Mong muốn của khách về các dịch vụ du lịch nên được đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS. Khu vực học 60 22 01 13 (Trang 73 - 82)

tại Gia Viễn

Các dịch vụ 1 2 3 4 5

% % % % %

Công viên vui chơi, giải trí 54,4 11,6 15,4 7,6 11 2,09

Sòng bạc 62 14 11,2 8,3 3,7 1,84

Các dịch vụ thể thao 54 10 11,4 14,4 10,3 2,17

Nhà hàng, quán bar 54 10,7 11 10,7 13,6 2,19

Các trung tâm mua sắm 40 12,5 10,4 38,5 23,6 3,68

Các trung tâm chăm sóc sắc đẹp 38,3 21,7 13 7 20 2,49

Các làng du lịch 16,3 4 5 38,4 36,3 3,74

(Nguồn: Tổng hợp, tính toán từ 300 mẫu phiếu phỏng vấn khách du lịch)

Lưu ý: Thang điểm: từ 1: rất không đồng ý đến 5: rất đồng ý

Như vậy từ những mong muốn của khách du lịch ta có thể thấy được huyện Gia Viễn đang đứng trước mâu thuẫn mà bất cứ một địa phương nào phát triển du lịch đều gặp phải đó là đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu khác nhau của mọi đối tượng khách nhưng vẫn phải bảo tồn được những nét văn hóa, những sản phẩm du lịch đặc thù của địa phương để tăng khả năng cạnh tranh với các địa phương khác.

* Đánh giá nguồn lao động và chất lượng nguồn lao động phục vụ du lịch ở huyện Gia Viễn

Chất lượng nguồn lao động được coi là yếu tố quan trọng trong việc quyết định chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch. Kết quả cuối cùng là ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh, đến sự tăng trưởng du lịch đứng từ góc độ kinh tế. Tuy nhiên mặc dù số lao động tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch của huyện Gia Viễn rất

đông khoảng 3400 người (vào mùa lễ hội là hơn 4000 người) nhưng chất lượng nguồn lao động chưa cao. Số lao động có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp, sau đại học chỉ chiếm chưa đến 10%; số lao động được đào tạo sơ cấp khoảng 17% còn lại là những lao động chưa có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Nhìn chung huyện còn thiếu hẳn đội ngũ lao động có trình độ đặc biệt là đội ngũ lao động chất lượng cao, có hiểu biết và khả năng ngoại ngữ nên chưa đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển du lịch. Trong những năm gần đây huyện Gia Viễn cũng đang nỗ lực hết mình trong việc đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn lao động du lịch của địa phương để đáp ứng yêu cầu của du lịch bền vững.

* Đánh giá tính trách nhiệm trong hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch

Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch của huyện từng bước được chuyên môn hoá. Huyện đã phối hợp với sở văn hóa thể thao và du lịch Ninh Bình xây dựng và triển khai các kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch hàng năm. Thông qua các ấn phẩm, sách báo, tạp chí, tập gấp, tranh ảnh, mạng internet, kênh truyền hình, hội chợ du lịch, wed du lịch … đã góp phần nâng cao hình ảnh du lịch của huyện Gia Viễn trong lòng du khách trong và ngoài nước. Năm 2008, Sở Du lịch Ninh Bình cũng đã phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam xây dựng 4 bộ phim giới thiệu về tiềm năng du lịch Ninh Bình, gồm: “ Non nước Tràng An - Ninh Bình”, “ Non nước Ninh Bình”, “ Làng đá Ninh Vân”, “ Về thăm Gia Viễn”. Xuất bản và đưa vào lưu hành cuốn sách “ Non nước Ninh Bình”, đưa vào sử dụng website du lịch Ninh Bình, xuất bản “ Thông tin du lịch Ninh Bình”. Bốn bộ phim này đã góp phần quan trọng trong việc quảng bá hình ảnh du lịch của Ninh Bình nói chung và huyện Gia Viễn đến đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Huyện đã cử nhân viên, cán bộ tham gia các cuộc thi nâng cao kiến thức, tay nghề, nghiệp vụ du lịch do tỉnh Ninh Bình tổ chức như cuộc thi “Hướng dẫn viên du lịch giỏi toàn ngành”; phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch hoàn thiện bài thuyết minh tại Vân Long, Bái Đính và đã được dịch ra tiếng Anh, Pháp, Hoa làm tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền quảng bá và cho hướng dẫn viên làm tài liệu cơ sở để hướng dẫn du khách. Trong năm 2014 huyện cũng đã phối hợp với tỉnh

Ninh Bình xây dựng chương trình truyền hình trực tiếp về chùa Bái Đính trên VTV1, tiến hành thành công hội nghị Vesak cùng một loạt các sự kiện văn hóa lớn để tuyên truyền quảng bá du lịch.

Để đánh giá hiệu quả của chính sách tuyên truyền, quảng bá du lịch của của huyện Gia Viễn ta có thể dựa vào kênh cung cấp thông tin mà khách du lịch lựa chọn.

Hình 2.5. Kênh cung cấp thông tin của khách du lịch

Nguồn: Tổng hợp, tính toán từ 300 mẫu phiếu phỏng vấn khách du lịch

Theo hình 2.5 kênh thông tin mà khách du lịch thường sử dụng khi đi du lịch đến Gia Viễn là từ các phương tiện thông tin đại chúng như: báo, đài, ti vi, mạng internet chiếm tới 36,2%. Điều này cho thấy hiệu quả trong việc tuyên truyền, quảng bá du lịch của huyện Gia Viễn trên các phương tiện này khá tốt. Bên cạnh đó trong những năm gần đây quan hệ giữa các đơn vị cung cấp dịch vụ du lịch của huyện Gia Viễn với các hãng lữ hành trong và ngoài nước ngày càng được tăng cường. Những chính sách ưu đãi về giá cả cùng với sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch đặc thù nên rất nhiều hãng lữ hành đã lựa chọn Gia Viễn làm điểm dừng chân cho các chương trình du lịch của họ. Chính vì vậy kênh cung cấp thông tin từ các công ty lữ hành cũng chiếm tới 30,8%. Kênh cung cấp thông tin từ người thân, bạn bè chiếm 29,3. Đây có thể được xem là tâm lý chung của du khách, vì đối với đối tượng người thân, bạn bè sẽ mang đến độ tin cậy cao và có thể cung cấp nhiều kinh nghiệm về những địa danh, địa điểm du lịch thú vị. Kênh cung cấp thông tin khác như tờ rơi, truyền miệng… ở mức khiêm tốn là 16,7%.

2.8.2. Từ góc độ đảm bảo sự bền vững về xã hội

* Mức độ hài lòng của cộng đồng địa phương đối với hoạt động du lịch

Hoạt động du lịch bền vững luôn gắn liền với lợi ích của cộng đồng địa phương. Chính vì vậy thông qua mức độ hài lòng của người dân ở huyện Gia Viễn đối với hoạt động du lịch mà ta có thể nhận thấy được dấu hiệu của phát triển du lịch bền vững. Điều này được thể hiện trong các tiêu chí như:

- Mức độ tham gia vào hoạt động du lịch của cộng đồng địa phương huyện Gia Viễn

Khi nghiên cứu mức độ tham gia của cộng đồng địa phương vào các chương trình dự án phát triển du lịch Pretty (1994) đã chia thành bảy cấp độ: Mức 1: tham gia có tính hình thức, Mức 2: tham gia thụ động, Mức 3: tham gia do tư vấn, Mức 4: tham gia để được hưởng các khuyến khích vật chất, Mức 5: tham gia chức năng, Mức 6: tham gia có tính tương tác, Mức 7: tự thân vận động[22, tr. 94,95].

Trong đó từ mức 1 đến mức 2 là sự tham gia có tính thụ động: Theo đó cộng đồng chỉ được xem là đối tượng du lịch (tài nguyên) và hầu như không có vai trò gì đối với hoạt động phát triển du lịch. Trong trường hợp này các công ty du lịch sẽ đưa điểm quần cư cộng đồng với những yếu tố chính là con người, lối sống cộng đồng, văn hóa, tín ngưỡng, kiến trúc quần cư...) vào chương trình du lịch và coi đó là một điểm đến để đưa khách đến tham quan tìm hiểu, trải nghiệm về con người, văn hóa, lối sống của cộng đồng.

Từ mức 3 đến mức 6 là mức có tham gia. Theo đó cộng đồng tham gia cung cấp một số dịch vụ (bán hàng lưu niệm, dịch vụ ăn uống...) tại điểm du lịch nơi cộng đồng sinh sống và qua đó hưởng một số lợi ích về vật chất. Trong trường hợp này, ngoài vai trò là “tài nguyên” như trên, cộng đồng đã có vai trò nhất định trong hoạt động du lịch và được hưởng một phần lợi ích trong chuỗi giá trị du lịch. Hoạt động du lịch trong trường hợp này là “hoạt động có sự tham gia của cộng đồng”.

Mức 7 là mức độ chủ động: theo đó cộng đồng là chủ thể tổ chức và cung cấp dịch vụ và qua đó sẽ đem đến cho du khách những trải nghiệm tốt về cộng đồng và những giá trị tự nhiên và văn hóa nơi cộng đồng sinh sống. Trong trường hợp

có vai trò là “tài nguyên” vừa đóng góp vai trò là người tổ chức khai thác chính các giá trị “tài nguyên” đó. Mô hình du lịch cộng đồng được coi là thành công khi đạt đến mức cuối này

Dựa theo kết quả phỏng vấn có thể thấy được người dân ở huyện Gia Viễn mới chỉ tham gia đến mức số 5. Mặc dù trong những năm gần đây địa phương có một số dự án đầu tư, phát triển du lịch nhưng chỉ có khoảng 13% số người phỏng vấn là tham gia vào việc đóng góp, phản ánh thực trạng phát triển du lịch của địa phương. Những người này thường là cán bộ ở UBND huyện, xã hay cán bộ thuộc ban quản lý khu di tích. Những người còn lại cung cấp các dịch vụ bán hàng, vận chuyển, hướng dẫn… để có thêm thu nhập. Họ phải nghe theo sự xắp xếp của ban quản lý khu di tích, ngoài việc đóng góp ý kiến về việc đền bù đất, giải phóng mặt bằng họ không được phép tham gia thảo luận bất cứ vấn đề gì của khu du lịch. Sự tham gia của họ vẫn còn mang tính thụ động rất lớn. Điều này một phần xuất phát từ trình độ lao động của người dân chưa cao, họ chưa có kiến thức và kỹ năng làm du lịch, bản thân họ chưa nhận thức được vai trò của mình trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội địa phương. Phần nữa là do huyện Gia Viễn vẫn chưa thực sự nhận thức được vai trò của cộng đồng trong việc phát triển du lịch bền vững, chưa thực sự biến người dân trở thành chủ thể của hoạt động du lịch.

- Những lợi ích về kinh tế, văn hóa và xã hội mà cộng đồng được hưởng từ hoạt động du lịch

Việc làm, thu nhập và hiểu biết xã hội

Bảng 2.12. Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thu nhập và việc làm của người lao động

Nhiều Ít không Tổng

Việc làm 67,4% 31,3% 1,3% 100%

Thu nhập 51,4% 47,3% 1,3% 100%

Nguồn: Tổng hợp, tính toán từ 150 mẫu phiếu phỏng vấn người dân làm du lịch)

Bảng 2.12 cho thấy có 67,3% người dân khẳng định là hoạt động du lịch đem lại nhiều việc làm cho họ. Đây là những gia đình có từ hai đến 3 thành viên tham

gia cung cấp các dịch vụ du lịch như bán hàng, chèo đò, hướng dẫn... Số người cho rằng du lịch đem lại ít việc làm là 31,3% và không là 1,3%. Đây phần lớn là những người trước đây làm nghề thuần nông, do ruộng đất đã bán lại cho nhà nước, trong khi khả năng tham gia vào các hoạt động du lịch lại hạn chế dẫn đến thiếu việc làm. Khi nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến thu nhập của cộng đồng có 51,4% cho rằng du lịch đem lại thu nhập nhiều; 47,3% cho rằng thu nhập ít và 1,3% là không có thu nhập. Những người cho rằng có thu nhập cao là dân ở xã Gia Sinh, và thu nhập ít và không có chủ yếu là ở khu Vân Long. Điều này cho thấy công việc và thu nhập mà người dân nhận được nhiều hay ít bắt nguồn từ hai lý do chính. Một là dịch vụ du lịch mà họ tham gia, hai là sự phát triển du lịch ở mỗi điểm du lịch: người dân tham gia các dịch vụ bán hàng, hướng dẫn hay làm việc trong nhà hàng, khách sạn có thu nhập cao hơn những người làm nghề chèo đò… Thứ hai là điểm nào du lịch phát triển thì người dân sẽ có thu nhập cao: khách đến Bái Đính đông hơn các khu du lịch khác cho nên thu nhập của người dân tham gia hoạt động du lịch ở khu vực này cũng nhiều hơn. Chị Hà Thị Dương ở xóm 6, xã Gia Sinh hiện đang làm hướng dẫn viên du lịch tại chùa Bái Đính cho biết: “Trước đây, khi chưa có chùa Bái Đính, chị chủ yếu làm nông nghiệp, cấy 3 sào lúa thu nhập thấp, cuộc sống khó khăn. Từ khi khu du lịch tâm linh này được xây dựng và đi vào hoạt động đã giúp chị có việc làm và thu nhập bình quân từ 3,5 đến 4 triệu đồng/tháng. Không chỉ có thu nhập nuôi dạy 3 con ăn học mà chị còn được mở mang kiến thức, hiểu biết về mọi mặt”[75]. Chị Nguyễn Thị Vân, người bán hàng ở khu vực chùa Bái Đính cho biết: “Từ khi có chùa Bái Đính, du khách về thăm, vãn cảnh chùa, lễ phật rất đông, đặc biệt là dịp đầu năm. Nhờ vậy, người dân chúng tôi cũng đã chuyển dần từ làm nông nghiệp sang làm dịch vụ du lịch, thu nhập cũng được khoảng 4-6 triệu đồng/tháng, so với làm nông nghiệp vừa nhàn hơn lại ổn định, không lo thiên tai, mất mùa”[75].

Mặc dù hoạt động du lịch có thể đem lại thu nhập hay việc làm nhiều ít khác nhau giữa các điểm du lịch nhưng có tới 89,3% cộng đồng địa khẳng định du lịch đã đem lại cho họ sự hiểu biết rất lớn. Chị Nguyễn Thị Hằng một hướng dẫn viên ở

khu du lịch núi chùa Bái Đính nói: “Trước đây người dân quê tôi quanh năm chỉ biết đến ruộng đồng, cây lúa nhưng từ ngày địa phương phát triển du lịch chúng tôi được Sở VH-TT&DL về tập huấn nghiệp vụ và khuyến khích tham gia vào hoạt động du lịch. Chúng tôi không chỉ hiểu thêm về nét đẹp văn hóa của địa phương mình mà còn có cơ hội giới thiệu, quảng bá đến du khách du lịch. Trong quá trình tiếp xúc với khách du lịch chúng tôi cũng học hỏi được rất nhiều điều từ du khách cả về kiến thức lẫn kỹ năng sống nhờ đó giao tiếp xã hội của tôi cũng khéo léo hơn rất nhiều”.

Mức thu nhập mà người dân nhận được từ hoạt động du lịch phụ thuộc chủ yếu vào tính chất công việc, mức độ tham gia của người dân và đặc biệt là thời gian lao động trong ngày và trong năm mà họ bỏ ra. Đối với những người làm công tác quản lý, hướng dẫn, chụp ảnh phải làm việc hầu như trên 8 tiếng/ngày và một tháng chỉ nghỉ 1 - 2 ngày sẽ có thu nhập cao hơn những người làm dịch vụ chèo đò, bán hàng lưu niệm với thời gian làm việc dưới 8 giờ/ngày và mỗi tháng chỉ làm việc dưới 20 ngày.

Thu nhập từ hoạt động du lịch của người dân trung bình khoảng 25,9 triệu đồng/năm. Hướng dẫn viên du lịch là có thu nhập cao nhất: khoảng gần 40 triệu đồng/năm. Họ là những người dân địa phương, qua các lớp đào tạo nghiệp vụ du lịch do địa phương tổ chức đã trở thành những hướng dẫn viên bản địa xinh đẹp, dễ mến trong lòng du khách. Thu nhập bình quân của họ hơn 3 triệu/tháng, riêng 2 tháng đầu năm thu nhập của những hướng dẫn viên ở chùa Bái Đính là gần 10 triệu đồng/tháng. Thu nhập thứ hai là những người làm trong ban quản lý du lịch. Họ là những người có trình độ, hiểu biết về khu du lịch. Thu nhập của họ tương đối ổn định qua các tháng với mức bình quân là 37,5 triệu đồng/năm (bảng 2.14).

Bảng 2.13. Thu nhập của cộng đồng địa phương tham gia trực tiếp vào hoạt động du lịch

Các hình thức tham gia Số ngày làm việc (Ngày/năm)

Thu nhập (Triệu đồng/năm)

Kinh doanh lữ hành (du lịch) - -

Nhân viên khách sạn, nhà hàng 150 - 200 23

Bán hàng, đổi tiền lẻ 311 16,9

Ban quản lý khu DL 312 37,5

Chèo đò 63 1,4

Hướng dẫn viên 336 40

Xe máy chở khách, lái taxi 317 35

Làm mắm tép 320 15 Chụp ảnh 288 30 Trông giữ xe 302 30 Dọn vệ sinh 329 24,5 Xe trâu trở khách 195 4 Ghi công đức 312 25,5

Cơm cháy, thêu ren 240 24

Thủ công mỹ nghệ 248 30

Các hoạt động khác - -

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS. Khu vực học 60 22 01 13 (Trang 73 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)