Tài sản sinh hoạt và phục vụ du khách của hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính bền vững của sinh kế du lịch tại xã tả phìn, huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 51)

Tần số Tỷ lệ %

Tài sản

Ô tô 3 2,5

Xe máy 120 100

Ti vi, điện thoại 120 100

Tủ lạnh, tủ đá đựng thực phẩm 35 29,2

Điều hòa nhiệt độ - -

Bếp Gas 87 72,5

Nồi cơm điện 120 100

Giường tủ, bàn nghế 120 100

Chăn, ga, gối, đệm, màn 120 100

Máy giặt 35 29,2

Quạt điện, quạt điện sưởi ẩm 120 100 Máy vi tính kết nối internet 25 20,8

Nguồn: Kết quả điều tra thực địa tại Tả Phìn năm 2019.

Nguồn năng lượng sử dụng và vấn đề xử lý nguồn thải trong sinh hoạt (xem bảng 12).

Bảng 12: Năng lƣợng sử dụng và tiêu chí vệ sinh môi trƣờng của hộ

Đặc điểm Tần số Tỷ lệ %

Năng lƣợng sử dụng

Điện lưới quốc gia 120 100

Máy phát thủy điện nhỏ - -

Máy phát điện chạy bằng xăng, dầu 5 4,1

Xăng, dầu 120 100

Gas (LPG) 87 72,5

Tiêu chí vệ sinh môi trƣờng Sử dụng nước sạch hợp vệ sinh 120 100 Mai táng phù hợp quy định 120 100 Có nhà vệ sinh (nhà tiêu), nhà tắm, bể nước hợp vệ sinh 120 100

Rác thải thu gom xử lý tập trung 60 50 Nước thải không thu gom để tràn ra môi

trường xung quanh

40 33,3

Tóm lại: Nguồn vốn vật chất được cụ thể hóa dưới dạng tài sản của cộng đồng đã tạo ra những cơ sở thuận lợi cho sinh kế du lịch ở Tả Phìn. Về phía hộ, hiện trạng tài sản vật chất của hộ đã đáp ứng nhu cầu phục vụ khách du lịch, và còn có xu hướng ngày càng gia tăng nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển sinh kế du lịch của hộ và cộng đồng.

Vốn tài chính:

Nguồn vốn tài chính bao gồm các nguồn lực tài chính mà hộ có thể tiếp cận và sử dụng để đạt được mục đích sinh kế của họ. Thực hành sinh kế du lịch ở Tả Phìn đã tạo ra nguồn thu tiền mặt đáng kể cho các hộ và cộng đồng. Trong tổng số 120 hộ, có 60,8% số hộ có thu nhập bình quân từ 3-7 triệu đồng/hộ/tháng, 39,2% có thu nhập trên 10 triệu đồng/hộ/tháng (xem bảng 13).

Bảng 13: Nguồn thu bình quân và xếp loại mức sống hộ

Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Thu nhập bình quân từ sinh

kế du lịch của hộ/tháng Dưới 3 triệu đồng - - Từ 3- 7 triệu đồng 73 60,8 Trên 10 triệu đồng 47 39,2 Xếp loại mức sống hộ

Hộ không thuộc hộ nghèo 120 100

Hộ nghèo - -

Hộ cận nghèo - -

Nguồn: Kết quả điều tra thực địa năm 2019.

Xem xét mức chi tiêu của hộ so với nguồn thu cho thấy các hộ có khả năng tích lũy vốn tài chính. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho biết 70,8% số hộ có mức tích lũy thấp, 29.2 % số hộ có mức tích lũy khá và không có hộ nào có mức tích lũy cao (xem bảng 14).

Bảng 14: Mức chi tiêu và khả năng tiết kiệm từ nguồn thu

Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Mức chi tiêu hộ so với

thu nhập

Chỉ đủ chi tiêu cuộc sống hàng ngày - -

Không đủ chi tiêu - -

Tiết kiệm được ít 85 70,8

Tiết kiệm được khá 35 29,2

Không tiết kiệm được - -

Nguồn: Kết quả điều tra thực địa năm 2019.

Ngoài nguồn vốn tài chính do các hộ tích lũy (tiết kiệm từ các nguồn thu), các hộ còn có thể tiếp cận nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách cho thực hành sinh kế du lịch. Về tình hình vay nợ của các hộ, kết quả điều tra cho thấy 13,3% tổng số hộ không vay nợ trong khi 86,7% còn lại có vay nợ. Về nguồn vay tín dụng, số hộ vay tiền từ các ngân hàng thương mại chỉ chiếm 4,2%, với mức lãi xuất tín dụng trung bình là 9,5%/năm, phải có tài sản đảm bảo.

Số hộ vay từ Ngân hàng chính sách xã hội chiếm tỷ lệ 80%, hộ dễ dàng tiếp cận giao dịch thông qua các tổ chức được ủy thác như Hội phũ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh với mức lãi xuất ưu đãi 3,3%/năm, không cần tài sản đảm bảo, mức cho vay giới hạn từ 50-100 triệu đồng/hộ vay. (xem bảng 15).

Bảng 15: Tình hình vay nợ và nguồn vay của các hộ

Đặc điểm Tần số Tỷ lệ %

Tình hình vay nợ và nguồn vay nợ của các hộ hoạt động sinh kế du lịch

Không phải vay nợ 16 13,3

Có vay nợ 104 86,7

Vay vốn tín dụng của các ngân hàng thương mại như (Agribank,

BIDV,VCB…)

5 4,2

Vay vốn của Ngân hàng chính sách xã hội (VBSP).

Trong đó:

- Giao dịch vay trực tiếp:

- Giao dịch vay nợ thông qua tổ chức được ủy thác Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Hội cựu chiến binh):

96

0 96

80

Vay nợ lãi ngoài - -

Vay của anh, em, họ hàng 3 2,5

Tổng mẫu 120 100

Nguồn: Kết quả điều tra thực địa năm 2019.

Đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng chính sách xã hội, thông tin phỏng vấn một lãnh đạo của NHCSXH huyện Sa Pa cho thấy đây là một nguồn vốn tài chính quan trọng đối với các hộ ở Tả Phìn nói chung và các hộ có sinh kế du lịch nói riêng. Kết quả điều tra 120 hộ có sinh kế du lịch khẳng định 31,7% số hộ đánh giá họ được tiếp cận vốn vay một cách thuận lợi, 62,5% số hộ còn lại đánh giá ở mức bình thường. Về hạn mức được vay, có 39% hộ đánh giá hạn mức cho vay thấp, 67,5% hộ đánh giá bình thường (xem bảng 16). Trong việc tiếp cận nguồn vốn vay này, kết quả điều tra và thông tin phỏng vấn đều khẳng định vai trò quan trọng của các tổ chức đoàn thể trong việc hướng dẫn thủ tục vay vốn của các hộ để phát triển sinh kế du lịch.

Bảng 16: Đánh giá của hộ về khả năng tiếp cận và hạn mức vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội từ Ngân hàng chính sách xã hội Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Khả năng tiếp cận nguồn vốn Thuận tiện 38 31,7 Bình thường 75 62,5 Khó khăn 7 5,8

Hạn mức vốn đƣợc vay

Thấp 39 32,5

Bình thường 81 67,5

Nhiều - -

Nguồn: Kết quả điều tra thực địa năm 2019.

Vốn xã hội:

Vốn xã hội được hình thành từ các tương tác cá nhân, nhóm xã hội, có tính chất mạng lưới xã hội, là các quan hệ mới được xác lập mang theo nó những giá trị, chuẩn mực và cấu trúc quan hệ. Vốn xã hội là một nguồn lực có ích cho cá nhân, nhóm xã hội thực hiện các hành động thông qua việc khai thác các giá trị của các quan hệ.

Vốn xã hội trong sinh kế du lịch ở Tả Phìn bao gồm các mạng lưới quan hệ xã hội, các mối quan hệ giúp các hộ làm sinh kế du lịch. Trong trường hợp Tả Phìn, có hai dạng thức tổ chức mạng lưới xã hội khá rõ nét và đan xen là thiết chế xã hội truyền thống (gồm gia đình, dòng họ, cộng đồng, v.v.) và thiết chế xã hội chính thống (gồm tổ chức Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, chính trị-xã hội..).

Những giá trị truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp và các di sản văn hóa phi vật thể cũng được hiểu là nguồn vốn xã hội quan trọng đối với sinh kế du lịch của hộ ở Tả Phìn. Về những giá trị truyền thống tốt đẹp có thể kể như tính cộng đồng, tính đoàn kế và dân chủ biểu hiện ở các mối quan hệ họ hàng, thôn bản, thông gia, liên gia, đồng tộc… tạo nên sự cố kết giữa các thành viên trong dòng họ, làng, bản, tộc người trong đời sống xã hội từ việc sử dụng đất đai, khai thác tự nhiên cho đến chia sẻ vui, buồn trong cộng đồng.

Mối quan hệ được xuất phát từ sự tin tưởng lẫn nhau là điều kiện để tạo nên sự gắn bó của người dân ở Tả Phì. Kết quả điều tra cho thấy có 81,8% hộ trả lời họ rất tin tưởng nhau, 16,6% tin tưởng nhau ở mức bình thường (xem bảng 1.13). Sự tin tưởng này là cơ sở để các hộ chia sẻ, liên kết với nhau làm du lịch tạo chuỗi giá trị dịch vụ vượt ra khỏi phạm vi gia đình, dòng họ, cộng đồng tộc người. Thực hiện phép đo mức độ quan hệ gữa các hộ có sinh kế du lịch cho kết quả có 37% trả lời mức độ quan hệ rất thân thiết như anh, em; 58,3% cho biết ở mức thân thiết sẵn sàng giúp đỡ nhau trong cuộc sống, chỉ có 4,2% cho biết có quan hệ ở mức xã giao. (xem bảng 17).

Bảng 17: Thang đo niềm tin và mức độ mối quan hệ của các hộ có sinh kế du lịch ở Tả Phìn sinh kế du lịch ở Tả Phìn

Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Về sự tin tƣởng Rất tin tưởng nhau 98 81,8

Bình thường 20 16,6

Không tin tưởng 2 1,6

Mức độ quan hệ Thân thiết ở mức sẵn sàng giúp nhau trong cuộc sống.

70 58,3

Quan hệ ở mức xã giao 5 4,2

Nguồn: Kết quả điều tra thực địa năm 2019.

Cơ chế tiếp nhận thông tin và truyền tin trong hộ, dòng họ và cộng đồng tộc người có vai trò rất quan trọng đối với việc gia tăng nguồn vốn xã hội của từng cá nhân. Các thông tin liên quan đến sinh kế được truyền tải kịp thời đem lại hiệu quả tích cực giúp các hộ nâng cao hiểu biết về sinh kế và thị trường, giảm thiểu rủi ro. Kết quả khảo sát 120 hộ có sinh kế du lịch cho thấy đặc điểm nổi rõ là sự chia sẻ thông tin trong hộ khá nhanh, với tỷ lệ 100% số hộ có chia sẻ thông tin trong hộ. Tỷ lệ chia sẻ trao đổi thông tin trong họ hàng đạt 68,4%, trao đổi với người cùng dân tộc chiếm 66,7. (xem bảng 18). Tỷ lệ chia sẻ, trao đổi thông tin này cho thấy sự gắn kết, tin tưởng lẫn nhau giữa các hộ có sinh kế du lịch và là tài sản thúc đẩy sinh kế du lịch ở địa phương.

Bảng 18: Đặc điểm chia sẻ, trao đổi thông tin

Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Chia sẻ,

trao đổi thông tin

Chia sẻ, trao đổi thông tin với thành viên trong hộ. 120 100 Chia sẻ, trao đổi thông tin với họ hàng 82 68,4 Chia sẻ, trao đổi thông tin với nhóm hộ cùng làm nghề 96 80 Chia sẻ, trao đổi thông tin với người cùng xã 83 69,2 Chia sẻ, trao đổi thông tin với người cùng dân tộc 80 66,7

Nguồn: Kết quả điều tra thực địa năm 2019.

Vốn xã hội của các hộ còn thể hiện ở mức độ tham gia của hộ vào các tổ chức xã hội, các nhóm, hội địa phương. Kết quả điều tra 120 hộ có sinh kế du lịch cho thấy có có tới 98,4% số hộ tham gia ít nhất một tổ chức đoàn thể và việc tham gia đã mang lại những lợi ích cho sinh kế du lịch, từ việc hỗ trợ vay vốn đến cập nhật chính sách, cung cấp thông tin tập huấn kiến thức. Trong đó, số hộ tham gia hội phụ nữ cơ sở có tỷ lệ cao nhất, chiếm 93,3%, hội nông dân chiếm 78%, đoàn thanh niên đạt 33,3, các câu lạc bộ chiếm 31,6%, … Tỷ lệ số hộ không tham gia tổ chức nào chỉ chiếm 1,6%. (xem bảng 19).

Bảng 19: Tình hình tham gia các tổ chức hội của các hộ

Loại hình tổ chức hội, đoàn thể Tần số Tỷ lệ %

Tham gia Hội Phụ nữ 112 93,3

Tham gia Hội Nông dân 94 78

Tham gia hội cựu chiến binh 35 29,2

Tham gia Đoàn Thanh niên 40 33,3

Tham gia Câu lạc bộ 38 31,6

Nhóm cùng sở thích 16 13,3

Nguồn: Kết quả điều tra thực địa năm 2019.

Như vậy, nguốn vốn xã hội của các hộ có sinh kế du lịch ở Tả Phìn khá phong phú, tồn tại không chỉ trong phạm vi gia đình, dòng họ, cộng đồng mà còn có liên kết bên ngoài cộng đồng và dưới nhiều hình thức khác nhau, tất cả đều tỏ ra hữu ích cho sinh kế du lịch của các hộ.

2.3.2. Các chiến lƣợc sinh kế du lịch

Chiến lược sinh kế du lịch của hộ được hiểu là quá trình ra quyết định lựa chọn cách thức thực hành sinh kế phù hợp để nhằm đạt mục đích ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Các chiến lược của các hộ có sinh kế du lịch ở Tả Phìn có thể nhóm lại thành 4 nhóm (xem bảng 20).

Bảng 20: Các chiến lƣợc sinh kế du lịch của các hộ ở Tả Phìn STT Chiến lƣợc sinh kế du lịch Số lƣợng hộ

cung ứng

Tỷ lệ %

01 Kinh doanh dịch vụ lưu trú (homestay) kết hợp dịch vụ ăn uống, tắm lá thuốc.

43 35,8

02 Kinh doanh thổ cẩm (thêu, mua bán đồ thổ cẩm) 36 30 03 Sản xuất kinh doanh sản phẩm bản địa (các sản phẩm

chăm sóc sức khỏe, hoa lan, thực phẩm đặc sản...)

26 21,7

04 Kinh doanh dịch vụ hướng dẫn, xe ôm, mang vác đồ đạc, biểu diễn văn nghệ dân gian, trình diễn nghề thủ công truyền thống...

15 12,5

Nguồn: Kết quả điều tra thực địa năm 2019.

Kinh doanhdịch vụ lưu trú:

Ở Tả Phìn hiện có 43 hộ kinh doanh dịch vụ Homestay, với 02 hình thức kinh doanh lưu trú homestay phổ biến là:

- Lưu trú, sinh hoạt tại nhà với gia đình chủ nhà: Là hình thức du khách ở chung nhà với người dân và trở thành một thành viên trong gia đình họ, ăn uống, sinh hoạt, làm việc chung với người dân để du khách trải nghiệm có cái nhìn gần gũi và thực tế hơn về đời sống, văn hóa. Giá du khách phải trả cho gia chủ từ 90.000đ đến 120.000đ/01khách/đêm. Số chỗ ở của khách chỉ đạt 3-5 người/nhà.

- Lưu trú, sinh hoạt độc lập với chủ nhà: Loại hình này cũng có 2 dạng thức. Thứ nhất là du khách thuê ở nhà nghỉ tập thể có kiểu dáng nhà sàn được chia thành các phòng có vách ngăn cố định riêng biệt hoặc vách ngăn bằng các ô ngủ bằng ri đô bằng vải. Sức chứa thông thường 1 nhà có thể lưu trú từ 20 đến 35 khách, sử dụng nhà vệ sinh chung. Việc ăn uống, sinh hoạt do khách tự chủ hoặc đặt luôn cơ sở phục vụ. Giá du khách phải chi trả bình quân từ 100.000đ- 150.000đ/1khách/1đêm tính theo số lượng đoàn khách. Thứ hai là lưu trú theo kiểu

lập được thiết kế có diện tích nhỏ thường chỉ từ 20m2-50m2, riêng biệt, có các tính năng đơn giản nhưng có khả đủ tiện nghi, thường sử dụng vật liệu tự nhiên, sức chứa từ 2 khách hoặc 1 gia đình/1 nhà kiểu Bungalow. Giá thuê lưu trú 1 nhà kiểu

Bungalow khách phai trả từ 700.000đ đến 1,5 triệu/1đêm không hạn chế người lưu trú (xem bảng 21).

Bảng 21: Số lƣợng, đặc điểm hoạt động dịch vụ lƣu trú homestay ở Tả Phìn Loại hình Số lƣợng cơ sở Suất đầu tƣ/hộ (ĐV: tr.đ) Đặc điểm Lƣu trú, sinh hoạt tại nhà với gia đình chủ nhà 35 (chiếm 81,4%)

100-300 - Nhà ở ổn định, đảm bảo không gian yên tĩnh, có view đẹp.

- Đầu tư cải tạo mở thêm không gian sống bằng vật liệu truyền thống: gỗ, mây, tre…

- Về kiến trúc, cách bài trí không gian sống giữ được nét truyền thống tộc người.

- Khách sinh hoạt chung nhà với gia đình. - Số chỗ ở cho khách lưu trú ít, từ 3-5 người. - Giá dịch vụ 90.000đ-120.000đ/1khách/đêm kèm ăn uống.

- Đồ dùng cá nhân do du khách mang theo. - Đầy đủ thiết bị đệm, chăn, Tivi, có hoặc không có internet.

- Thu nhập của hộ bình quân đạt từ 3 đến 7 triệu đồng/hộ/tháng.

- Thanh toán dịch vụ của du khách có độ thanh khoản cao.

- Có xu hướng gia tăng số hộ tham gia.

Lƣu trú, sinh hoạt độc lập với chủ nhà 8 (chiếm 18,6%) 1500- 3.000 Dạng thức thứ nhất: Nhà lưu trú kiểu dáng nhà sàn, ở tập thể(có 7 cơ sở).

- Nhà xây cất mới theo kiểu dáng nhà sàn, lợp gỗ hoặc ngói trên diện tích đất khá lớn tối thiểu 300m2, không gian yên tĩnh, có view đẹp. - Dạng thức ở nhà nghỉ tập thể, không gian chia

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính bền vững của sinh kế du lịch tại xã tả phìn, huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)