Kết quả đánh giá tính bền vững của các nguồn vốn sinh kế du lịch ở Tả Phìn
STT Vốn sinh kế du lịch Điểm tối đa Điểm đánh giá
01 Vốn con người 4 2,25 02 Vốn vật chất 4 2,12 03 Vốn xã hội 4 2,05 04 Vốn tự nhiên 4 3,05 05 Vốn tài chính 4 2,15 Tổng điểm 20 11,62
Nguồn: Tổng hợp điểm đánh giá từ điều tra thực địa năm 2019.
Kết quả đánh giá tính bền vững của các nguồn vốn sinh kế du lịch ở Tả Phìn cho thấy có 04 nguồn vốn (vốn con người, vốn vật chất, vốn xã hội, vốn tài chính) ở mức bền vững trung bình (Bền vững trung bình: Có nguồn vốn, có yếu tố cản trở ở mức tương ứng nhưng người dân không thể tự mình tạo được vốn nếu không có sự trợ giúp từ nhà nước, các tổ chức phi chính phủ … sẽ không đạt hiệu quả sinh kế). Duy nhất chỉ có vốn tự nhiên được đánh giá ở mức khá bền vững (Có nguồn vốn tốt, có ít yếu tố cản trở và tự người dân có khả năng tự cải tạo nguồn vốn đáp ứng điều kiện phát triển bền vững sinh kế du lịch). Tổng điểm đánh giá các nguồn vốn sinh kế du lịch đạt 11,62/20 điểm ở mức bền vững trung bình vấn đề đặt ra cần có những giải pháp phù hợp để tăng cường các nguồn vốn sinh du lịch của hộ và cộng đồng ở Tả Phìn.
3.2. Tính bền vững của các chiến lƣợc
Để trả lời câu hỏi về tính bền vững của các chiến lược sinh kế du lịch của các hộ dân ở Tả Phìn, chúng ta cần xem xét quá trình ra quyết định lựa chọn chiến lược sinh kế trên cơ sở các nguồn vốn các hộ có, phù hợp với bối cảnh môi trường vĩ mô (chính sách, thể chế, pháp luật) và các lợi thế so sánh để đạt mục đích ngắn hạn, trung hạn và dài hạn.
Về mục tiêu của các chiến lược sinh kế du lịch, các hộ xác định ở 3 cấp độ khác nhau (i) ngắn hạn - có thu nhập đủ chi tiêu hộ và trả nợ, (ii) trung hạn - thu nhập đủ chi tiêu, trả hết nợ và tập trung tái đầu tư mở rộng quy mô, tăng các nguồn vốn vật chất,vốn xã hội, và (iii) dài hạn - hướng đến tăng trưởng các nguồn vốn của hộ có tích lũy hướng đến giàu có.
Kết quả phân tích các nguồn vốn sinh kế du lịch của các hộ có sinh kế du lịch ở Tả Phìn cho thấy không có sự khác biệt lớn, hay rõ rệt về các nguồn vốn giữa các hộ. Vậy tại sao lại các hộ lại lựa chọn các chiến lược khác nhau?
3.2.1. Tính bền vững của chiến lược kinh doanh homestay
Ở Nhóm hộ có chiến lược kinh doanh homestay, tìm hiểu kỹ vấn đề chúng ta thấy nhóm này có 43 hộ, chiếm tỷ lệ 35,8% trong mẫu điều tra 120 hộ. Qua quan sát và phỏng vấn các chủ hộ chúng tôi thấy họ lựa chọn chiến lược kinh doanh này trên cơ sở nhận biết nhu cầu của du khách và lượng du khách đến Tả Phìn, kết hợp phân tích các nguồn vốn của hộ như các yếu tố lợi thế là có đất ở rộng hơn tối thiểu 240m2, tọa lạc ở khu yên tĩnh và có view đẹp (Có hướng nhà có tầm nhìn rộng, thoáng đãng, có các cảnh quan đẹp trước nhà như làng bản, ruộng bậc thang, thung lũng, dòng suối…), và nhóm này thường có vốn xã hội và kinh nghiệm tham gia sinh kế du lịch sớm hơn, nổi trội hơn so với các nhóm có chiến lược sinh kế khác. Cũng còn có những lý do quan trọng khác là nhóm hộ này thường nhận được sự tư vấn, hộ trợ từ việc xây dựng chiến lược đến thực hiện chiến lược từ các tổ chức doanh nghiệp du lịch, các tổ chức quốc tế thông qua các dự án phát triển sinh kế du lịch. Từ các yếu tố phân tích bên trong và bên ngoài cho thấy Chiến lược kinh doanh homestay của các hộ ở Tả Phìn có tính bền vững khác biệt với cách thức đưa ra quyết định chiến lược mang tính tự thân.
3.2.2. Tính bền vững của chiến lược kinh doanh dịch vụ từ nghề thủ công truyền thống
Nhóm hộ thực hành Chiến lược kinh doanh dịch vụ từ nghề thủ công truyền thống có 36 hộ, chiếm tỷ lệ 30% tổng mẫu điều tra. Việc lựa chọn chiến lược này của các hộ cho biết phải dựa trên nguồn lực lao động nữ hiện có và kỹ năng thẩm mỹ thêu, dệt thổ cẩm. Chiến lược này không lệ thuộc nhiều vào nguồn vốn tài chính của hộ. Việc kiếm tiền bằng nghề thêu dệt thổ cẩm là do phụ nữ làm, vốn chỉ là nghề truyền thống sản xuất tự cung, tự cấp phục vụ nhu cầu sử dụng của hộ không mua bán trao đổi. Sau đó, do nhu cầu thị trường du lịch, các chủ tiệm bán đồ lưu niệm ở thị trấn Sa Pa đặt hàng thêu thuê và trả hàng vào chợ phiên chủ nhật thế là mọi người tự nhận việc thêu, dệt thổ cẩm thuê. Kể từ năm 1998, do nhận được nhận được sự tư vấn, tài trợ của các tổ chức quốc tế, xã Tả Phìn thành lập được 2 Câu lạc bộ thêu, dệt thổ cẩm và xây dựng chiến lược phù hợp nên trở thành điểm sáng của du lịch huyện Sa Pa. Tính bền vững của chiến lược này trong sinh kế du lịch có tính bền vững khá cao.
3.2.3. Tính bền vững của chiến lược sản xuất, kinh doanh các sản phẩm bản địa bản địa
Nhóm hộ thực hành Chiến lược sản xuất, kinh doanh các sản phẩm bản địa
viên của 4 hợp tác xã và Công ty cổ phần kinh doanh các sản phẩm bản địa. Chiến lược sinh kế này cơ bản được xây dựng trên cơ sở sự giúp đỡ, hỗ trợ tích cực từ các “bà đỡ” là các tổ chức khoa học công lập, doanh nghiệp, các tổ chức phi chính phủ. Các dòng sản phẩm đưa ra thị trường nổi bật gồm có: hoa lan, các sản phẩm rau, quả an toàn, các sản phẩm dược liệu làm thuốc gia truyền. Các sản phẩm bản địa đều được sản xuất, tinh chế thành phẩm dạng cao hoặc dạng lỏng được đóng gói, bao bì khá ấn tượng và tiện ích, và bước đầu đã thiết lập được kênh truyền thông, bán hàng khá chuyên nghiệp. Chiến lược của nhóm này được đánh giá bài bản và có tính bền vững khá cao.
3.2.3. Tính bền vững của chiến lược dịch vụ vận chuyển, hướng dẫn du khách và trình diễn văn nghệ dân gian
Nhóm hộ thực hành chiến lược dịch vụ vận chuyển, hướng dẫn du khách và trình diễn văn nghệ dân gian ban đầu được hình thành trên cơ sở tự thân nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách. Nhóm này thường được du khách nước ngoài lựa chọn hướng dẫn thay vì các hướng dẫn viên chuyên nghiệp của các Công ty lữ hành. Chiến lược này cũng mang tính bền vững trong bối cảnh phát triển hiện nay.
3.3. Tính bền vững của kết quả sinh kế
3.3.1. Về kinh tế
Sinh kế du lịch ở Tả Phìn đã và đang mang lại những lợi ích kinh tế cho các bên tham gia từ cấp hộ, doanh nghiệp du lịch, chính quyền cơ sở…Nguồn thu nhập từ hoạt động du lịch dù trực tiếp hay gián tiếp đã tạo nên sự chuyển biến khá tích cực cho các hộ người Kinh, người Dao, người H’Mông có cuộc sống tốt hơn trên cả hai phương diện vật chất và tinh thần. Sinh kế du lịch mang lại nguồn thu ngân sách cho các cấp chính quyền ở huyện và xã thông qua thuế, phí tham quan và các nguồn phụ thu khác. Chỉ tính riêng nguồn thu phí tham quan của du khách đến xã Tả Phìn hàng năm đã khá lớn (xem bảng 34).
Bảng 34: Kết quả thu phí tham quan Tả Phìn
Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018
Số vé bán cho khách du lịch (ĐVT: vé) 47.106 44.500 36.300 Doanh thu (ĐVT: 1.000 đ). Thu theo Quyết
định số: 131/2016/QĐ-UBND của UBND tỉnh Lào Cai (điểm Tả Phìn mức vé: 40.000đ/người lớn; 20.000đ/trẻ em).
1.684.000 1.780.000 1.452.000
Nguồn: Trích từ Báo cáo kết quả thu phí tham quan danh lam thắng cảnh du lịch của UBND huyện Sa Pa các năm 2016, 2017,2018.
Tuy vậy, nếu so sánh mức độ hưởng lợi kinh tế từ du lịch đem lại chúng ta thấy các hộ có hoạt động trực tiếp cung ứng các loại hình dịch vụ du lịch có mức độ thu nhập cao hơn các hộ không làm du lịch trực tiếp.
Thông tin thu được từ phỏng vấn lãnh đạo địa phương cho thấy “Năm 2018, xã Tả Phìn là xã thứ hai của huyện Sa Pa cán đích được công nhận là nông thôn mới. Chỉ tiêu kinh tế tổng thu ngân sách đạt 5.124 triệu đồng, tổng doanh thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn xã đạt 94 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 31,93 triệu đồng/năm. Năm 2015, tỉ lệ hộ nghèo của xã là 48% thì đến cuối năm 2018 con số này đã giảm xuống còn 7,89%. Trong đó nguồn thu từ du lịch chiếm khoảng 35%. Về thu nhập từ sinh kế du lịch hộ làm du lịch trực tiếp có thu nhập thấp cũng gấp từ 5 đến 10 lần các hộ làm nông lâm nghiệp, ở nhóm hộ kinh doanh dịch vụ homestay kết hợp ăn uống có thu nhập cao đạt từ 35- 50 triệu đồng/năm, thậm chí có hộ thu nhập đạt đến 200 triệu/năm. Nhiều cơ sở homestay được đầu tư bài bản, quản lí tốt, biết cách kết nối với các công ti lữ hành và quảng bá trên website trong và ngoài nước đa phần là do người Kinh ở Sa Pa hoặc dưới xuôi lên làm chủ. Các cơ sở homestay do người bản địa làm chủ thu được thấp và phụ thuộc nhiều vào hướng dẫn viên và Công ty lữ hành du lịch tại Sa Pa và Hà Nội. Ở nhóm các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch khác cũng có thu nhập bình quân từ 25 triệu đến 30 triệu/năm. Đơn cử như các hộ trồng và hái lá thuốc tắm, thêu thuê lúc nông nhàn cũng có nguồn thu thêm từ 8-10 triệu/năm. Bên cạnh hoạt động du lịch trực tiếp các hộ chăn nuôi, trồng rau, hoa…cũng có thu nhập khá hơn trước nhờ có du lịch cung không đủ cầu nên giá bán khá cao đem lại thu nhập đáng kể cho các hộ trong xã”.
Giám đốc công ty cổ phần kinh doanh các sản phẩm bản địa Sa Pa là doanh nghiệp cộng đồng của người Dao Đỏ tại xã Tả Phìn thành lập từ năm 2007 cho biết “Tổng doanh thu của SA PANAPRO đạt được khoảng 5 tỷ-7 tỷ đồng/năm, mang về lợi nhuận cho công ty từ 700-800 triệu đồng/năm, ngoài ra còn tác động mang lại nguồn lợi trực tiếp cho khoảng 300 người Dao ở địa phương với mức thu nhập khoảng 20 triệu đồng/người/năm. Các hộ cổ đông cũng có thu nhập thêm từ việc cung cấp nguyên liệu bình quân từ 7 đến 12 triệu đồng/hộ/năm. Khoảng 500 người khác được hưởng lợi gián tiếp từ Sa Pa-Napro thông qua việc cung ứng nguyên liệu, tham gia dịch vụ phân phối sản phẩm. Đến nay, công ty đã nhân rộng mô hình vệ tinh tại nhiều địa phương khác nhau”.
Các thông tin nêu trên có nhiều điểm tương đồng với kết quả điều tra trình bày trong Chương 2 của luận văn.
Tóm lại, hoạt động sinh kế du lịch của các hộ dân ở Tả Phìn đã đạt được mục tiêu tăng thu nhập và bước đầu có tích lũy khá ổn định. Tuy vậy, vấn đề sử dụng, phân phối kết quả thu được để gia tăng tính bền vững là vấn đề cần được quan tâm đối với các hộ. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy đa số các hộ sử dụng dòng tiền tích lũy được để gia tăng tài sản vật chất hộ như mua thêm xe máy, ti vi, trang sức và các vật dụng đắt tiền khác phục vụ sinh hoạt, hoặc củng cố vốn xã hội trong phạm vi hẹp, chưa trú trọng đến việc đầu tư giải quyết các vấn đề phát sinh
về môi trường, hay đầu tư chiến lược vào vốn con người như sức khỏe, nâng cao trình độ học vấn, hiểu biết để tăng cường được tính bền vững sinh kế.
3.3.2. Về văn hóa - xã hội
Sinh kế du lịch ở Tả Phìn phát triển đã giải quyết được vấn đề việc làm ổn định. Tính đến năm 2018, ở tiêu chí số 12 lao động việc làm trong Chương trình nông thôn mới tổng lao động toàn xã là 2.194 lao động trong đó lao động có việc làm thường xuyên là 2.129 lao động chiếm 97%. (UBND huyện Sa Pa, 2018). Năm 2016, kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 huyện Sa Pa cho thấy số lao động trong độ tuổi làm nông nghiệp kiêm dịch vụ du lịch, thương mại có tổng 326 người, đến năm 2018 theo báo cáo của UBND xã Tả Phìn số người lao động nông nghiệp kiêm du lịch đã tăng lên khoảng 650 người (xem bảng 35).
Bảng 35: Lao động nông thôn có việc làm ở Tả Phìn năm 2016
Đơn vị tính: Người Tổng số Chia ra Thuần nông Nông nghiệp kiêm các ngành nghề khác Chia ra Kiêm lâm nghiệp Kiêm công nghiệp. xây dựng Kiêm Dịch vụ du lịch, thương mại Xã Tả Phìn 1.548 16 1.532 1.196 10 326
Nguồn: Trích từ bảng thống kê số 68, tr.171; Kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2016 huyện Sa Pa.
Sinh kế du lịch ở Tả Phìn đã đóng vai trò đánh thức và bảo tồn các giá trị văn hóa tộc người, các ngành nghề thủ công cổ truyền mang đậm bản sắc tộc người Dao, H’Mông ở Tả Phìn được khai thác tạo ra sản phẩm du lịch đặc sắc như: thổ cẩm Tả Phìn - Sa Pa, thuốc tắm người Dao Đỏ Tả Phìn, Hoa Lan Mộng điệp Tả Phìn, sản phẩm chạm khắc bạc người Dao Tả Phìn… và các tiết mục trình diễn văn nghệ dân gian như Lễ hội Pút tồng (Lễ nhảy lửa) của người Dao Tả Phìn. Các hoạt động sinh kế du lịch cũng góp phần khơi dậy các tiềm năng văn hóa, nâng cao nhận thức và thúc đẩy tích cực cho việc bảo tồn di sản thiên nhiên, văn hóa. Tả Phìn có sự khác biệt với các điểm có hoạt động sinh kế du lịch cộng đồng khác ở Sa Pa là người dân nơi đây thường xuyên mặc trang trang phục truyền thống trong sinh hoạt hàng ngày, họ có thói quen ngồi từng nhóm để thêu thổ cẩm, cởi mở vui vẻ với du khách.
Bên cạnh những yếu tố tích cực nêu trên thì cũng xuất hiện một số vấn đề tiêu cực như việc một số tiểu thương nơi khác mang hàng hóa thổ cẩm nhái, thuốc nam và cả một số mặt hàng thực phẩm qua chế biến, hoa, quả…đội lốt hàng hóa
của người bản địa Tả Phìn để bán cho du khách. Vấn nạn cạnh tranh không lành mạnh, đeo bám, chèo kéo du khách sử dụng dịch vụ, xả thải rác sinh hoạt bừa bãi.
Một vấn đề xã hội khác đã và đang phát sinh trong hoạt động du lịch ở địa bàng là các biểu hiện mâu thuẫn ngầm giữa người dân bản địa với hoạt động dẫn khách của các Công ty kinh doanh lữ hành, mẫu thuẫn ngầm giữa người bản địa với nhóm các hộ người Kinh nơi khác đến địa bàn kinh doanh. Một số Công ty du lịch, lữ hành khi đưa khách xuống tham quan thôn bản ở Tả Phìn thường không sử dụng bất cứ dịch vụ nào mà người dân địa phương cung cấp, những đoàn khách này thường mang theo thực phẩm, nước uống và tham quan xong lại quay về khách sạn tại thị trấn Sa Pa, nên đã xuất hiện những ứng xử không “welcome”, không đúng mực của cư dân bản địa đối với du khách. Về các hộ người Kinh ở địa bàn khác đến Tả Phìn kinh doanh dịch vụ du lịch, họ thường sử dụng những vị trí, điểm bán thuận lợi hơn người bản, kinh doanh hiệu quả có thu nhập cao hơn so với người bản địa, thậm chí ngay việc làm tại Trạm kiểm soát vé điểm du lịch, cho đến các vị trí việc làm ở các tổ chức chính quyền, các đơn vị sự nghiệp trong xã thì số lượng người kinh được tuyển dụng cũng chiếm đa số, trong khi đó một số người bản địa cũng đã học tốt nghiệp ở một số trường chuyên nghiệp ra trường lại không có cơ