chính phủ, tổ chức phi Chính phủ nước ngoài thông qua các chương trình, dự án đầu tư cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho các hộ tiếp cận sinh kế. Tả Phìn đã hoàn thành các mục tiêu nông thôn mới và được công nhận nông thôn mới vào năm 2018. Do vậy, hệ thống đường giao thông, điện, viễn thông, nước sinh hoạt, thuỷ lợi, trường học, trạm xá, nhà văn hoá được cải thiện cả về chất lượng và số lượng, cục diện nông thôn có những thay đổi rõ rệt.

- Số hộ có đất và nhà ở ổn định cao (100% hộ có sinh kế du lịch có đất và nhà ổn định, kiên cố).

- Tỷ lệ hộ sử dụng điện lưới quốc gia, có ti vi, điện thoại, kết nối mạng internet rất cao 100%, số hộ có phương tiện đi lại xe máy chiếm 100%, ô tô chiếm 2,5% và các tài sản có giá trị khác như giường, tủ, bồn tắm thuốc, chăn ga, gối đệm, bếp ga, quát sưởi…đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách.

- Thu nhập/hộ đạt ở mức khá (60,8% số hộ có thu nhập bình quân từ 3-7 triệu đồng/hộ/tháng, 39,2% thu nhập trên 10 triệu đồng/hộ/tháng), mức sống được cải thiện, đã có dòng tiền tích lũy trong năm.

- Các hộ có nhiều cơ hội lựa chọn tiếp cận với vốn vay, nguồn vốn và lượng vốn khá rồi dào, hạn mức vay lệ thuộc vào giá trị tài sản đảm bảo nếu vay từ hệ

thống Ngân hàng thương mại như Agribank, BIDV, VCB. Vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội thông qua các đơn vị ủy thác giải ngân như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên hạn mức vay được khống chế mức tối đa đối với món vay/hộ là 100 triệu đồng và không cần tài sản đảm bảo. Tỷ lệ số hộ có vay nợ chiếm 86,7%, trong đó số hộ vay nợ từ Ngân hàng chính sách xã hội chiểm tỷ lệ 80%.

- Các hộ có điều kiện tiếp nhận thông tin khá phong phú, phương tiện sử dụng tiếp nhận tin như điện thoại, ti vi, internet thuận tiện nên mạng lưới quan hệ xã hội của các hộ được mở rộng tạo được nhiều cơ hội học tập, trao đổi, quảng cáo dịch vụ.

- Mạng lưới quan hệ truyền thống gia đình, dòng họ cộng đồng, tộc người khá đậm nét và vẫn giữ được truyền thống tương thân, tương ái giúp đỡ nhau trong cuộc sống.

- Các hộ khá nhiệt tình tham gia vào các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội (Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên), thành lập được các Câu lạc bộ nghề nghiệp như Câu lạc bộ thổ cẩm, Câu lạc bộ sản xuất kinh doanh sản phẩm bản địa, thành lập ra các Nhóm cùng sở thích cho đến việc thành lập tổ chức Công ty cổ phần điển hình như mô hình Công ty cổ phần kinh doanh các sản phẩm bản địa Sa Pa tên viết tắt SAPANAPRO là doanh nghiệp cộng đồng của người Dao Đỏ tại xã Tả Phìn.

3.1.2. Các yếu tố nguồn vốn gây trở ngại cho sinh kế du lịch

- Chất lượng và trình độ nguồn nhân lực các hộ dân ở Tả Phìn còn thấp, thể hiện ở các chỉ số như tuổi thọ trung bình, sức khỏe, trình độ học vấn, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo. Tính đến năm 2019, chỉ có 88,9% số nhân khẩu của biết đọc, biết viết tiếng phổ thông (kết quả điều tra 120 hộ). Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề du lịch còn thấp hình thức đào tạo ngắn hạn thông qua các dự án hỗ trợ sinh kế chỉ đạt 22,2%.

- Về nhận thức, hiểu biết xã hội, kỹ năng sống của phần lớn người lao động trong độ tuổi ở Tả Phìn chủ yếu được hình thành qua tích lũy kinh nghiệm từ các hoạt động sản xuất, đời sống và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác trong gia đình, dòng họ, cộng đồng. Tuy từ khi có hoạt động du lịch tình hình có cải thiện nhưng không lớn việc hội nhập nâng cao nhận thức, hiểu biết về xã hội bên ngoài còn hạn chế.

- Tính năng động, thích ứng, tác phong, kỹ năng nghề nghiệp trong môi trường làm du lịch còn hạn chế, có nền tảng xuất phát là hoạt động nông nghiệp truyền thống với ruộng đất manh mún, tư liệu giản đơn, sản xuất nặng về khai thác tự nhiên, dựa vào kinh nghiệm là chính với mục tiêu làm ra sản phẩm để tự bảo đảm cuộc sống.

- Việc chính quyền Sa Pa mới chỉ cấp quyền sử dụng đất ở với diện tích tối thiểu theo chế định chung là đất ở nông thôn và đất dành cho sinh kế nông lâm nghiệp cho các hộ ở Tả Phìn và cấp quyền sử dụng đất cho sinh kế du lịch dẫn đến tình trạng mở rộng, cải tạo và xây mới nhà homestay thường vi phạm các quy định về cấp phép xây dựng.

- Nhận thức của chính quyền và các hộ người dân đang đi theo kiểu quy hoạch “phố hóa” bản làng. Ở Tả Phìn trong thời gian 3 năm qua đã thực hiện mở rộng hoặc mở thêm đường giao thông đổ bê tông ở ngay 2 thôn trọng điểm du lịch là thôn Sín Chải và thôn Sả Xéng gần trụ sở UBND xã đất đai được phân chia lô cấp và bán với diện tích khá nhỏ (60m2-100m2), xây dựng mới bến đỗ xe ô tô… Ở phạm vi chiều dài trục đường chỉ khoảng 1 km hai bên đường một loạt nhà nhà xây kiên cố, nhà gỗ, nhà tạm đan xen mọc ra để phục vụ kinh doanh du lịch từ ăn uống, lưu trú, mua sắm…Cách làm này đã và đang là nhân tố có thể ảnh hưởng đến sinh kế du lịch nơi đây.

- Cơ chế phối hợp quản lý, khai thác kém hiệu quả, thiếu bình đẳng cũng là nhân tố có nguy cơ ảnh hưởng đến tính bền vững của sinh kế du lịch.

3.1.3. Đánh giá xếp hạng tính bền vững của các nguồn vốn

Từ việc liệt kê và phân tích các nhân tố thúc đẩy tính bền vững và nhân tố gây cản trở làm giảm tính bền vững của các nguồn vốn sinh kế du lịch ở Tả Phìn nêu trên, chúng ta có thể áp dụng tiêu chí đánh giá tính bền vững các nguồn vốn sinh kế du lịch ở xã Tả Phìn như sau (xem bảng 32):

Bảng 32: Tiêu chí đánh giá tính bền vững đối với các nguồn vốn của hộ

Tiêu chí nguồn vốn Xếp hạng

nguồn vốn

Số điểm

Bền vững: Có nguồn vốn rất tốt (nguồn vốn lý tưởng) không có yếu tố cản trở, đáp ứng tốt điều kiện phát triển bền vững sinh kế du lịch.

Mức 1 4

Khá bền vững: Có nguồn vốn tốt, có ít yếu tố cản trở và tự người dân có khả năng tự cải tạo nguồn vốn đáp ứng điều kiện phát triển bền vững sinh kế du lịch.

Mức 2 3

Bền vững trung bình: Có nguồn vốn, có yếu tố cản trở ở mức tương ứng nhưng người dân không thể tự mình tạo được vốn nếu không có sự trợ giúp từ nhà nước, các tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính bền vững của sinh kế du lịch tại xã tả phìn, huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)