Chƣơng 2 THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ QUẢNG YÊN
2.2. Đánh giá thực trạng đô thị Quảng Yên qua các tiêu chí
2.2.1. Kinh tế, xã hội
2.2.1.1 Dân số đô thị
Dân số của thị xã Quảng Yên (trước là huyện Yên Hưng) tính đến ngày 31/12/2010 là 139.596 ngườ i (dân số thường trú là 133.810 người).
Mật độ dân số trung bình là 437 người/km2 và phân bố không đều. Tại các phường như Quảng Yên, Cộng Hoà, Hiệp Hoà, Tiền An, Cẩm La, Phong Hải dân cư tập trung đông, với mật độ trên 700–1.000 người/km2. Ngược lại, ở các xã phường như Minh Thành, Đông Mai, Tân An, Hà An, Liên Hoà, Liên Vị... mật độ dân số là 500 người/km2, đặc biệt như xã Hoàng Tân, Tiền Phong mật độ dân số chỉ khoảng 100 người/km2.
Cơ cấu dân số thay đổi theo hướng tăng tỷ lệ dân số nội thị, tỷ lệ dân số ngoại thị giảm. Nội thị gồm 11 phường: Quảng Yên, Yên Giang, Cộng Hoà, Đông Mai, Minh Thành, Hà An, Tân An, Nam Hoà, Yên Hải, Phong Cốc, Phong Hải. Khu vực ngoại thị gồm các xã Tiền An, Sông Khoai, Hiệp Hoà, Hoàng Tân, Cẩm La, Liên Hoà, Liên Vị, Tiền Phong. Tuy nhiên, đến trước tháng 11/2011, trên địa bàn chỉ có thị trấn Quảng Yên (phường Quảng Yên ngày nay) là đô thị loại IV với dân số là 15.395 người, do vậy tỉ lệ dân số đô thị của thị xã Quảng Yên hiện nay không cao, chỉ đạt 11,02%.
Số hộ nghèo năm 2010 thống kê được trên địa bàn là 1002 hộ, chiếm 2,7% tổng số hộ dân; trong đó tỉ lệ hộ nghèo cao nhất là ở xã Tiền Phong (9,3%) và thấp nhất là ở Phong Hải (1,3%).
Tỉ lệ thất nghiệp ở địa phương hầu như không đáng kể (chỉ khoảng 0,5%), do đời sống thị xã vốn trước đó đa phần là nông nghiệp, bên cạnh đó còn có nghề thủ
công truyền thống. Dân số trong độ tuổi lao động, nếu không làm trong các cơ quan nhà nước thì hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phụ giúp gia đình, hoặc trong các khu công nghiệp tại địa phương, chỉ có một lượng rất nhỏ đang trong tình trạng chờ xin việc. Tuy nhiên, trong thời gian tới, việc thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng đô thị và các khu công nghiệp sẽ có nguy cơ làm tăng tỉ lệ thất nghiệp ở địa phương.
2.2.1.2. Lao động đô thị
Về cơ cấu lao động, hiện nay, tổng dân số trong độ tuổi lao động toàn thị xã là 83.846 người, chiếm 59,2% dân số; lao động làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân 79.653 người, trong đó lao động phi nông nghiệp 31.407 người (chiếm 39,4%).
Bảng 2.1. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế
2000 2005 2010 2011
Lao động trong độ tuổi (người) 70.522 75.100 77659 83.846 Lao động trong các ngành kinh tế 61.810 70.472 75307 79.653
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản 53.512 54.200 54424 48.246 - Công nghiệp - TTCN và xây dựng 2.200 7.620 10253 16.258 - Dịch vụ và thương mại 6.098 8.652 10630 15.149
Cơ cấu lao động trong các ngành
kinh tế (%) 100 100 100
100
- Nông, lâm nghiệp và thủy sản 86.6 76.9 72.2 60.6 - Công nghiệp - TTCN và xây dựng 3.6 10.8 13.6 20.4 - Dịch vụ và thương mại 9.9 12.3 14.2 19.0
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Hưng 2010; UBND thị xã Quảng Yên. Xử lí của tác giả.
Bảng số liệu trên thể hiện 3 đơn vị chính: số người trong độ tuổi lao động; lao động trong các ngành kinh tế; cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế. Qua đó, ta có thể thấy: từ năm 2000 đến 2010, các chỉ số về số người trong tuổi lao động và số lao động làm việc trong các ngành kinh tế có tăng và tăng đều qua các mốc năm.
Tuy nhiên, từ 2010 đến 2011 có sự gia tăng đột biến. Nguyên nhân có thể do có quy hoạch nâng cấp từ thị trấn lên thị xã của Quảng Yên, nhiều dự án được đầu tư vào Quảng Yên hơn, nên đã thu hút được một lượng lớn số người lao động từ nơi khác đến. Cơ cấu lao động trong các ngành kinh tế có sự tăng giảm không đều của từng nhóm ngành qua các năm. Lao động trong các ngành Nông – lâm – thủy sản giảm dần, và đặc biệt giảm mạnh vào giai đoạn 2010 đến 2011; tăng dần ở các nhóm ngành Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng và Thương mại – dịch vụ, trong đó tăng mạnh nhất là nhóm ngành Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng. Có sự thay đổi này là do cơ cấu kinh tế của thị xã đang dần dần thay đổi theo xu hướng giảm dần ở khu vực Nông – lâm – thủy sản và tăng dần ở hai khu vực kinh tế còn lại. Điều này cũng phù hợp với xu thế phát triển của thị xã Quảng Yên nói riêng và mô hình đô thị nói chung trong quá trình đô thị hóa.
2.2.1.3. Trình độ phát triển kinh tế
Bảng 2.2. Kết quả phát triển kinh tế xã hội của Quảng Yên từ năm 2008 đến năm 2010:
Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010
1.Tổng giá trị sản xuất
(giá chuyển đổi 1994) 1.588.502 1.813.160 2.078.000 Công nghiệp - xây dựng Triệu đồng 676.800 833.040 1,020.000 Thương mại - Dịch vụ nt 382.281 433.285 498.000
Nông, lâm, ngư nt 529.421 546.835 560.000 Giá trị SX sản xuất
(giá chuyển đổi 1994) (bình quân/người/năm)
Triệu đồng 11.7 13.7 15.6
2. Tăng trưởng GDP /năm % 16.8 14.1 14.6 Công nghiệp - xây dựng nt 34.0 23.1 22.4
Thương mại - dịch vụ nt 14.7 13.3 14.9
Nông, lâm, thủy sản nt 1.2 3.3 2.4
3. Tổng GDP (giá hiện hành) Triệu đồng 2.608.917 2.902.149 3.177.995 4. GDP /người (giá hiện hành) USD/ng/năm 1.129 1.184 1.254
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Yên Hưng 2010; UBND thị xã Quảng Yên.
Thời kỳ 2008 – 2011 nền kinh tế của Quảng Yên tăng trưởng kinh tế đạt mức tăng khá, năm sau tăng hơn năm trước. Tình hình phát triển ở nhiều ngành kinh tế có tiến bộ, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỉ trọng các ngành phi nông nghiệp.
Tình hình phát triển ở nhiều ngành kinh tế có tiến bộ, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Cơ cấu kinh tế năm 2010 bao gồm:
+ Công nghiệp - Xây dựng: chiếm 48,7% + Thương mại - dịch vụ - du lịch: chiếm 24,2% + Nông lâm - Thủy sản : chiếm 27,1%
Như vậy, tỷ trọng các ngành dịch vụ còn thấp so với trung bình trung của cả nước, trong khi tỷ lệ nông nghiệp còn cao. Bên cạnh đó tỷ trọng các ngành công nghiệp, xây dựng vượt cao hơn so với cả nước 3,7%.
Về công nghiệp - xây dựng
Sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Quảng Yên có tốc độ phát triển tương đối đều. Các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản xuất khẩu, sản xuất vật liệu xây dựng hoạt động ổn định. Nghề tiểu thủ công nghiệp như sản xuất cơ khí nhỏ, chế biến lâm sản, sửa chữa tàu gỗ, đồ mộc ... tiếp tục phát triển, tạo thêm việc làm và thu nhập ổn định. Tính đến cuối năm 2010 trên địa bàn có 1332 cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; trong đó có 1 cơ sở của nước ngoài, 6 cơ sở của nhà nước đầu tư.
và bê tông thương phẩm Công ty cổ phần Xuân Lãm, dự án Nhà máy sản xuất gạch Công ty cổ phần Thạch Bàn Xanh...; đã triển khai thực hiện Quy hoạch cụm công nghiệp Hà An; đang tiến hành lập quy hoạch khu công nghiệp đa năng Đầm Nhà Mạc
Sản phẩm một số ngành chủ yếu thực hiê ̣n : sửa chữa, đóng mới tàu thuyền đạt 150 ngàn tấn trọng tải, thép các loại đạt 366 tấn, bia chai đạt 8 triệu lít, đá các loại đạt 58 ngàn m3, gạch nung đạt 98.5 triệu viên, sản lượng hải sản xuất khẩu đạt 3.812 tấn. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân 22,4 %/năm. Đến năm 2010, giá trị sản phẩm của ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng đạt 1.020,5 tỷ đồng, chiếm 48,7 % cơ cấu kinh tế.
Trong 570.400 triệu đồng đầu tư cho xây dựng cơ bản ở địa phương thì nguồn vốn đầu tư do trung ương quản lý chiếm 9,83%; địa phương chiếm 89,01%; từ nước ngoài chiếm 1,15%.
Nếu phân theo nguồn vốn, nguồn vốn từ nhà nước đạt 118.102 triệu đồng chiếm 20,7 %, vốn đầu tư của nhân dân: 28%, của các doanh nghiệp ngoài nhà nước: 46,03%, vốn đầu tư của xã, hợp tác xã là 4,05%. Phân theo cấu thành nhận thấy đầu tư hạ tầng cho xây lắp chiếm 77,58%, thiết bị 20,3% và các xây dựng cơ bản khác 2,1%. Nếu phân theo ngành kinh tế; tập trung vào các ngành: công nghiệp chế biến đạt 250.170 triệu đồng, chiếm 43,85%, xây dựng đạt 193.766 triệu đồng chiếm 33,97%, nông lâm nghiệp chiếm 10,37%, ngành giáo dục ban đầu vốn đâu tư xây dựng lớn, sau đó giảm dần vào các năm sau. Vốn đầu tư vào nông nghiệp giảm mạnh so với các năm trước, chỉ đạt 400 triệu đồng (2007) trong khi năm 2004 đạt 12.785 triệu đồng; Vốn đầu tư cho vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc của năm 2007 cũng giảm so với 2004; Giáo dục đào tạo, văn hoá thể thao có vốn đầu tư tăng qua các năm. Như vậy, vốn đầu tư tập trung vào các ngành công nghiệp hơn là các ngành nông nghiệp.
Năm 2010, Quảng Yên có 115 công trình được ghi vốn đầu tư (Công trình hoàn thành, Công trình chuyển tiếp và Công trình mới khởi công) với kinh phí là
179,6 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh 151,8 tỷ đồng, ngân sách địa phương là 27,8 tỷ đồng. Đến nay địa phương đã hoàn thành đưa vào sử dụng 31/67 công trình, trong đó có nhiều công trình trọng điểm như: đường cứu hộ đê Liên Hòa; đê Đông Yên Hưng, đường Cầu Chanh Liên Vị; kè chống sạt cống tiêu Bến Giang...
Về thương mại, dịch vụ
Năm 2010, thương mại trên địa bàn phát triển khá, hàng hóa phong phú và đa dạng. Công tác quản lý nhà nước về thương mại được tăng cường. Trên địa bàn có 16 chợ, có quy mô từ 1000-3000m2; riêng chợ Rừng là trung tâm thương mại lớn nhất của huyện có quy mô diện tích là 6.750m2. Các chợ Minh Thành, Phong Cốc, chợ Rộc nằm gần đường giao thông quốc lộ 18, quốc lộ 10, và đường liên xã, còn lại là các chợ tạm quy mô nhỏ chỉ hoạt động nửa ngày hoặc theo phiên vùng quê. Gía trị sản xuất kinh doanh đạt 409,8 tỷ đồng, mức tăng trưởng bình quân về thương mại đạt 23,9 %
Hệ thống chợ được sắp xếp phù hợp với quy hoạch chợ được tỉnh phê duyệt như chợ Minh Thành, Cộng Hoà, Phong Cốc... Chợ Rừng được đầu tư nâng cấp và đưa vào sử dụng với các ngành hàng được bố trí hợp lý, mở rộng trao đổi mua bán hàng hoá trong huyện với các xã và các địa phương lân cận. Tổng mức bán lẻ hàng hoá có tốc độ tăng trưởng cao, bình quân 12%/năm. Giá trị tăng thêm ngành dịch vụ - thương mại đạt cao đã đóng góp một phần không nhỏ trong tăng trưởng kinh tế; chất lượng các ngành dịch vụ - thương mại được nâng lên đã đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân.
Dịch vụ vận tải: Vận tải hành khách tiếp tục có sự đầu tư, phát triển về chất lượng phương tiện. Vận chuyển hành khách đạt 5,41 triệu lượt người, tăng 10% so với cùng kỳ. Vận tải đường thủy duy trì ổn định nguồn hàng, khối lượng vận chuyển đạt 1,5 triệu tấn, đạt 100% so với cùng kỳ. Giá trị sản xuất kinh doanh đạt 58 tỷ đồng, tăng 7,4% so với cùng kỳ.
Dịch vụ bưu chính - viễn thông: Hoạt động bưu chính cơ bản ổn định, Dịch vụ bưu chính viễn thông được đầu tư mở rộng và hiện đại hoá, đa dạng hóa loại
hình dịch vụ. Đến nay, thị xã Quảng Yên có 45,72 ngàn thuê bao di động, 13,02 ngàn thuê bao điện thoại cố định, mật độ điện thoại đạt 40 máy/100dân. Giá trị sản xuất kinh doanh đạt 40 tỷ đồng, tăng 77% so với cùng kỳ.
Dịch vụ điện: Ngành điện đã đầu tư 8,7 tỷ đồng để nâng cấp đường dây và trạm biến áp điện đảm bảo an toàn, chống thất thoát điện năng. Sản lượng điện thương phẩm đạt 56,7 triệu Kwh, tăng 5,5% so với cùng kỳ.
Trên toàn thị xã có 6.145 cơ sở kinh doanh dịch vụ thương mại, cụ thể: thương mại có 4.407 cơ sở, dịch vụ có 560 cơ sở; khách sạn nhà hàng có 1.178 cơ sở.
Về du lịch, thị xã Quảng Yên có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, có điều kiện để phát triển du lịch văn hóa - lễ hội, du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng gắn với các trung tâm du lịch lớn ở Quảng Ninh và Hải Phòng. Hiện tại thị xã đã bắt đầu xúc tiến xây dựng khu du lịch văn hoá - lịch sử cấp quốc gia Bạch Đằng nằm trên địa bàn vùng cửa sông Bạch Đằng thuộc thuộc phường Yên Giang, Nam Hoà và Quảng Yên, khu quy hoạch du lịch nghỉ mát đảo Hoàng Tân. Đây là điều kiện rất thuận lợi đối với các hoạt động du lịch, thể thao, giải trí...
Hoạt động kinh doanh du lịch tại thị xã Quảng Yên hiện nay chủ yếu đang diễn ra tại khu vực Thác Mơ - Hồ Yên Lập: nằm ở phía Bắc quốc lộ 18 thuộc các xã Đông Mai và Minh Thành. Đây là một không gian chuyển tiếp trước khi vào vùng vịnh Hạ Long. Tại đây có một số điểm di tích danh thắng như: hồ Yên Lập, Thác Mơ, rừng thông Bác Hồ, chùa Hoa Vân… rất có nghĩa đối với du lịch. Nhưng hiện nay ở khu vực Thác Mơ mới chỉ cố một đơn vị quản lí và đưa đón khách, nhưng lượng du khách hàng năm không nhiều và chủ yếu là thanh niên, học sinh trong vùng đến tham quan, cắm trại. Hồ Yên Lập là một hồ nước lớn của Quảng Ninh, xung quanh hồ là hệ thống các khu rừng phòng hộ có cảnh quan khá đẹp. Tại đây có thể tổ chức nhiều hoạt động du lịch hấp dẫn như nghỉ mát, du thuyền, câu cá, leo núi, cắm trại… nhưng hiện nay cũng chưa được đầu tư khai thác phù hợp với tiềm năng.
Mức độ chi tiêu của khách du lịch tại Yên Hưng nhìn chung rất thấp, do không có các dịch vụ bổ sung cũng như các dịch vụ du lịch có sức hấp dẫn, bên cạnh đó các sản phẩm thủ công, hàng lưu niệm hầu như vắng bóng nên không kích thích được du khách chi tiêu. Trung bình mỗi khách du lịch chi tiêu ước khoảng từ 150.000 - 200.000 (khoảng từ 9 - 11 USD) đồng và chủ yếu là chi cho dịch vụ lưu trú và ăn uống.
Về sản xuất nông nghiệp
Thị xã Quảng Yên hiện nay có trên 6.400ha đất nông nghiê ̣p , trong đó diện tích lúa là hơn 10 ngàn ha/năm, năng suất lúa bình quân đạt 52tạ/ha. Hiê ̣n nay trên địa bàn đã hình thành nhiều khu vực tr ồng lúa có năng xuất cao , vùng rau màu t ập trung có giá trị hàng hóa lớn phục vụ cho chế biến và xuất khẩu. Đây được coi là vùng nông nghiệp sinh thái đảm bảo môi trường. Gía trị sản xuất lĩnh vực trồng trọt đạt 165,1 tỷ đồng, bằng 98,3% so với cùng kỳ, chiếm tỷ trọng 29% giá trị ngành nông nghiệp.
Mặc dù chăn nuôi chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ (36,99% GDP cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2007) nhưng chăn nuôi có mức tăng trưởng nhanh, năm 2003 giá trị sản phẩm đạt 50.061 triệu đồng, đến năm 2007 con số tăng lên 93.950 triệu đồng. Chăn nuôi gia súc, gia cầm hiện đang phát triển đa dạng, có hiệu quả, đã và đang chuyển dần theo hướng sản xuất hàng hóa như: chăn nuôi lợn siêu lạc, bò lai Sin (tăng tỷ lệ từ 5,3% năm 2000 lên 17,8% năm 2005 trong đàn bò), gà công nghiệp, vịt siêu trứng. Năm 2009 tổng đàn lợn của huyện đạt 55.051 con, tổng đàn trâu đạt 1245 con, tổng đàn bò đạt 5737 con, đàn gia cầm đạt 392.000 con. Số lượng trâu giảm qua các năm (2004:1858 con), bên cạnh đó số lượng đàn bò có xu hướng tăng (năm 2004: 4994 con), số lượng đàn gia cầm và lợn biến đổi thất thường qua các năm.
Việc chăn nuôi gia súc gia cầm chủ yếu dưới hình thức hộ gia đình; mô hình