Hạng Ý nghĩa Nhiệt độ TB năm (oC) Nhiệt độ TB tháng (oC) Biên độ của to TB năm Lƣợng mƣa năm (mm) 1 Thích nghi 18 - 24 24 - 27 < 60 1250 - 1990 2 Khá thích nghi 24 -27 27 - 29 6 - 8 0 1990 - 2550 3 Nóng 27 - 29 29 - 32 8 - 140 > 2550 4 Rất nóng 39 - 32 32- 35 14 - 190 < 1250 5 Không thích nghi > 32 > 35 > 19 0 < 650 Nguồn: [72, tr. 87]
Như vậy theo bảng 1.2 thì khí hậu của huyện Gia Viễn được coi là thích nghi với hoạt động du lịch vì vậy huyện Gia Viễn có thể dựa vào những thế mạnh sẵn có của mình về tài nguyên thiên nhiên để phát triển sản phẩm du lịch đặc trưng là du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh.
* Thủy văn
Tài nguyên nước có một ý nghĩa vô cùng quan trọng cho sự phát triển của hoạt động du lịch do hoạt động du lịch cần một lượng nước sạch rất lớn: trung bình một người dân sử dụng 50 lít nước/ngày thì nhu cầu của khách du lịch cao gấp 4 lần, thậm chí là 10 lần nên muốn phát triển du lịch bền vững cần phải có nguồn nước dồi dào, có chất lượng tốt.
Huyện Gia Viễn là một trong những địa phương trong tỉnh Ninh Bình có nguồn tài nguyên nước mặt vô cùng phong phú đó là các ao hồ, sông suối dày đặc, với những con sông có lưu lượng nước và tốc độ dòng chảy lớn nhất của tỉnh Ninh Bình như: sông Đáy, sông Hoàng Long, Sông Bôi, sông Rịa, với tổng chiều dài 42,7km, mật độ sông ngòi 0,4km/km2. Ngoài việc cung cấp nguồn nước, phát triển giao thông đường thủy thì hệ thống sông ngòi ở huyện Gia Viễn còn có giá trị rất lớn về mặt văn hóa lịch sử, với cảnh quan đôi bờ xinh đẹp, thơ mộng, có nhiều điểm di tích dọc bờ sông nên có giá trị rất lớn về mặt du lịch đặc biệt là sông Hoàng Long và sông Đáy.
Lượng nước ngầm không cao nhưng chất lượng nước ngầm tương đối tốt do được thẩm thấu qua tầng đá vôi, đất sét. Hiện nay ở huyện còn có suối khoáng nóng Kênh Gà có chứa nhiều khoáng chất như Natriclorua, muối Cacbonat… không chỉ tắm ngâm để chữa các bệnh phụ khoa và ngoài da mà còn được đóng chai làm đồ uống rất tốt cho sức khỏe.
1.2.1.3. Sinh vật
Thảm thực vật và động vật rất phong phú, tập trung chủ yếu ở khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long với những hệ sinh thái đặc trưng sau đây: hệ sinh thái đất ngập nước, hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi, còn có hệ sinh thái đồng ruộng, bãi cỏ, nương rẫy và hệ sinh thái làng bản. Hệ động thực vật của Vân Long vô cùng đa dạng với trên 700 loài thực vật, trên 100 loài động vật, trong đó có nhiều
của địa phương. Bên cạnh đó là còn có các loài động vật, rau, củ đa dạng do nhân dân sản xuất để cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm cho nhân dân và du khách.
1.2.1.4. Các cảnh quan thiên nhiên nổi bật
Thiên nhiên đã ưu đãi cho huyện Gia Viễn những danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp, những dãy núi đá vôi hùng vĩ, thơ mộng nằm xen kẽ những cánh đồng ngập nước của vùng quê chiêm trũng. Tất cả tạo thành một bức tranh sơn thủy hữu tình mà ai đã một lần ghé thăm khó có thể quên. Đó là:
* Khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long
Khu bảo tồn có diện tích 2.643 ha, nằm trên địa phận của 7 xã: Gia Hưng, Liên Sơn, Gia Hòa, Gia Vân, Gia Lập, Gia Tân, Gia Thanh, cách thành phố Ninh Bình 20 km về phía Bắc. Đây là khu bảo tồn có mức độ đa dạng sinh học cao, có hệ sinh thái đất ngập nước với diện tích lớn nhất ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, cũng là nơi khoanh vùng bảo vệ loài Voọc quần đùi trắng - một loài linh trưởng quý hiếm đã được ghi trong sách đỏ thế giới.
Trong rừng Vân Long có 457 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 327 chi, 127 họ. Đặc biệt có 8 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam (1996) là: kiêng, lát hoa, tuế lá rộng, cốt toái bổ, sắng, bách bộ, mã tiền hoa tán… Về động vật có 39 loài, 19 họ, 7 bộ thú, có 12 loài động vật quý hiếm như Voọc quần đùi trắng (chiếm số lượng lớn nhất ở Việt Nam), gấu ngựa, sơn dương, cu ly, khỉ mặt đỏ, cày vằn, báo gấm, báo hoa mai… Trong các động vật bò sát có 9 loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam như: rắn hổ chúa, kỳ đà hoa, trăn đất, rắn ráo trâu, rắn sọc đầu đỏ, rắn cạp nong, rắn hổ mang, tắc kè. Vân Long cũng có khả năng hình thành một vườn chim với 62 loài, 32 họ, 12 bộ chim. Hiện nay có khoảng 250 con cò bợ, cò ruồi, cò trắng thường xuyên kiếm ăn ở bãi sình lầy và ruộng lúa. Đặc biệt ở Vân Long có loài cà cuống thuộc họ chân bơi, một loại côn trùng quý hiếm đã được đưa vào sách đỏ của Việt Nam. Ngoài giá trị dược lý, gắn liền với văn hóa ẩm thực, cà cuống sống được còn biểu hiện sự trong lành của môi trường nước, giúp con người tiêu diệt được một số loài thân mềm mang bệnh ký sinh trùng và loài ốc biêu vàng hiện nay đang mang gây nhiều tác hại [5, tr.293-294].
Khu du lịch sinh thái Vân Long có 32 hang động đẹp, nhiều hang rộng có giá trị phát triển du lịch như: hang Cá, hang Bóng, hang Rùa, hang Chanh, hang Thúi Thó…Ngoài ra Vân Long còn là nơi có cảnh quan và di tích lịch sử như động Hoa Lư nơi khởi nghiệp của vua Đinh Tiên Hoàng, Kẽm Chăm và đền thờ Mẫu, nơi thờ mẹ của bốn tướng Hồng Nương… Cảnh quan nơi đây mang phong cảnh một vùng quê yên ả, dân giã của hương đồng gió nội hiền hòa. Vân Long được mọi người ca tụng như một vịnh Hạ Long không sóng. Non nước Vân Long vì thế là một nơi thuận lợi để phát triển du lịch sinh thái, là địa điểm lý tưởng để các nhà khoa học, sinh viên đến nghiên cứu về vùng đất ngập nước nội đồng của Việt Nam.
* Động Địch Lộng
Động thuộc xã Gia Thanh, được nhân dân phát hiện từ năm 1739. Địch Lộng có nghĩa là tiếng sáo thổi, khi đứng ở cửa động, gió thổi vào cửa động, nghe có tiếng vi vu như tiếng sáo. Động gồm 3 hang nối liền với nhau, hang ngoài thờ Phật rồi đến hang Tối, hang Sáng. Vào Địch Lộng du khách như lạc vào một cõi bồng lai tiên cảnh bằng đá. Nhũ đá trong hang tối có hình dáng đa dạng như voi uống nước, voi chầu, hổ phục, phượng múa, rồng uống nước, khỉ cõng con, cá giương vây, gà ấp trứng, cây vàng, cây bạc, cung vàng, điện ngọc…Có thể nói đây chính là những kỳ quan thiên tạo mà mỗi không gian của vách động, trần động là một bức tranh nghệ thuật, những nét chạm khắc tuyệt vời của thiên nhiên, thời gian hấp dẫn về hình khối, sống động trong đường nét, đạt đến mức tinh xảo mà con người không thể làm được [5, tr.287]. Trong động thờ nhiều tượng Phật, tượng La Hán, tượng Hộ Pháp đặt trên các bệ đá đặc biệt có 2 pho tượng Phật được tạc bằng đá xanh nguyên khối rất đẹp. Động được vua Minh Mạng đề tặng 5 chữ “Nam thiên đệ tam động” (Động đẹp thứ 3 ở trời Nam).
* Động Hoa Lư
Động Hoa Lư hay còn gọi là động thung Lau hay thung Ông, thuộc thôn Mai Phương, xã Gia Hưng. Đây là căn cứ ban đầu của Đinh Bộ Lĩnh. Khi theo mẹ về quê lúc đầu ở cạnh đền Sơn Thần (Gia Thủy, Nho Quan, cách gần đó) Đinh Bộ Lĩnh đã cùng lũ trẻ chăn trâu lấy hoa lau làm cờ tập trận cờ lau ở động Hoa Lư. Lớn
lên ông tỏ rõ là người mưu cao, có chí lớn nên đã tập hợp, luyện quân sĩ cũng ở đây. Vì vậy động còn mang tên thung Ông.
Động Hoa Lư là một thung lũng gần tròn, rộng khoảng 16 mẫu, xung quanh là các dãy núi đá dựng đứng cao trên dưới 200m, phía bắc động có ngọn cao gần 400m. Dưới chân các dãy núi và trên sườn núi, có nhiều cụm cây lau, đến mùa hoa nở trắng xóa. Cho nên động có tên là thung Lau. Trong động có một ngôi đền nhỏ thờ vua Đinh Tiên Hoàng. Ngôi đền được dựng theo kiểu ống muống (nhà dọc), hai gian phía trước có ba chữ Hán “Vọng Như Vân” (nhìn xa với lòng ngưỡng mộ ấy như ẩn hiện trong mây). Gian ngoài là Tiền đường đặt một hương án để một bát hương đá thờ công đồng. Gian trong rộng hơn làm Hậu cung, không đặt hương án mà làm sàn gỗ treo cao, cung trên để tượng Đinh Tiên Hoàng sơn son thiếp vàng ngồi trong ngai. Cung dưới thấp hơn đặt tượng thờ Nguyễn Minh Không.
* Suối nước nóng mặn Kênh Gà
Suối nước nóng mặn Kênh Gà thuộc thôn Kênh Gà, xã Gia Thịnh. Các nhà khoa học Việt Nam đã nghiên cứu và khẳng định đây là loại nước khoáng mặn rất tốt, tương tự như nước khoáng nóng vùng Wies baden (Đức), nước khoáng vùng Capcazơ (Liên Xô cũ). Nó chứa nhiều muối Natriclorua, Kaliclorua, Canxi, Magiêclorua và muối Bicaclonát. Nước không màu, trong, nhiệt độ ổn định giữ đều cho cả mùa đông và mùa hè 53oC. Mỗi giờ nguồn nước chảy ra 5m3 [5, tr.303-304]. Mùa đông, từ xa du khách đã trông thấy ở miệng suối một đám sương mù dày đặc từ suối bốc lên.
Nước khoáng Kênh gà dùng để tắm hay ngâm mình nhiều lần sẽ khỏi các bệnh như khớp mãn tính, viêm dây thần kinh, các bệnh ngoài da và phụ khoa… Nước suối Kênh Gà uống vào có tác dụng kích thích hoạt động của gan, mật, chữa bệnh bướu cổ và dùng để bào chế huyết thanh tiêm tĩnh mạch… Ngày nay nước nóng mặn Kênh gà đã được đóng chai, nạp thêm khí CO2 để dùng làm nước giải khát, góp phần chăm sóc và bảo vệ sức khỏe con người. Nước khoáng Kênh Gà là một trong số rất ít mỏ khoáng lộ thiên ở nước ta có giá trị to lớn trong y học để phòng và chữa bệnh và phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh.
1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Gia Viễn chính là một mảnh đất có bề dày văn hóa lịch sử. Từ thời cổ, người Việt cổ đã sinh sống tại đây mà dấu tích chính là những chiếc rìu đá có vai được người dân tìm thấy ở các khu đồi thuộc các xã Gia Vân, Gia Vượng, Gia Hòa, Liên Sơn. Lưỡi rìu mài nhẵn thuộc thời hậu kỳ đồ đá mới, sơ kỳ đồ đồng (cách đây khoảng 5000 năm). Cũng ở các khu rừng đồi này còn có những di tích mộ thời Hán, Đường, những ngôi mộ cuốn vòm bằng gạch múi bưởi có hoa văn ô trám lồng khẳng định Gia Viễn đã từng là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị của khu vực [18, tr.10].
Trong quá trình lịch sử hình thành và phát triển, mảnh đất này cũng đã sản sinh ra rất nhiều những danh nhân văn hóa, những anh hùng dân tộc, những nhà khoa bảng… mà dấu tích còn để lại ở những đình, đền, chùa, những câu chuyện truyền thuyết, những lễ hội… ở khắp các xã trong huyện. Điều này tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt đối với những nhà nghiên cứu văn hóa và khách du lịch.
1.2.1.1. Các di tích tôn giáo, văn hóa - lịch sử
Hiện nay Gia Viễn có 45 di tích văn hóa - lịch sử đã được xếp hạng, trong đó có 13 di tích được xếp hạng cấp quốc gia và 32 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Các di tích lịch sử này có giá trị rất lớn đối với du lịch, hợp lại thành bộ sưu tập quý giá trong kho tàng di sản văn hoá Việt Nam. Nhiều di vật bên trong một số di tích vẫn được bảo quản nguyên vẹn. Nhiều công trình kiến trúc như: Di tích kiến trúc đền Thánh Nguyễn, Chùa Địch Lộng, Chùa Bái Đính, Đền thờ Đinh Tiên Hoàng, Di tích lịch sử nghệ thuật chùa Lỗi Sơn, Động Hoa Lư, Đình Vân Thị, Nhà thờ và Mộ Nguyễn Bặc… được duy trì bảo tồn khá tốt.
* Chùa Bái Đính
Chùa Bái Đính tọa lạc tại thôn Sinh Dược, xã Gia Sinh. Đây là một quần thể bao gồm nhiều hạng mục, công trình được xây dựng trong nhiều năm. Trong đó có: Chùa Bái Đính cổ do thiền sư Nguyễn Minh Không phát hiện ra trên đường đi tìm cây thuốc nam chữa bệnh cứu người vào khoảng thế kỷ thứ 11 và chùa Bái Đính mới được khởi công xây dựng từ năm 2003 và dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2015. Cho đến thời điểm hiện tại chùa Bái Đính đang sở hữu rất nhiều kỷ lục như:
- Các pho tượng bằng đồng dát vàng lớn nhất Việt Nam như: Tượng phật Quan Thế Âm Bồ Tát (100 tấn tính cả bệ), tượng Tam Thế (mỗi pho nặng 50 tấn),Tượng Pháp Chủ (100 tấn tính cả bệ).
- Các pho tượng bằng đồng lớn nhất Việt Nam như: Tượng phật Di lặc bằng đồng ngoài trời (80 tấn), hai pho tượng thần Khuyến thiện và Trừng ác (mỗi pho nặng 12 tấn), bộ tượng Bát Bộ Kim Cương (mỗi pho nặng 4 tấn); tượng A Nan và Ca Diếp (mỗi pho nặng 30 tấn).
- Đại hồng chung bằng đồng lớn nhất Việt Nam ( nặng 36 tấn). - Khu chùa rộng nhất Việt Nam: tổng 539 ha.
- Khu chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á ( gần 3 km).
- Khu chùa có nhiều tượng La Hán nhất Việt Nam: 500 vị bằng đá xanh cao khoảng 2m.
- Khu chùa có giếng ngọc lớn nhất Việt Nam.
- Khu chùa có số cây bồ đề nhiều nhất Việt Nam: 100 cây bồ đề được chiết từ cây bồ đề Ấn Độ [50].
Chùa Bái Đính đang được giới báo trí mệnh danh và ca tụng là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á và cũng là nơi diễn ra các sự kiện văn hóa, phật giáo lớn của Việt Nam và trên thế giới, là niềm tự hào của quê hương Gia Viễn.
*Chùa Địch Lộng
Chùa Địch Lộng tọa lạc ở phía Bắc xã Gia Thanh còn có tên gọi khác là chùa Hang hay Cổ Am Tự, động còn có tên gọi là Nham Sơn. Từ xa xưa, quá trình phong hóa castơ của núi đá vôi ở đây đã tạo ra hang động, nhưng cây cối mọc um tùm không ai biết. Tương truyền, vào năm 1739 một tiều phu đi kiếm củi, leo lên núi đã phát hiện ra cửa động, vào trong thấy có nhiều nhũ đá đẹp, đặc biệt trông thấy một nhũ đá có hình giống như tượng Phật nên lập ban thờ ngay từ đó mãi đến triều vua Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng thứ nhất, tức là năm 1740, động mới được biến thành chùa để thờ Phật. Trong chùa còn lưu giữ một số hiện vật quý như: một quả chuông nhỏ đường kính 25 cm, không rõ niên hiệu treo ở nhà Tổ; một quả chuông lớn, đúc năm Minh Mệnh thứ 8 (1827) treo ở chùa; 22 pho tượng Phật và Bồ Tát.
Có tượng Quan Âm nghìn mắt, nghìn tay (thực tế 12 tay) và một tượng Quốc sư Nguyễn Minh Không [49, tr.177]. Bên cạnh đó chùa còn có rất nhiều các công trình phụ trợ khác nhu bảo tháp, tượng phật Di Lặc, khuôn viên chùa…
* Đền Thánh Nguyễn Minh Không - Quốc sư triều Lý
Đền còn có tên chữ là Viên Quang Tự, tọa lạc tại địa phận của hai xã Gia Thắng và Gia Tiến. Vào thời nhà Đinh, vùng đất có đền thờ này còn gọi là Đàm Gia Loan, sau đổi là Đàm Xá, là quê hương của thân mẫu vua Đinh, sau cũng là quê hương của đức Thánh Nguyễn Minh Không, câu tục ngữ “Điềm Giang sinh Thánh” chính là nói vùng đất này. Đền đức Thánh Nguyễn vốn là ngôi chùa nhỏ do chính tay ông xây dựng và khoảng năm 1121, khi ông mất nhân dân biến ngôi chùa thành nơi thờ ông. Bài vị của thánh Nguyễn Minh Không được thờ ở gian giữa của Chính Tẩm, phía sau bài vị là bát hương và tượng Thánh ở tuổi 40 ngồi xếp bằng trong tư thế thiền định. Gian phía đông của Chính Tẩm có hai lầu thờ bài vị Khải Thánh (cha mẹ Nguyễn Minh Không). Gian phía tây của Chính Tẩm có lầu thờ bài vị Tô Hiến Thành.
Đền Thánh Nguyễn ngoài các giá trị về kiến trúc, tại đây còn lưu giữ những