Cơ sở định hƣớng phát triển đô thị Quảng Yên

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quang Yen town history, situation and orientation for sustainable development Luận văn ThS. Khu vực học 60 31 60 (Trang 66 - 71)

Chƣơng 2 THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ QUẢNG YÊN

3.2. Định hướng phát triển bền vững đô thị Quảng Yên

3.2.1. Cơ sở định hƣớng phát triển đô thị Quảng Yên

3.2.1.1. Các dự án quy hoạch phát triển của quốc gia và vùng

Từ năm 2012 trở về trước, thị xã Quảng Yên còn là huyện Yên Hưng với hạt nhân là thị trấn Quảng Yên – đô thị loại IV. Do vậy, các quy hoạch của quốc gia, vùng và tỉnh Quảng Ninh từ trước năm 2012 dành cho vùng đất này với tính chất là “huyện Yên Hưng”.

Ngày 13/8/2004, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 145/2004/QĐ-TTg phê duyệt về phương hướng phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đến 2010 và tầm nhìn đến 2020, tỉnh Quảng Ninh nói chung và huyện Yên Hưng cũng nằm trong xu thế phát triển này. Theo đó, những vấn đề liên quan ảnh hưởng đến quá trình phát triển của Yên Hưng trong thời kì tới là:

- Phát triển các ngành kĩ thuật và dịch vụ chất lượng cao như công nghệ phần mềm, thiết bị tin học, tự động hóa và các sản phẩm nghiên cứu khoa học thành

ngành công nghiệp mũi nhọn. Cơ cấu sản phẩm chủ lực là các sản phẩm có giá trị lớn, chứa hàm lượng chất xám cao. Bên cạnh đó đặc biệt quan tâm đến phát triển tiểu thủ công nghiệp, xây dựng các mô hình phát triển bền vững, các làng nghề…

- Xây dựng tuyến đường Nội Bài – Hạ Long – Móng Cái, tuyến đường sắt Yên Viên – Phả Lại, Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Hạ Long, tuyến đường duyên hải Móng Cái – Thanh Hóa nhập vào Quốc lộ 1 (qua Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh).

- Tập trung phát triển các ngành dịch vụ một cách toàn diện theo hướng đạt chất lượng và trình độ cao trong các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, thương mại, du lịch, khoa học – công nghệ, viễn thông, vận tải hàng hải…

- Hướng phát triển đô thị đến năm 2020 được Thủ tướng phê duyệt là hiện đại hóa các đô thị lớn và các hành lang kinh tế lớn dọc theo tuyến Quốc lộ 5, 10, 18 hình thành các điểm đô thị kiểu thị trấn, thị tứ làm hạt nhân.

Từ năm 2006, Quảng Ninh đã xây dựng Định hướng Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, trong đó huyện Yên Hưng được xác định:

- Trong quy hoạch mạng lưới phát triển đô thị của tỉnh Quảng Ninh, Quảng Yên (địa danh Quảng Yên lúc này là thị trấn Quảng Yên – tương đương với phường Quảng Yên của thị xã Quảng Yên hiện nay) được định hướng xây dựng thành thị xã.

- Về du lịch : xây dựng Yên Hưng thành điểm du lịch quan trọng trong 4 khu du lịch (khu du lịch Yên Hưng - Uông Bí - Đông Triều) thuộc quần thể du lịch Quảng Ninh kết hợp với Hải Phòng - Cát Bà là tuyến du lịch trọng điểm quốc gia.

- Hợp tác với Hải Phòng xây dựng khu vực cửa Nam Triệu – Lạch Huyện thành trung tâm dịch vụ cảng, kho vận và vận tải biển lớn nhất vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

- Đối với tỉnh Quảng Ninh, hiện nay Yên Hưng là địa bàn trọng điểm về phát triển công nghiệp đóng tàu và dịch vụ cảng biển, nhiệt điện và nông nghiệp (lúa, thủy sản).

Bên cạnh với định hướng quốc gia và tỉnh đó, về mặt vị trí địa lí, Yên Hưng còn liền kề với các thành phố lớn, tốc độ phát triển nhanh như Hạ Long, Hải Phòng, và một thành phố mới đang trên đà vươn lên mạnh mẽ là thành phố Uông Bí. Nằm giữa hệ thống đô thị lớn đó, căn cứ theo Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hạ Long đến năm 2020; Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2020; Điều chỉnh quy hoạch chung thị xã Uông Bí đến năm 2020, có thể nhận thấy rõ nhiều cơ hội để hợp tác và phát triển dành cho Yên Hưng.

Thành phố Hải Phòng là đô thị lớn thứ 3 của cả nước và là trung tâm đầu mối cảng biển của miền Bắc, điều này có tác động không nhỏ đến Yên Hưng. Theo Điều chỉnh quy hoạch chung thành phố Hải Phòng đến năm 2020, để đáp ứng nhu cầu phát triển, Hải Phòng tiếp tục tập trung xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng, đồng thời tiếp tục mở rộng không gian kinh tế và đô thị nên rất cần sự hợp tác với các địa phương lân cận, trong đó có Yên Hưng để phát triển cảng biển và mở rộng giao lưu thương mại. Đặc biệt việc nâng cấp cảng Hải Phòng và các nhà máy đóng tàu sẽ có tác động mạnh mẽ đến Yên Hưng trong giai đoạn tới. Trong khi Hải Phòng đang thiếu mặt bằng và không gian để xây dựng, mở rộng quy mô cảng và phát triển ngành công nghiệp gắn với cảng, nhất là công nghiệp đóng tàu. Thành phố Hải Phòng dự kiến sẽ mở luồng mới cho cảng Hải Phòng qua kênh Nam Hà và phát triển cảng nước sâu về phía Lạch Huyện để có thể tiếp nhận tàu trọng tải lớn. Đây là cơ hội rất lớn để Yên Hưng phát triển cảng biển, dịch vụ cảng và các ngành công nghiệp gắn với cảng biển trong mối liên kết với Hải Phòng.

Bên cạnh đó, thành phố Hạ Long liền kề với Yên Hưng là đô thị loại 2 được xác định là trung tâm du lịch của cả nước và quốc tế gắn với di sản thiên nhiên thế giới đã được UNESCO công nhận. Thành phố đóng vai trò là một trong những đô thị hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, dịch vụ công cộng và đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh và khu vực ven biển Bắc Bộ. Không gian phát triển của thành phố chủ yếu về phía Tây và Tây Nam là phía tiếp giáp với Yên Hưng. Với lợi thế về vị trí như vậy, Yên Hưng lại có nguồn nhân lực dồi dào và quỹ đất xây dựng còn lớn, thêm vào đó lại sở hữu môi trường và cơ chế thu hút đầu tư ngày càng thông thoáng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và của tỉnh Quảng Ninh… Những điều kiện thuận lợi như vậy sẽ giúp cho Yên Hưng chuyển đổi hẳn cơ cấu kinh tế trong tương lai.

3.2.1.2. Một số chỉ tiêu về phát triển đô thị đến 2020 của địa phương

Năm 2008, tỉnh Quảng Ninh đã xây dựng Quy hoạch tổng thể huyện Yên Hưng đến năm 2020, trong đó không gian đô thị của huyện được phân vùng như sau:

- Thị trấn Quảng Yên sẽ mở rộng địa giới hành chính gồm thị trấn và 4 xã lân cận là Yên Giang, Hiệp Hòa, Cộng Hòa, Nam Hòa để nâng cấp thành thị xã Quảng Yên với quy mô là đô thị loại IV. Quảng Yên sẽ là trung tâm đầu mối về chính trị, kinh tế và văn hóa xã hội, là trục tăng trưởng chính để thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong toàn huyện.

- Tiểu vùng huyện phía Bắc gồm hai xã lân cận nằm ven dải hành lang quốc lộ 18 là xã Đông Mai, xã Minh Thành và xã Sông Khoai; có tính chất là đô thị loại 5, là trung tâm công nghiệp phía Bắc của huyện.

- Tiểu vùng huyện phía Nam với quy mô gồm 7 xã, gồm: Yên Hải, Cẩm La, Phong Cốc, Phong Hải, Liên Hòa, Liên Vị, Tiền Phong; là khu dịch vụ cảng, khu kinh tế tổng hợp và đô thị sinh thái Đầm Nhà Mạc

- Tiểu vùng huyện phía Đông quy mô: gồm 4 xã Hoàng Tân, Tân An, Hà An, Tiền An; là khu du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp.

Bên cạnh đó là một số chỉ tiêu phát triển về kinh tế, xã hội đến 2020:

Dự báo đến năm 2020, dân số toàn vùng khoảng 188,3 nghìn người. Dân số trong độ tuổi lao động đến năm 2010 và 2020 chiếm 57% và 60% tổng số dân. Đây là nguồn nhân lực rất quan trọng để thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Bảng 3.1. Dự báo phát triển dân số tới năm 2020

Hạng mục Đơn vị Dân số

2005 2010 2020

Dân số Nghìn người 135,4 145 188,3

Tr.đó DS ở độ tuổi LĐ Nghìn người 75,1 82,65 112,98 % so với dân số % 55,5 57 60

LĐ tham gia hoạt động kinh tế Nghìn người 72,02 79,6 108,3

Tr.đó LĐ ở lĩnh vực CN-XD Nghìn người 6,0 16,26 48,1 % LĐ CN-XD so với tổng số LĐ % 8,3 20.4 44.4

Nguồn: Quy hoạch tổng thể huyện Yên Hưng đến năm 2020, UBND thị xã Quảng Yên.

Chỉ tiêu được tính toán trên cơ sở đảm bảo các mục tiêu về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện Yên Hưng theo phương án chọn của quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, có tính tới khả năng đáp ứng vốn đầu tư cho phát triển ngành công nghiệp và xây dựng và theo Văn kiện Đại hội Đảng bộ huyện Yên Hưng lần thứ XVIII, nhiệm kỳ 2005-2010.

Tổng sản phẩm trong huyện năm 2010 đạt 1.683 tỷ đồng, năm 2020 đạt 6.477,5 tỷ đồng (giá 1994). Tốc độ tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2006-2010 đạt 13%/năm, trong đó tăng trưởng công nghiệp – xây dựng đạt 18%/năm (công nghiệp tăng 18%/năm); nông – lâm – thuỷ sản đạt 7% và dịch vụ đạt 16%/năm. Tăng trưởng giai đoạn 2011-2020 đạt 14,4%/năm, trong đó tăng trưởng công nghiệp – xây dựng đạt 19,3%/năm (công nghiệp tăng 17%/năm); nông – lâm – thuỷ sản đạt 5% và dịch vụ đạt 18,1%/năm. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 đạt 956,2 tỷ đồng và năm 2020 đạt 4.596 tỷ đồng (giá 1994).

Bảng 3. 2. Chỉ tiêu phát triển kinh tế đến năm 2020 STT Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2020 1 Dân số Nghìn người 145,0 188,3 2 GDP (giá 1994) Tỷ đồng 1.683 6.477,5 3

Tăng trưởng kinh tế 2006-2010 2011-2020

Tổng % 13,0 14,4

- Nông lâm nghiệp “ 7,0 5,0

- Dịch vụ “ 16,0 18,1 - CN + XD “ 18 17,0 Công nghiệp 18,0 17,0 Xây dựng 17,3 13,5 4 GDP (giá hiện hành) Tỷ đồng 2.346,7 15.252,6 5

Cơ cấu kinh tế (giá HH) % 100 100

- Nông lâm nghiệp 35,0 13,0 - Dịch vụ 15,0 34,5 - CN+XD 50,0 52,5 Công nghiệp 36,53 38,30 Xây dựng 13,47 14,20 6 GDP/người Triệu đồng/người 16,2 81,0

Nguồn: Quy hoạch tổng thể huyện Yên Hưng đến năm 2020, UBND thị xã Quảng Yên.

GDP toàn huyện dự kiến năm 2020 đạt 15.252,6 tỷ đồng (giá hiện hành). Đưa GDP bình quân đầu người lên 16,2 triệu đồng/người/năm vào năm 2010 và 81 triệu đồng/người/năm vào năm 2020.

Hình 3.2. Dự báo dịch chuyển cơ cấu kinh tế đến 2020 thị xã Quảng Yên

Có thể thấy rằng: các chỉ tiêu trên phù hợp với năng lực khai thác tiềm năng tài nguyên, năng lực mở rộng các cơ sở kinh tế, xã hội ở Quảng Yên mà không có những tác động đáng kể đến tài nguyên và môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quang Yen town history, situation and orientation for sustainable development Luận văn ThS. Khu vực học 60 31 60 (Trang 66 - 71)