Cơ sở lý luận về phát triển đô thị bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quang Yen town history, situation and orientation for sustainable development Luận văn ThS. Khu vực học 60 31 60 (Trang 62 - 66)

Chƣơng 2 THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ QUẢNG YÊN

3.1. Cơ sở lý luận về phát triển đô thị bền vững

3.1.1. Phát triển bền vững

Trong báo cáo “Tương lai của chúng ta” của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển của Liên hợp quốc (1987), phát triển bền vững được định nghĩa là “sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”.

Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và Phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đã xác định: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lí và hài hòa giữa ba mặt của sự phát triển gồm: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã hội; khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và nâng cao được chất lượng môi trường sống.

Như vậy phát triển bền vững có mục tiêu rõ ràng. Thứ nhất là phát triển sản xuất phải đi đôi với vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Thứ hai là phải chú trọng đến mối quan hệ giữa các thế hệ, thế hệ ngày nay phải có trách nhiệm với các thế hệ sau trong việc để lại những di sản và tài nguyên có giá trị.

Các nguyên tắc đảm bảo cho phát triển bền vững:

- Con người là trung tâm phát triển bền vững. Đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân, xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh là nguyên tắc nhất quán trong mọi giai đoạn phát triển.

- Coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm của phát triển, đảm bảo an ninh lương thực, năng lượng để phát triển bền vững, bảo đảm vệ sinh và an toàn thực

phẩm cho nhân dân; kết hợp chặt chẽ, hợp lí và hài hòa với phát triển xã hội; khai thác hợp lí, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên trong giới hạn cho phép về mặt sinh thái và bảo vệ môi trường lâu bền. Từng bước thực hiện nguyên tắc “mọi mặt: kinh tế, xã hội và môi trường đều cùng có lợi”.

- Bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường phải được coi là một yếu tố không thể tách rời của quá trình phát triển. Tích cực và chủ động phòng ngừa, ngăn chặn những tác động xấu đối với môi trường do hoạt động của con người gây ra. Xây dựng hệ thống pháp luật đồng bộ và có hiệu lực về công tác bảo vệ môi trường; chủ động gắn kết và có chế tài bắt buộc lồng ghép yêu cầu bảo vệ môi trường trong việc lập quy hoạch, kế hoạch, chương trình và dự án phát triển kinh tế xã hội, coi yêu cầu về bảo vệ môi trường là một tiêu chí quan trọng trong đánh giá phát triển bền vững.

- Quá trình phát triển phải bảo đảm đáp ứng một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc sống của các thế hệ tương lai. Tạo điều kiện để mọi người và mọi cộng đồng trong xã hội có cơ hội bình đẳng để phát triển, được tiếp cận tới những nguồn lực chung và được phân phối công bằng những lợi ích công cộng, tạo ra những nền tảng vật chất, tri thức và văn hóa tốt đẹp cho những thế hệ mai sau, sử dụng tiết kiệm những tài nguyên không thể tái tạo lại được, gìn giữ và cải thiện môi trường sống, phát triển hệ thống sản xuất sạch và thân thiện với môi trường; xây dựng lối sống lành mạnh, hài hòa, gần gũi và yêu quy‎ thiên nhiên.

- Khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đấy phát triển nhanh, mạnh và bền vững. Công nghệ hiện đại, sạch và thân thiện với môi trường cần được ưu tiên sử dụng rộng rãi trong các ngành sản xuất, trước mắt cần được đẩy mạnh sử dụng ở những ngành và lĩnh vực sản xuất có tác dụng lan truyền mạnh, có khả năng thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành và lĩnh vực sản xuất khác.

- Phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính quyền, các ngành và địa phương; của các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể xã hội, các cộng

đồng dân cư và mọi người dân. Phải huy động tối đa sự tham gia của mọi người có liên quan trong việc lựa chọn các quyết định về phát triển kinh tế, xã hội về bảo vệ môi trường ở địa phương và quy mô trên cả nước. Bảo đảm cho nhân dân có khả năng tiếp cận thông tin và nâng cao vai trò của các tầng lớp nhân dân trong việc đóng góp vào quá trình ra quyết định về các dự án đầu tư phát triển lớn, lâu dài của đất nước.

- Gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển bền vững đất nước. Phát triển các quan hệ song phương và đa phương, thực hiện các cam kết quốc tế và khu vực, tiếp thu có chọn lọc những tiến bộ khoa học công nghệ, tăng cường hợp tác quốc tế để phát triển bền vững. Chủ động phòng ngừa, ngăn chặn những tác động xấu đối với môi trường do quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế gây ra.

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường với đảm bảo quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

3.1.2. Phát triển đô thị bền vững

Phát triển đô thị bền vững là sự cụ thể hoá và phát triển của khái niệm “phát triển bền vững” được Uỷ ban Môi trường và phát triển thế giới đề cập vào những năm 1987 với nội dung “sự phát triển đô thị hài hoà về kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường nhằm thoả mãn nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến lợi ích của các thế hệ tương lai”.

Nội dung phát triển đô thị bền vững nhấn mạnh việc giải quyết các mâu thuẫn giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội, giữa phát triển kinh tế và ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên trong quá trình phát triển đô thị. Quan điểm phát triển bền vững được xem xét trên các khía cạnh khác nhau. Một đô thị là bền vững khi nó đồng thời bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường và trong quan hệ bền vững với vùng ngoại vi của nó.

Hình 3.1. Mối quan hệ của môi trường – kinh tế - xã hội trong phát triển bền vững đô thị

Có thể xem phát triển đô thị bền vững như là sự phát triển cân đối, hài hoà giữa các ngành, các lĩnh vực và lãnh thổ. Các nhà sinh thái xem xét vấn đề phát triển bền vững trên theo khía cạnh bảo tồn, tiết kiệm tài nguyên, duy trì hệ sinh thái tự nhiên. Các nhà xã hội học coi trọng vấn đề phát triển ổn định vì con người, vì công bằng xã hội và giảm bớt khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và thành thị. Phát triển đô thị bền vững có liên quan đến các mô hình đô thị với các hướng tiến bộ khác nhau.

Trong một đô thị, có ba loại hình môi trường khác nhau cùng tồn tại: môi trường vật chất (tự nhiên và xây dựng), môi trường kinh tế và môi trường xã hội. Cả ba loại hình này cần phải cùng được xem xét, bởi vì chúng quan hệ rất chặt chẽ với nhau, hoặc đại diện hoặc cùng lúc biểu thị các mục tiêu, phương tiện và khó khăn tới các hoạt động của con người trong đô thị. Một đô thị được coi là bền vững khi tổng hiệu quả tốt của ba hình thái môi trường lớn hơn tổng của các hậu quả xấu.

Sự tác động giữa môi trường kinh tế và môi trường vật chất thường được đặc trưng bằng nhiều yếu tố bất lợi từ bên ngoài. Các ảnh hưởng xấu sinh ra từ các hoạt động kinh tế trong đô thị lên môi trường vật chất rất rõ ràng, có thể xác định là thảm họa về môi trường sinh ra từ đô thị, sự giảm sút của tài nguyên thiên nhiên, tiếng ồn, ô nhiễm nước và không khí, sự thu hẹp của các không gian xanh, tắc nghẽn giao thông và việc sử dụng quá mức năng lượng.

Sự tác động giữa môi trường kinh tế và xã hội làm tăng lên các hiệu quả kể cả thuận lợi và bất lợi. Hiệu quả thuận lợi xuất phát từ các dịch vụ xã hội như giáo dục, sức khoẻ, tiện nghi xã hội và những nghề nghiệp có chất lượng. Ngược lại, các yếu tố bất lợi về kinh tế có thể gây ra các hậu quả xấu về môi trường xã hội.

Sự tác động thứ ba nêu lên những thuận lợi và khó khăn xuất phát từ các môi trường vật chất và xã hội. Các khu cây xanh cho sinh hoạt công cộng là nguồn môi trường tốt cho phúc lợi xã hội. Mặt khác, sự xuống cấp của các công trình lịch sử, sự mất mát của những công trình văn hoá hoặc các vấn đề về sức khoẻ đô thị là những ví dụ về hậu quả của môi trường vật chất lên môi trường xã hội.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quang Yen town history, situation and orientation for sustainable development Luận văn ThS. Khu vực học 60 31 60 (Trang 62 - 66)