Mức tích lũy tài chính bình quân/năm của các hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính bền vững của sinh kế du lịch tại xã tả phìn, huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 64 - 66)

Mức thu nhập tiền mặt

so với 5 năm trƣớc đây

Thu nhập tăng 85 70,8

Thu nhập vẫn thế (giữ nguyên) 33 27,6

Thu nhập giảm - -

Không rõ 2 1,6

Tổng 120 100

Nguồn: Kết quả điều tra thực địa năm 2019.

Trong 120 hộ, sự gia tăng thu nhập của hộ đã làm gia tăng vốn tài chính, từ đó cải thiện được mức sống và giúp các hộ có tích lũy tài chính. Mức tích lũy trung bình/năm 2018 của các hộ đạt từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng chiếm 58,3%, tích lũy dưới 10 triệu đồng/năm chiếm 26,7%, tích lũy từ 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng/năm chiếm 9,2% và mức tích lũy trên 30 triệu đồng/năm chiếm 5,8%. (xem bảng 27).

Bảng 27: Mức tích lũy tài chính bình quân/năm của các hộ có sinh kế du lịch Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Đặc điểm Tần số Tỷ lệ % Mức tích lũy bình

quân/năm 2018

Dưới 10 triệu đồng/năm 32 26,7

Từ 10 triệu đến 30 triệu đồng/năm 70 58,3 Từ 30 triệu đến 50 triệu đồng/năm. 11 9,2

Trên 50 triệu đồng/năm. 7 5,8

Tổng 120 100

Kết quả tăng thu nhập từ sinh kế du lịch đóng góp vào chỉ số tăng trưởng thu nhập bình quân của người dân trong xã lên mức 31,5 triệu đồng/người/năm. Nguồn thu ngân sách địa phương xã Tả Phìn cũng đạt mức 5,7 tỷ đồng/năm và xã được công nhận là xã đạt tiêu chí nông thôn mới thứ 2 của huyện ở tất cả các tiêu chí trong đó tiêu chí thu nhập bình quân đầu người vào tháng 12/2018 (UBND xã Tả Phìn, 2018).

Kết quả đảm bảo an ninh lương thực:

Sinh kế du lịch đã giúp cho các hộ làm du lịch đạt được cả hai tiêu chí đo lường về mức độ đảm bảo an ninh lương thực là tính sẵn có và ổn định của nguồn cung lương thực cũng như khả năng tiếp cận lương thực của hộ. Toàn bộ 120 hộ làm du lịch cho biết những năm qua, thu nhập từ du lịch của hộ không chỉ đủ để trang trải lượng lương thực, cải thiện dinh dưỡng cần thiết cho hộ, mà còn có tích lũy và giúp họ thoát nghèo, không còn tình trạng thiếu lương thực vào thời điểm giữa các mùa vụ.

Kết quả sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường:

Sinh kế du lịch đã góp phần làm giảm sức ép của người dân lên việc khai thác tự nhiên như trước khi làm du lịch. Các hộ làm du lịch ở Tả Phìn đã tăng được giá trị, hiệu quả sử dụng đất và tài nguyên rừng. Ý thức bảo vệ môi trường được cải thiện theo hướng tích cực, như đã thay đổi việc sử dụng nhiên liệu từ củi chặt phá ở rừng về đốt bằng sử dụng nhiên liệu khí Gas hoặc điện để đun nấu và sưởi ấm phục vụ du khách. Họ quan niệm rõ rằng giữ gìn môi trường sạch sẽ thì sẽ có khách du lịch và có nguồn thu. Những thói quen xả thải rác sinh hoạt, nước thải, các phế phẩm, phụ phẩm của canh tác nông nghiệp trồng trọt, chăn nuôi đã được điểu chỉnh theo hướng thu gom xử lý tốt hơn để giữ gìn vệ sinh và bảo môi trường. Tuy vậy, quan sát thực địa của tôi cho thấy vẫn còn những áp lực giữa sự gia tăng khách du lịch với vấn đề xử lý rác thải ở địa bàn nghiên cứu. Một khối lượng rác thải khó phân hủy như túi nilon, chai nhựa tuy được thu gom nhưng chưa triệt để và vấn đề xử lý cũng đang là vấn đề dặt ra đối với Tả Phìn nói riêng và huyện Sa Pa nói chung trong bối cảnh hệ thống xe gom rác ở xã là 1 lần/tuần.

Tăng cường vốn con người, vốn xã hội và vốn chất:

Sự phát triển của du lịch làm cho thông tin và mạng lưới quan hệ xã hội của hộ người Dao, người H’mông ở Tả Phìn được tăng cường. Khi chưa làm du lịch, các hộ gặp khó khăn trong tiếp nhận thông tin, mạng lưới quan hệ chỉ bó hẹp trong phạm vi gia đình, dòng tộc, cộng đồng. Từ khi có du lịch phát triển, hiện nay 100% số hộ có sinh kế du lịch đã sử dụng phương tiện thông tin điện thoại di động, tivi. Mạng lưới quan hệ xã hội được mở rộng từ chính quyền, tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức quốc tế, du khách trong nước và nước ngoài đã giúp cho họ có cơ hội tiếp thu thông tin phục vụ mọi mặt đời sống. Sinh kế du lịch cũng thu hút sự hỗ trợ

của các tổ chức quốc tế dưới hình thức các dự án triển khai tại địa bàn, trực tiếp tăng cường vốn con người, vốn xã hội và vốn vật chất của hộ và cộng đồng, như đã phân tích ở trên.

Sinh kế du lịch ở Tả Phìn góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, tri thức bản địa để tạo ra các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn, đem lại thu nhập cho các hộ và cộng đồng.

Kết quả đánh giá của các hộ về sự thay đổi sau khi thực hành sinh kế du lịch ở 3 phương diện: kinh tế (xem bảng 28), xã hội (xem bảng 29), môi trường (xem bảng 30).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu tính bền vững của sinh kế du lịch tại xã tả phìn, huyện sa pa, tỉnh lào cai (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)