TÀI NGUYÊN DU LỊCH CỦA HUYỆN GIA VIỄN

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS. Khu vực học 60 22 01 13 (Trang 27 - 30)

1.1. Khái quát chung về huyện Gia Viễn

*Vị trí địa lý

Huyện Gia Viễn nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Ninh Bình với diện tích tự nhiên là 178,5 km2, bao gồm 20 xã và 1 thị trấn. Vị trí giới hạn từ 20o13’ đến 20o25’ vĩ độ Bắc, từ 105o47’ đến 105o57’ kinh độ Đông (hình 1.1). Phía Bắc giáp huyện Lạc Thủy (Hòa Bình) và huyện Thanh Liêm (Hà Nam), phía Tây và Tây Nam giáp huyện Nho Quan, Đông Nam giáp huyện Ý Yên (Nam Định) và huyện Hoa Lư [49, tr.165].

Với vị trí địa lý này Gia Viễn cách thủ đô Hà Nội khoảng 90 km, thành phố Ninh Bình chưa đầy 10 km. Trong điều kiện giao thông đường bộ và đường sông thuận lợi hiện nay từ Gia Viễn ta có thể di chuyển đến Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định và các huyện lị khác trong tỉnh Ninh Bình mà chưa mất đến 3giờ đồng hồ.

Khi đánh giá về mức độ thuận lợi của vị trí địa lý đối với điểm du lịch, trung tâm hoặc khu du lịch, Đặng Duy Lợi đã đưa ra bảng đánh giá bao gồm 4 cấp độ:

+ Rất thuận lợi (rất thích hợp): Khoảng cách từ 10-100km; thời gian đi không quá 3h, có thể đến bằng 2-3 phương tiện thông dụng.

+ Khá thuận lợi (khá thích hợp): Khoảng cách từ 100 đến 200 km, thời gian đi khoảng từ 2-3h, đi bằng 2-3 loại phương tiện giao thông.

+ Thuận lợi trung bình (thích hợp trung bình): Khoảng cách trên 200 km hoặc dưới 5 km, thời gian đi dường từ 4-5h, có thể đến bằng 1-2 phương tiện thông thường.

+ Kém thuận lợi (kém thích hợp): Khoảng cách trên 300km, thời gian đi đường trên 5h, có thể đến bằng 1-2 phương tiện thông dụng [25, tr.61].

Theo cách đánh giá trên thì vị trí địa lý của huyện Gia Viễn rất thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội nói chung và du lịch nói riêng.

* Diện tích tự nhiên và dân số

Dân số là 119.080 nghìn người. Sự phân bố dân cư về cơ bản là tương đối đồng đều giữa các làng xã. Mật độ dân số là 667 người/ km2, nơi đông nhất là thị trấn Me 4572 người/ km2, nơi thưa nhất là xã Gia Sinh 281 người/km2, xã Gia Hòa 295 người/km2. Bước đầu hình thành khu dân cư tập trung ở các thị Trấn (Me), thị tứ (Gián Khẩu, Ngô Đồng) [10, tr.9]. Sự phân bố dân cư khá hợp lý cho việc phát triển du lịch. Tại những địa phương như xã Gia Sinh, Gia Hòa, Gia Vân… là những nơi phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch tôn giáo cần có sự yên tĩnh, đa dạng sinh thái cao thì dân cư tập trung thưa hơn so với các nơi khác.

Con người ở huyện Gia Viễn lại nổi bật lên nét đẹp thuần phát của người dân làng quê đồng bằng Bắc Bộ. Cuộc sống, nếp sống sinh hoạt thường ngày của họ về cơ bản vẫn giữ được nét bình dị. Công việc của người dân chủ yếu xoay quanh việc đồng áng, cấy lúa trồng khoai, chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản, làm hàng thủ công mỹ nghệ. Những buổi tối lúc nông nhàn gối vụ họ vẫn duy trì các buổi sinh hoạt làng xóm, tổ chức sinh hoạt văn nghệ để vơi đi nỗi mệt mỏi sau một ngày lao động mệt nhọc. Họ sống có tình làng nghĩa xóm, luôn giúp đỡ nhau, chia sẻ mọi khó khăn trong cuộc sống. Chính nét đẹp thuần Việt này đã hấp dẫn khách du lịch nước ngoài khi đến với huyện Gia Viễn. Đây là thế mạnh để huyện Gia Viễn có thể phát triển tốt loại hình du lịch cộng đồng.

1.2. Tài nguyên du lịch ở huyện Gia Viễn

1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

1.2.1.1. Địa hình và đất

Gia Viễn là huyện chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng. Vì thế địa hình của huyện tương đối phức tạp: vừa có đồng bằng, đồi núi và gò đồi.

Vùng đồng bằng chiếm khoảng 3/4 diện tích lãnh thổ. Thông thường địa hình đồng bằng thường đơn điệu, tẻ nhạt, ít hấp dẫn đối với hoạt động du lịch. Tuy nhiên đồng bằng ở huyện Gia Viễn là đồng bằng chiêm trũng sen lẫn đồi núi và sông nước tạo nên một phong cảnh sơn thủy hữu tình rất hấp dẫn khách du lịch. Nơi cao nhất thuộc xã Gia Hưng, nơi thấp nhất là khu ruộng trũng ở các xã Gia Hòa, Liên Sơn, Gia Trung và ven sông Rịa, thấp hơn mực nước biển từ 10 đến 40 cm. Độ

<80, tầng đất dày >1m [30, tr.1207]. Các đầm đẹp có giá trị về mặt du lịch phải kể đến đầm Cút, đầm Vân Long. Vùng đồng bằng của huyện còn là nguồn cung cấp lương thực, thực phẩm cho dân địa phương và du khách. Diện tích trồng lúa 2 vụ luôn được duy trì gần 12.000ha, giá trị sản xuất nông nghiệp trên 1 ha đất canh tác trong những năm gần đây luôn đạt xấp xỉ 90 triệu đồng/năm.

Vùng đồi núi, gò đồi chiếm ¼ diện tích lãnh thổ tập trung nhiều ở phía bắc huyện thuộc các xã Gia Hưng, Gia Hòa, Gia Vân, Gia Thanh và tập trung ở cực nam huyện thuộc xã Gia Sinh,chứa nhiều tài nguyên khoáng sản, nhất là đá vôi và thạch sét… để phát triển công nghiệp và vật liệu xây dựng. Riêng diện tích đá vôi của huyện lên tới 2.218 ha. Các dãy đá vôi muôn hình, muôn vẻ mà rất ít nơi có được như dãy núi mèo cào, dãy núi có hình chuôi gươm, hình rùa ngậm ngọc… rất hấp dẫn khách du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS. Khu vực học 60 22 01 13 (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)