Các hình thức tham gia Thu nhập (Triệu đồng/năm) Chăn nuôi lợn 9,2 Chăn nuôi gà 14,3 Trồng rau 12 Nuôi dê 25,7 Làm cơm cháy 84 Làm mắm tép 14,4 Thêu ren 24
Làm nhiều công việc(nuôi gà, lợn, dê..) 12,6
Khác -
Tổng 23,7
(Nguồn: Tổng hợp, tính toán từ 150 mẫu phiếu phỏng vấn người dân không làm du lịch)
Mức thu nhập thêm từ hoạt động du lịch của người dân là 23,7 triệu đồng/ năm trong đó 56% người dân địa phương tham gia vào các hoạt động chăn nuôi, trồng trọt, hoặc làm hàng lưu niệm để tăng thêm thu nhập. Sản xuất cơm cháy đem lại thu nhập cao nhất cho người dân là 84 triệu đồng/năm bởi vì cơm cháy sản xuất bán được quanh năm, không chỉ bán cho khách du lịch mà còn cung cấp cho các đại lý bán lẻ và siêu thị lớn trong và ngoài tỉnh. Tuy nhiên sản xuất cơm cháy đòi hỏi phải đầu tư trang thiết bị hiện đại, phải thuê nhân công và có thị trường ổn định nên không phải ai cũng làm được. Ngành nuôi dê đem lại thu nhập cao thứ hai là 25,7 triệu đồng/năm. Dê ăn nhiều các loại lá và chăn thả tự do trên núi, thức ăn kèm ít nên thu nhập tương đối cao. Làm mắm tép cũng cho thu nhập khá cao khoảng 14,4 triệu đồng/năm. Trước đây người dân Gia Viễn có làm mắm tép nhưng chỉ để ăn
trong nhà. Từ ngày ngành du lịch của địa phương phát triển mắm tép đã trở thành món ăn không thể thiếu trong các nhà hàng, khách sạn và cùng với cơm cháy là món quà được du khách lựa chọn mang về tặng bạn bè, người thân. Trồng rau đem lại thu nhập là 12 triệu đồng/năm. Các ngành còn lại cũng cho thu nhập từ 9 đến 14 triệu đồng. Đời sống vật chất của người dân được nâng lên đáng kể.
- Ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới hoạt động nông nghiệp của địa phương
Trước đây người dân Gia Viễn thường ở nhà làm nông nghiệp, công nhân hoặc đi xuất khẩu lao động. Tuy nhiên tỷ lệ người dân thất nghiệp lớn và số dân có mức thu nhập khá là rất ít. Bắt đầu từ năm 2008 hoạt động du lịch của địa phương phát triển mạnh, phần lớn đất nông nghiệp ở các khu du lịch như chùa Bái Đính, Kênh Gà, khu bảo tồn đất ngập nước Vân long đã được nhà nước hoặc các tổ chức thu mua để làm du lịch cho nên việc phát triển du lịch ít nhiều đã ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp của địa phương.
Bảng 2.16. Ảnh hưởng của du lịch tới hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân làm du lịch
Mức ảnh hƣởng Tỷ lệ (%)
Nuôi nhiều gia súc, gia cầm thủy sản 36
Trồng nhiều hoa màu 8,7
Trồng ít hoa màu 30,7
Bỏ hoang ruộng đất 24,6
(Nguồn: Tổng hợp, tính toán từ 150 mẫu phiếu phỏng vấn người dân làm du lịch)
Bảng 2.16. cho thấy 36% số người tham gia phỏng vấn đều nuôi thêm gia súc, gia cầm và thủy sản để cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn, chỉ có 8,7% là trồng thêm hoa màu. Còn lại tỷ lệ bỏ hoang ruộng đất và trồng ít hoa màu là hơn 60% bởi hai lý do chính là: thứ nhất đất đã bị thu mua cho du lịch cho nên người dân không có đất canh tác nếu muốn làm thêm nông nghiệp họ chỉ có thể chọn hình thức chăn nuôi gia súc, gia cầm và thủy sản ở nhà; thứ hai là người dân tham gia
các dịch vụ du lịch nên họ không có thời gian làm nông nghiệp dẫn đến ruộng đất bị bỏ hoang, hoặc gieo trồng hoa màu ít.
Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng tới hoạt động nông nghiệp lại có sự khác nhau giữa người dân tham gia vào hoạt động du lịch và người dân không tham gia vào hoạt động du lịch.
Bảng 2.17. Ảnh hưởng của du lịch tới hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân không làm du lịch
Mức ảnh hƣởng Tỷ lệ (%)
Nuôi nhiều gia súc, gia cầm thủy sản 32
Nuôi ít gia súc, gia cầm thủy sản 4
Trồng nhiều hoa màu 22,7
Trồng ít hoa màu 21,3
Trồng nhiều cây ăn quả 10
Bỏ hoang ruộng đất 10
Tổng 100
(Nguồn: Tổng hợp, tính toán từ 150 mẫu phiếu phỏng vấn người dân không làm du lịch)
Đối với người dân không làm du lịch thì tỷ lệ bỏ hoang ruộng đất ít hơn. Người dân có xu hướng nuôi thêm nhiều gia súc, gia cầm thủy sản và trồng nhiều cây hoa màu để cung cấp cho hoạt động du lịch của địa phương.
- Ảnh hƣởng của hoạt động du lịch tới truyền thống gia đình
Mức độ ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến nếp sinh hoạt, truyền thống gia đình của người dân có sự khác biệt giữa những người dân làm du lịch và người dân không làm du lịch. Tuy nhiên mức độ chênh lệch giữa hai đối tượng này là không lớn.
Những người dân không tham gia vào hoạt động du lịch cho rằng du lịch không làm biến đổi truyền thống gia đình họ là 37,3%, biến đổi tích cực là 56% và tiêu cực là 6,7%. Đối với người dân làm du lịch thì kết quả phỏng vấn cho thấy du lịch biến đổi truyền thống gia đình theo hướng tiêu cực chiếm tỷ trọng rất thấp chỉ có 4,7%, không biến đổi là 36 % và biến đổi theo hướng tích cực là 57% (bảng 2.18).
Bảng 2.18. Mức độ ảnh hưởng của du lịch đến truyền thống gia đình
Mức ảnh hƣởng Ngƣời dân tham gia làm du lịch
(%)
Ngƣời dân không tham gia làm du lịch
(%)
Không biến đổi 36 37,3
Biến đổi tích cực 59,3 56
Biến đổi tiêu cực 4,7 6,7
Tổng 100 100
Nguồn: (Tổng hợp, tính toán từ 300 mẫu phiếu phỏng vấn người dân ở Gia Viễn)
Sự biến đổi này phụ thuộc chủ yếu vào mức độ tham gia và thu nhập mà người dân nhận được từ hoạt động du lịch. Đối với những người không tham gia, tham gia ở mức độ thấp hoặc có ít thành viên làm du lịch khẳng định du lịch hầu như không làm thay đổi nhiều đến truyền thống gia đình họ.
Những gia đình có nhiều người tham gia vào hoạt động du lịch với mức thu nhập ổn định khẳng định du lịch làm cho truyền thống gia đình thay đổi theo hướng tích cực. Đời sống kinh tế đã được cải thiện nên mọi người có điều kiện quan tâm, chăm sóc nhau nhiều hơn. Đặc biệt là vai trò của các thành viên trong gia đình cũng đang thay đổi. Trước đây lao động chính trong gia đình là nam giới ở độ tuổi thanh niên hoặc trung niên. Từ ngày địa phương phát triển du lịch thì ngay cả người già, trẻ em và phụ nữ cũng là nguồn lao động đem lại thu nhập cao. Người phụ nữ ở Gia Viễn đã được làm chủ cuộc sống, được tham gia đóng góp ý kiến trong gia đình và ngoài xã hội. Họ cũng được quan tâm, chăm sóc, tham gia các đoàn thể xã hội qua đó sống tự tin, năng động hơn.
Tuy nhiên cũng có một số ít người dân khẳng định rằng du lịch đã làm thay đổi nếp sinh hoạt hàng ngày của gia đình theo hướng xấu đi (bao gồm cả những người làm du lịch và không làm du lịch). Những người dân này nói rằng do công việc nhiều nên các thành viên trong gia đình bận rộn hơn nên ít có thời gian dành cho nhau. Bữa cơm gia đình hiếm khi có mặt đầy đủ mọi người. Nhiều lễ hội,
những nét văn hóa đẹp của quê hương đã một phần bị thương mại hóa trở nên rườm rà, phức tạp hơn. Hiện tượng trẻ em bỏ học giữa chừng, tệ nạn trộm cướp, mại dâm, cờ bạc cũng đã bắt đầu xuất hiện ở vùng quê trước đây vốn rất thuần nông này. Thêm vào đó do nhu cầu sử dụng các sản vật địa phương của khách du lịch ngày càng tăng lên mà ruộng đất lại ít nên sản xuất lương thực, thực phẩm và chăn nuôi gia súc, gia cầm không đủ đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của địa phương. Họ phải mua thêm lương thực và hàng tiêu dùng từ nơi khác nên giá cả trở nên đắt đỏ, chi phí sinh hoạt theo đó cũng tăng lên. Tuy nhiên đối tượng nhận biết rõ rệt sự thay đổi này thường là những người già - những người khá nhạy cảm với sự thay đổi của xã hội và hay hoài niệm về những giá trị truyền thống.…
- Sự phát triển của du lịch dưới cách nhìn nhận của cộng đồng địa phương
Người dân chính là những người tiếp xúc thường xuyên, nhiều nhất với du khách nên cũng là những người khá am hiểu về hoạt động du lịch của địa phương. Khi được nhận định về những khó khăn của du lịch địa phương hiện nay với tư cách là một trong những chủ thể của hoạt động du lịch họ cũng đã đóng góp những tiếng nói riêng của mình.
Bảng 2.19. Khó khăn trong hoạt động du lịch của địa phương dưới nhận định của người dân làm du lịch
Nội dung Tỷ lệ (%)
Vốn 46,7
Ngoại ngữ 29,3
Kỹ thuật 2,7
Phương tiện đi lại 1,3
Khác 20
(Nguồn: Tổng hợp, tính toán từ 150 mẫu phiếu điều tra cộng đồng địa phương làm du lịch)
Theo người dân khó khăn lớn nhất trong hoạt động du lịch của địa phương hiện nay là vốn (46,7%), tiếp theo là ngoại ngữ (29,3%), kỹ thuật và phương tiện đi lại chiếm tỷ lệ thấp là 2,7 và 1,3%. Những người cho rằng hoạt động du lịch của địa
phương hiện nay còn đang khó khăn ở cả nguồn vốn, ngoại ngữ, phương tiện đi lại chiếm tỷ lệ khá đông khoảng 20%. Những nhận định này cho thấy người dân nhận thức về vai trò, vị trí của mình trong sự phát triển du lịch của địa phương ngày càng hoàn thiện hơn, họ cũng đang nỗ lực hết mình vào sự phát triển du lịch của huyện nhà.
- Khả năng sẵn sàng đón tiếp khách du lịch
Khi được phỏng vấn về khả năng sẵn sàng phục vụ khách du lịch, những người dân không làm du lịch khẳng định họ có thể cung cấp các dịch vụ sau: Dịch vụ cung cấp nông, lâm, thủy sản (44,7%); Bán hàng, chụp ảnh (10,6%); Dịch vụ hướng dẫn (11,6%); Dịch vụ nhà hàng khách sạn (8,7%), Dịch vụ vận chuyển (8%); Các dịch vụ khác như cung cấp hàng thủ công mỹ nghệ, hàng lưu niệm, dịch vụ trung gian… chiếm tỷ lệ 16,7%.
Bảng 2.20. Những dịch vụ du lịch người dân có khả năng tham gia
STT Tên dịch vụ Tỷ lệ
1 Nhà hàng, khách sạn 8,7
2 Vận chuyển 8
3 Cung cấp nông, lâm, thủy sản 44,7
4 Bán hàng, chụp ảnh 10,6
5 Hướng dẫn 11,3
6 Khác 16,7
(Nguồn: Tổng hợp, tính toán từ 150 mẫu phiếu điều tra người dân không làm du lịch)
Khả năng cung cấp các dịch vụ du lịch của người dân dựa vào nguồn nhân lực và những điều kiện cơ sở vật chất và kinh tế mà họ có khả năng. Phần lớn những người nông dân có khả năng cung cấp dịch vụ nông, lâm, thủy sản; viên chức, công nhân là dịch vụ bán hàng, chụp ảnh, vận chuyển, hướng dẫn; tư thương là nhà hàng, khách sạn. Tuy khả năng cung cấp các dịch vụ du lịch là khác nhau nhưng hơn 90% người dân được phỏng vấn cho rằng họ cảm thấy thoải mái, dễ chịu khi gặp khách du lịch và 96,7% cho rằng họ sẵn sàng đón tiếp khách du lịch. Điều này một mặt phản ảnh thái độ thân thiện của người dân với du khách, mặt khác cho thấy nguồn lực to lớn trong việc phát triển hình thức du lịch dựa vào cộng đồng của địa phương.
* Mức độ đóng góp của du lịch vào sự phát triển của kinh tế - xã hội của địa phƣơng
Hoạt động du lịch của huyện Gia Viễn không chỉ đem lại việc làm, thu nhập ổn định cho người dân mà còn góp phần quan trọng trong việc đem lại nguồn ngoại tệ, cải thiện hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của địa phương như: các tuyến đường giao thông liên huyện, liên xã, liên thôn của huyện Gia Viễn được nâng cấp, xây mới khang trang, to đẹp hơn. Hàng loạt các công trình phúc lợi xã hội, các nhà trẻ, trường học, nhà văn hóa… được tu bổ, xây mới nhờ du lịch. Hoạt động du lịch đã làm thay đổi đáng kể bộ mặt làng quê Gia Viễn nhất là ở những xã phát triển mạnh du lịch như Gia Sinh, Gia Vân, Gia Thịnh như: năm 2013 thu nhập bình quân đầu người của xã Gia Sinh đã đạt 23,3 triệu đồng, tăng 40% so với năm 2010. Toàn xã có trên 91% hộ có nhà mái bằng kiên cố, 100% đường giao thông được cứng hóa, cả 3 trường Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở đều đạt chuẩn quốc gia; 84,7% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Hơn 2 năm qua, nhân dân trong xã đã hiến trên 15 nghìn m2 đất, tham gia hơn 10 nghìn ngày công, ủng hộ 6,7 tỷ đồng làm đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa thôn… thực hiện các tiêu chí xây dựng nông thôn mới. Hiện nay, xã đã đạt 17/19 tiêu chí xây dựng nông thôn mới, phấn đấu đến năm 2014 sẽ hoàn thành cả 19 tiêu chí và được công nhận là xã đạt chuẩn nông thôn mới [75].
- Các chƣơng trình hỗ trợ cộng đồng địa phƣơng
Trong những năm qua huyện Gia Viễn đã tổ chức rất nhiều các chương trình hỗ trợ cộng đồng địa phương tham gia vào hoạt động du lịch, những chương trình này đã thể hiện sự quan tâm của các cấp đối với cộng đồng và mang lại hiệu quả to lớn nhằm thúc đẩy ngành du lịch của địa phương phát triển nhanh và bền vững như:
Bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng:
Năm 2008, Sở VH-TT&DL Ninh Bình đã phối hợp với UBND xã Gia Sinh, Doanh nghiệp xây dựng Xuân Trường đã tổ chức lớp bồi dưỡng kiến thức du lịch cộng đồng cho trên 300 cán bộ, nhân viên, lực lượng an ninh trật tự và những lao động làm dịch vụ tại khu núi chùa Bái Đính
Lớp dạy nghề phục vụ du lịch
Năm 2011 huyện Gia Viễn đã tổ chức các lớp dạy nghề và nâng cao tay nghề cho các hộ dân ở các làng nghề truyền thống phục vụ du lịch như: nghề thêu ren ở thôn Tập Ninh, xã Gia Vân; nghề mây tre đan ở thôn An Thái, xã Gia Trung; nghề mộc ở xã Gia Thịnh; lớp đào tạo hướng dẫn viên du lịch, kỹ thuật chụp ảnh, kỹ năng bán hàng, kỹ năng giao tiếp cho nhân dân khu vực núi chùa Bái Đính.
Lớp bồi dưỡng kiến thức pháp luật giao thông đường thủy nội địa:
Năm 2011, UBND tỉnh đã giao cho Sở GTVT chủ trì phối hợp cùng với Công an tỉnh, Sở VH-TT&DL Du lịch và UBND các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư hướng dẫn và đào tạo, cấp chứng chỉ chuyên môn cho người lái đò.
Lớp bồi dưỡng thuyết minh viên tại điểm du lịch:
Từ năm 2012, huyện Gia Viễn, Sở VH-TT&DL Ninh Bình, Trường Đại học khoa học XH&NV phối hợp tổ chức lớp bồi dưỡng thuyết minh viên tại điểm du lịch tâm linh chùa Bái Đính cho thuyết minh viên tự do đang làm việc tại Khu tâm linh chùa Bái Đính và người dân xã Gia Sinh.
Lớp tập huấn nghiệp vụ du lịch cho thuyết minh viên và cán bộ, công chức, viên chức du lịch
Năm 2013, Trung tâm Thông tin xúc tiến du lịch (Sở VH-TT&DL) đã phối hợp với Khoa Du lịch - Trường đại học khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ thuyết minh viên du lịch năm 2013 cho 50 cán bộ , công chức , viên chức trong các phòng , ban, đơn vi ̣ sự nghiê ̣p trực thuô ̣c Sở VH- TT&DL; cán bô ̣ viên chức phòng văn hóa , thông tin và các trun g tâm văn hóa - thể thao cấp thành phố, huyê ̣n, thị xã trong đó có huyện Gia Viễn.
2.8.3. Từ góc độ đảm bảo sự bền vững về môi trường
Mặc dù huyện Gia Viễn chưa có những nghiên cứu cũng như con số thống kê cụ thể về những tác động của hoạt động du lịch lên chất lượng của môi trường nhưng thông qua những đánh giá của người dân về những thay đổi của môi trường từ hoạt động du lịch ta có thể nhận định được phần nào về mức độ bền vững của hoạt động du lịch ở huyện Gia Viễn. Điều này được phản ánh qua một số tiêu chí sau:
* Ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến chất lượng của môi trường
Bảng 2.21. Mức độ ảnh hưởng của du lịch đến chất lượng môi trường