Định hƣớng phát triển đô thị Quảng Yên trên quan điểm phát triển bền

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quang Yen town history, situation and orientation for sustainable development Luận văn ThS. Khu vực học 60 31 60 (Trang 71 - 77)

Chƣơng 2 THỰC TRẠNG ĐÔ THỊ QUẢNG YÊN

3.2. Định hướng phát triển bền vững đô thị Quảng Yên

3.2.2. Định hƣớng phát triển đô thị Quảng Yên trên quan điểm phát triển bền

bền vững

Một đô thị phát triển hợp lí và bền vững sẽ là cơ sở quan trọng cho việc phát triển các hoạt động của địa phương, đảm bảo sự tăng trưởng chỉ tiêu phát triển các ngành, góp phần tích cực phát triển kinh tế xã hội và công đồng song hạn chế được các tác động đối với tài nguyên và môi trường. Ngược lại, định hướng phát triển đô thị hợp lí và bền vững cần được đưa ra trong những mối quan hệ biện chứng với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương. Từ việc phân tích cơ sở định hướng gồm quan điểm của quốc gia, tỉnh và vùng đối với Quảng Yên và một số chỉ tiêu đến năm 2020 của thị xã đã đề ra, chúng tôi đề xuất định hướng phát triển bền vững thị xã Quảng Yên như sau:

3.2.2.1. Định hướng về không gian đô thị

Phạm vi nghiên cứu lãnh thổ là thị xã Quảng Yên hiện tại (trên cơ sở toàn bộ huyện Yên Hưng) có diện tích tự nhiên 33.191,6 ha và dân số khoảng 139.596 người (đến cuối 2010). Sau khi khảo sát thực địa và làm việc với các cơ quan hữu trách của tỉnh Quảng Ninh và thị xã Quảng Yên, cũng như đối chiếu với lí luận thì

2010 35,0% 15,0% 50,0% NL nghiÖp Dv - TM CN + XD 2020 13,0% 34,5% 52,5% NL nghiÖp Dv - TM CN + XD 2005 42,92% 16,91% 40,17% NL nghiÖp Dv - TM CN + XD

chúng tôi nhận thấy rằng: việc thay đổi địa giới hành chính khác với quy hoạch từ 2008 của Quảng Yên (địa giới hành chính thị xã trong Quy hoạch chỉ gồm thị trấn Quảng Yên và 4 xã lân cận nhưng hiện nay quy mô của thị xã được mở rộng trên toàn bộ huyện Yên Hưng) không gây xáo trộn nhiều đến định hướng không gian đô thị của thị xã. Về cơ bản, chúng tôi đồng thuận với bản Quy hoạch cũ của huyện Yên Hưng, tức là vẫn bố trí không gian đô thị thị xã Quảng Yên theo 4 tiểu vùng, đó là:

- Tiểu vùng phía Bắc - Tiểu vùng phía Tây - Tiểu vùng phía Đông - Tiểu vùng phía Nam

Trong không gian đô thị Quảng Yên, các tiểu vùng đều giữ nguyên địa giới hành chính, lãnh thổ như bản Quy hoạch 2008. Tuy nhiên, thị xã Quảng Yên – trung tâm vùng ở bản Quy hoạch cũ sẽ chuyển thành tiểu vùng phía Tây. Về tính chất, trong thời gian hiện tại cho đến 5 năm tiếp theo, có thể tiểu vùng phía Tây vẫn giữ vị trí là tiểu vùng trung tâm, giữ vai trò quan trọng hơn về chính trị - kinh tế - xã hội so với các tiểu vùng khác, do tính chất là thị trấn cũ, nhưng chúng tôi cho rằng, từ ngoài 2015, vai trò của các tiểu vùng sẽ có sự điều chỉnh. Không gian phát triển đô thị trong vùng sẽ đi theo hướng: tập trung thành điểm đô thị để phù hợp với điều kiện địa hình, cho hiệu quả cao trong đầu tư hệ thống hạ tầng kĩ thuật, bảo vệ môi trường cảnh quan đặc trưng của vùng. Phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn trên địa bàn thị xã phù hợp với sự phân bố các vùng kinh tế có khả năng cung cấp hạ tầng kĩ thuật để các đô thị đều có cơ sở kĩ thuật làm động lực phát triển; đồng thời phân bố cơ cấu chức năng hợp lý, bảo vệ các vùng cảnh quan thiên nhiên, các vùng sản xuất, bảo vệ môi trường và sinh thái tự nhiên. Việc xây dựng phải phù hợp với điều kiện và sắc thái đặc thù của từng vùng, nhằm mục tiêu phát triển bền vững.

Khu bảo tồn và khu vực phát triển ổn định: tiểu vùng phía Tây.

Khu vực phát triển quy hoạch mới: là các vùng đất nông nghiệp nằm đan xen phía Bắc, Nam và Đông của thị xã. Đây là những khu vực sẽ xuất hiện các dự

án khai thác phát triển mới nhằm tạo lập và hoàn thiện các khu chức năng đô thị, các khu ở mới.

Khu vực dọc sông Chanh, sông Rút, sông Khoai : là vùng bảo vệ cảnh quan tự nhiên, đảm bảo thoát nước cho đô thị, vùng sinh thái nông nghiệp của thị xã.

Cụ thể:

- Tiểu vùng phía Bắc: Quy mô xã Đông Mai, xã Minh Thành và xã Sông Khoai. Phát triển khu kinh tế - đô thị Bắc Yên Hưng nằm dọc hành lang quốc lộ 18, với quy mô 6847 ha.

+ Tính chất: là trung tâm công nghiệp đô thị phía Bắc thị xã.

+ Về hình thái kiến trúc: mang phong cách kiến trúc hiện đại; khuyến khích xây nhà cao tầng tại cửa ngõ trung tâm vào thị xã.

- Tiểu vùng phía Tây: gồm các phường Quảng Yên, Yên Giang, Hiệp Hòa, Cộng Hòa, Nam Hòa với quy mô 3594ha.

+ Tính chất: là khu bảo tồn các công trình di tích lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng và là khu vực phát triển ổn định (bao gồm các khu vực trung tâm hiện hữu cải tạo nâng cao chất lượng cuộc sống).

+ Về hình thái kiến trúc: tiểu vùng phía Tây sẽ mang phong cách kiến trúc truyền thống nhà ở không xây dựng quá 5 tầng, khuyến khích lùi chỉ giới xây dựng để tạo không gian cảnh quan trước nhà. Mật độ xây dựng <70%. Tòa nhà văn phòng, khách sạn, chung cư không xây dựng nhà cao trên 10 tầng để tránh tình trạng quá tải của hạ tầng kĩ thuật khu trung tâm. Mật độ xây dựng <40%.

- Tiểu vùng phía Nam: gồm 7 xã phường, gồm: Yên Hải, Cẩm La, Phong Cốc, Phong Hải, Liên Hòa, Liên Vị, Tiền Phong, diện tích 11.622,5ha. Được chia làm hai khu: Khu 1: khu đô thị cảng biển Đầm nhà Mạc thuộc xã Liên Vị và Tiền Phong, quy mô 1.105,8ha; Khu 2: gồm các xã Yên Hải, Cẩm La, Phong Cốc, Phong Hải và Liên Hòa.

+ Tính chất: khu 1 là khu công nghiệp cảng biển, khu đô thị kinh tế tổng hợp, là cảng cửa ngõ quốc tế, đầu mối thương mại, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa bằng tàu biển có tải trọng lớn, phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Quảng

Ninh và các tỉnh khu vực phía Bắc, đảm bảo an ninh quốc phòng. Khu 2 là cảng, khu công nghiệp đóng và sữa chữa tàu, xây dựng khu đô thị sinh thái và trồng cây nông nghiệp.

+ Về hình thái kiến trúc: khu 1 mang phong cách kiến trúc hiện đại, gồm nhiều tổ hợp các công trình cao tầng, là một khu đô thị tổng hợp đa chức năng để thu hút các nhà đầu tư; Khu 2 mang nhân rộng mô hình các nhà cổ để tạo dựng các làng truyền thống nhằm tạo điểm tham quan cho khách du lịch và xây dựng một khu đô thị sinh thái, phát triển nông nghiệp với vai trò là vùng trọng điểm thâm canh lúa và rau màu của thị xã.

- Tiểu vùng phía Đông: quy mô gồm 4 xã Hoàng Tân, Tân An, Hà An, Tiền An, là khu du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp Hoàng Tân với quy mô 9.279,7ha.

+ Tính chất: là vùng sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản hàng hóa trọng điểm, vùng phát triển du lịch và công nghiệp với tâm điểm là khu du lịch nghỉ mát Hoàng Tân và cụm công nghiệp cơ khí đóng và sửa chữa tàu, phà Hà An.

+ Về hình thái kiến trúc: mang phong cách kiến trúc hiện đại, chủ yếu là nhà thấp tầng.

3.2.2.2. Định hướng phát triển kinh tế

Động lực phát triển chính của thị xã Quảng Yên là đô thị công nghiệp (đặc biệt là công nghiệp chế biến, tiểu thủ công nghiệp), tập trung phát triển thương mại, dịch vụ; đẩy mạnh phát triển làng nghề truyền thống như mây, tre đan, đóng thuyền… nhằm tạo ra nhiều việc làm.

Dự kiến đến năm 2020, thị xã Quảng Yên sẽ là một khu kinh tế đặc thù biển với các ngành công nghiệp cảng biển, thương mại dịch vụ, du lịch, đóng vai trò là đô thị hạt nhân trong tỉnh Quảng Ninh, một điểm hấp dẫn đầu tư với nền kinh tế tăng trưởng, năng động, ổn định và thân thiện với môi trường.

Về công nghiệp: sẽ phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp dựa vào nguồn lực của thị xã bao gồm tài nguyên nông nghiệp, lâm nghiệp, khoáng sản. Phát triển công nghiệp theo hướng xây dựng các xí nghiệp vừa và nhỏ, kết hợp

nhiều thành phần kinh tế, khuyến khích tư nhân đầu tư phát triển công nghiệp. Tận dụng tối đa các cơ sở hiện có; tập trung phát triển công nghiệp cảng khu vực Lạch Huyện.

Thị xã sẽ chú trọng phát triển du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn nhằm tạo đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao trình độ dân trí, tạo việc làm cho người dân. Một số định hướng cụ thể cho ngành du lịch là: 1) Chú trọng đầu tư xây dựng các điểm du lịch và các cụm du lịch với các sản phẩm: tham quan di tích lịch sử văn hóa, du lịch văn hóa lễ hội, du lịch thể thao, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tham quan các làng nghề truyền thống, du lịch sinh thái…; 2) Phát triển hệ thống các cơ sở lưu trú hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế và công trình dịch vụ đa dạng; 3) Phát triển hệ thống các công trình vui chơi giải trí vì thời gian thu hồi vốn nhanh, đa dạng sản phẩm và nhằm kéo dài hơn nữa thời gian lưu trú của du khách; 4) Tạo điều kiện thuận lợi và các chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư đầu tư vào các hạng mục du lịch.

Về nông - lâm – ngư nghiệp: 1) Từng bước hiện đại hóa và đổi mới mô hình sản xuất; chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi… để xây dựng vùng nông nghiệp sinh thái; 2) Đẩy mạnh trồng rừng đa mục tiêu, kết hợp có hiệu quả giữa rừng phòng hộ và rừng kinh tế; 3) Hình thành các vùng trang trại chuyên môn hóa về lương thực thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả, chăn nuôi với khả năng thâm canh lớn, trở thành nơi cung cấp thực phẩm cho các đô thị lân cận, khu công nghiệp và nhu cầu du lịch.

3.2.2.3. Định hướng về phát triển xã hội

Đô thị hóa phải đảm bảo lợi ích cho số đông dân cư, giữ gìn và phát huy tốt nhất các giá trị văn hóa. Đồng thời với đó, công tác tôn tạo các di tích văn hóa – lịch sử và phát triển các lễ hội truyền thống của thị xã cũng sẽ được chú trọng nhằm giáo dục cho các thế hệ về những giá trị văn hóa – lịch sử của dân tộc, đồng thời cũng là một nguồn lực quan trọng để phát triển du lịch địa phương.

Vấn đề đô thị hóa cũng đặt ra tình trạng đất nông nghiệp biến thành đất của các khu đô thị, các khu công nghiệp. Người nông dân bị mất đất sẽ có một số ảnh

hưởng tiêu cực như thất nghiệp, tệ nạn xã hội… Do đó, địa phương cần phải có kế hoạch thực hiện các chương trình dạy nghề cho nhân dân, quy hoạch các làng nghề và đẩy mạnh quảng bá thương hiệu.

Cuộc sống của người dân cũng được quan tâm nhiều hơn nữa để hướng đến một đô thị nhân văn, vì con người. Mạng lưới cơ sở đội ngũ cán bộ giáo dục, y tế sẽ được nâng cao hơn về số lượng cũng như chất lượng để đáp ứng nhu cầu của nhân dân đô thị. Bên cạnh đó, các trung tâm vui chơi giải trí, thể thao, cung văn hóa cũng được đầu tư, nâng cấp nhằm thỏa mãn nhu cầu văn - thể - mĩ cho mọi người dân.

3.2.2.4. Định hướng về môi trường sinh thái

Định hướng phát triển về kinh tế, xã hội của thị xã Quảng Yên phải phù hợp với năng lực khai thác tiềm năng tài nguyên, năng lực mở rộng các cơ sở kinh tế, xã hội ở Quảng Yên mà không có những tác động đáng kể đến tài nguyên, môi trường.

Bên cạnh việc tăng trưởng kinh tế, xã hội phát triển tiến bộ, môi trường sinh thái phải được bảo vệ và nâng cao chất lượng. Trước hết, các cảnh quan phải được củng cố, làm đẹp và cải thiện. Tại các vùng dân cư, các khu công nghiệp, các khu du lịch… tình trạng ô nhiễm môi trường phải được kiểm soát và khắc phục. Các chỉ số về ô nhiễm môi trường được khống chế ở mức cho phép.

3.2.2.5. Định hướng về phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng

Quảng Yên sẽ được định hướng trở thành một đô thị phát triển hài hòa với môi trường sống và cơ sở hạ tầng kĩ thuật hiện đại, một đô thị sinh thái hình mẫu với những hình ảnh đô thị văn hóa đặc sắc và đảm bảo chất lượng sống cao cho mọi người dân.

Do đặc thù của vị trí địa lí‎ và xu hướng khách du lịch quốc tế lẫn trong nước đều ưa thích dùng phương tiện đi lại bằng ô tô, nên trong việc thiết kế các công trình cần dành ra những khoảng không nhất định làm bãi để xe, đường giao thông thuận tiện, rộng rãi. Đây là vấn đề hết sức quan trọng, đảm bảo được sự văn minh trong giao thông, sự thoải mái và an toàn đối với du khách.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quang Yen town history, situation and orientation for sustainable development Luận văn ThS. Khu vực học 60 31 60 (Trang 71 - 77)