Năm
Doanh thu du lịch tỉnh Ninh
Bình
Doanh thu du lịch huyện Gia Viễn
Tổng doanh thu (triệu đồng) Tăng so với năm trƣớc (%) % so với tỉnh Ninh Bình 2003 27.320 2.150 - 7,87 2004 40.710 3.438 59,91 8,44 2005 65.923 6.564 91,01 9,96 2006 87.995 8.876 35,16 10,09 2007 111.443 11.866 33,69 10,65 2008 162.043 14.674 23,66 9,06 2009 250.925 19.076 30 7,60 2010 551.427 26.708 40,01 4,84 2011 655.239 25.045 - 16,63 3,82 2012 728.474 25.359 1,25 3,48 Tăng TB 2004- 2012 33,12
(Nguồn:Tác giả tổng hợp trên cơ sở số liệu của Niêm giám thống kê huyện Gia Viễn và Cục Thống kê Ninh Bình)
Do doanh thu du lịch phụ thuộc nhiều vào lượng khách du lịch, ngày khách lưu trú, chi tiêu của khách… nên sự tăng trưởng của doanh thu du lịch của huyện không ổn định qua các năm. Những năm Gia Viễn đón được nhiều khách, kinh tế ổn định, khách chi tiêu nhiều là những năm doanh thu du lịch của huyện tăng trưởng cao như: năm 2005 là 91,01%, năm 2010 là 40,01%. Năm 2011 do lượng khách quốc tế - đối tượng đem lại nguồn thu chủ yếu đến Gia Viễn thấp nên tốc độ tăng trưởng doanh thu du lịch của huyện giảm xuống 16,63 so với năm 2010. Năm 2012 tốc độ tăng trưởng đã khá hơn nhưng vẫn ở mức thấp hơn so với các năm trước, chỉ
đạt 1,25% so với năm 2011. Năm 2013 cùng với sự khởi sắc của lượng khách quốc tế doanh thu du lịch của huyện đạt gần 50 tỷ đồng tăng gần 1,8 lần so với năm 2012. Tỷ trọng doanh thu du lịch của huyện Gia Viễn trong cơ cấu doanh thu du lịch của tỉnh Ninh Bình cũng không ổn định qua các năm. Từ năm 2003 đến năm 2007 tỷ trọng doanh thu du lịch của huyện Gia Viễn có xu hướng tăng (từ 7,87% năm 2003 lên đến 10,65% năm 2007) nhưng từ năm 2007 trở lại đây lại có xu hướng giảm đi (năm 2012 chỉ chiếm 4,48% trong cơ cấu doanh thu của tỉnh Ninh Bình).
Bảng 2.5. Cơ cấu doanh thu du lịch huyện Gia Viễn giai đoạn 2003 - 2012 Đơn vị: Phần trăm (%) Hạng mục 2003 2005 2007 2008 2009 2010 2011 2012 1. Doanh thu dịch vụ 97,67 70,38 65,57 57,71 57,71 57,71 58,21 57,42 - DV thuê phòng - 31,98 17,60 28,20 28,20 28,20 28,27 27,75 - DV lữ hành - - - - - - - - - DV vận chuyển 97,67 3,39 30,00 24,97 24,97 24,97 25,30 24,73 - Thu khác - 6,47 14,97 4,54 4,54 4,54 4,64 4,94 2. DT bán hàng hóa - 1,83 1,81 2,2 2,2 2,2 2,46 2,48 3. DT bán hàng ăn 2.33 27,79 32,62 40,09 40,09 40,09 39,33 40,10 4. Doanh thu khác - - - - - - - -
(Nguồn: Tác giả tổng hợp trên cơ sở số liệu của Cục Thống kê Ninh Bình)
Cơ cấu doanh thu du lịch chủ yếu là từ dịch vụ lưu trú và ăn uống (chiếm 60% - 70% tổng doanh thu), dịch vụ vận chuyển là trên 24%. Doanh thu từ các dịch vụ du lịch khác như bán hàng lưu niệm, đổi tiền, bưu chính, vui chơi giải trí ở mức khiêm tốn (khoảng 10%). Cơ cấu doanh thu du lịch của huyện Gia Viễn đang thay đổi theo hướng tích cực hơn là tăng dần doanh thu của dịch vụ thuê phòng (từ 12,57% năm 2004 tăng lên 27,75% năm 2012) và dịch vụ ăn uống (từ 2,33% năm 2003 lên 40,10% năm 2012), giảm doanh thu của ngành dịch vụ vận chuyển (từ 97,67% năm 2003 xuống còn 24,43% năm 2012). Riêng doanh thu của dịch vụ lữ hành thì hầu như không có và doanh thu từ bán hàng lưu niệm, bưu chính viễn thông, vui chơi giải trí thì tăng lên rất ít, chỉ khoảng 0, 2% mỗi năm.
Cơ cấu doanh thu du lịch phân theo thành phần kinh tế của huyện mới chỉ có doanh thu của khu vực kinh tế trong nước, không có doanh thu của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. Trong doanh thu của khu vực kinh tế trong nước thì khu vực tỉnh quản lý chiếm số lượng rất ít: chưa đến 5%, chủ yếu là doanh thu du lịch do tư nhân quản lý lên tới 61%, còn lại là doanh thu du lịch cá thể chiếm khoảng 35%, từ năm 2003 đến nay cơ cấu này hầu như thay đổi không nhiều.
2.4. Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch
* Cơ sở lưu trú
Cơ sở lưu trú như: biệt thự cao cấp, khách sạn, nhà nghỉ, homestay, làng du lịch…liên quan đến khả năng sẵn sàng đón tiếp, phục vụ khách. Chính vì vậy số lượng và chất lượng của cơ sở lưu trú là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển du lịch của địa phương.
Để đáp ứng nhu cầu nghỉ qua đêm của khách quốc tế và khách du lịch nội địa đang ngày càng tăng trong những năm gần đây rất nhiều các cơ sở lưu trú của huyện Gia Viễn đã được nâng cấp và xây mới. Tất cả các khách sạn, nhà nghỉ ở Gia Viễn đều thuộc quyền sở hữu của tư nhân nên đều được đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật tốt để tăng khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên chất lượng và quy mô của các cơ sở lưu trú này còn chưa đồng bộ. Hiện nay toàn huyện có 40 cơ sở lưu trú thì chỉ có 3 khách sạn 2 sao (Khách sạn Hương Trà 50 buồng, Khách sạn Vân Long 110 buồng, Khách sạn Kênh Gà 20 phòng) đã được thẩm định và 1 khách sạn 4 sao (khách sạn Emeralda 172 buồng) còn lại là các nhà nghỉ vừa và nhỏ. Tại các khách sạn thường có các dịch vụ đi kèm như nhà hàng, quán bar, dịch vụ karaoke, masage, spa, café, internet, phương tiện vận chuyển khách, tổ chức hội thảo, khiêu vũ, lửa trại… Giá của những khách sạn dao động từ 300.000 - 600.000đ/người/phòng/đêm, riêng có Emeralda giá từ 2.500.000đ/người/phòng/đêm trở lên. Những khách sạn này có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, quản lý tốt là một trong những yếu tố thu hút khách ở lại qua đêm tuy nhiên vào mùa cao điểm mới chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu của du khách.
Hệ thống nhà nghỉ của huyện mặc dù mới được xây mới nhưng số lượng phòng còn hạn chế, hầu hết là nhà nghỉ từ 1 đến 15 phòng, giá phòng tương đối rẻ
dao động từ 200.000 - 250.000đ/người/phòng/đêm nhưng công suất phòng chưa cao chỉ khoảng 40%, đa phần chỉ phục vụ khách bình dân hoặc khách lẻ. Khách quốc tế và khách thương mại thường nghỉ lại trong những khách sạn ở Vân Long, Kênh Gà hoặc thành phố Ninh Bình bởi vì đây là những nơi có chất lượng buồng tốt và có nhiều dịch vụ đi kèm. Một bộ phận khách nước ngoài nghỉ tại nhà dân làm du lịch ở Vân Long để trải nghiệm cuộc sống nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng.
* Các cơ sở ăn uống
Các cơ sở ăn uống ở huyện Gia Viễn rất phong phú. Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ ở địa phương đều kèm theo dịch vụ ăn uống. Bên cạnh đó là các nhà hàng, quán ăn từ bình dân đến cao cấp luôn sẵn sàng phục vụ người dân địa phương và du khách suốt 24 giờ. Các món ăn được các đầu bếp lành nghề chế biến từ thịt dê, cơm cháy, mắm tép, cá rô, cây sen… là những món ăn đặc sản của Gia Viễn mà ai đã một lần nếm thử thì khó có thể quên.
Theo thống kê nếu năm 1995 toàn huyện chỉ có 159 cơ sở phục vụ ăn uống thì đến năm 2010 đã có 483 cơ sở. Các cơ sở này tập trung chủ yếu ở thị trấn Me, các xã thuộc khu vực Vân Long và từ năm 2007 trở lại đây là ở xã Gia Sinh. Nguyên nhân của sự gia tăng nhanh chóng này là do lượng khách đến Gia Viễn ngày càng đông đặc biệt là ở xã Gia Sinh nơi có chùa Bái Đính. Riêng ở xã Gia Sinh từ không có cơ sở ăn uống nào vào năm 1995 thì đến năm 2010 đã có 157 cơ sở. Tuy nhiên vào mùa cao điểm do lượng khách đến chùa Bái Đính quá đông nên các cơ sở này hầu như quá tải dẫn đến chất lượng dịch vụ chưa cao, vấn đề an toàn thực phẩm còn kém, đội ngũ nhân viên còn chưa chuyên nghiệp, giá cả lại đắt đỏ dẫn đến khách du lịch có xu hướng ăn ở thành phố Ninh Bình. Từ năm 2011 trở lại đây một số cơ sở làm ăn kém chất lượng, bị thua lỗ nên đã đóng cửa dẫn đến số lượng các cơ sở ăn uống đã giảm xuống 446 cơ sở vào năm 2013. Ở xã Gia Sinh giảm xuống còn 92 cơ sở vào năm 2012, và còn 85 cơ sở vào năm 2013.
* Dịch vụ vui chơi, giải trí
Dịch vụ vui chơi, giải trí của huyện còn nghèo nàn, đơn điệu chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch. Huyện chỉ có khách sạn Emeralda là có hệ thống vui chơi với nhà hàng, quán bar, sân tenis, bể bơi, khu tổ chức sự kiện, phòng thể
thao, nhà giữ trẻ. Đây chính là một trong những lý do khiến khách du lịch không lưu trú lâu tại Gia Viễn.
* Các dịch vụ khác
Dịch vụ khác còn kém phát triển. Hệ thống ngân hàng tại các xã và tại các khách sạn chưa có dịch vụ thu đổi ngoại tệ tại chỗ cho khách du lịch. Huyện cũng không có hệ thống thanh toán thẻ tín dụng điện tử, máy rút tiền tự động ATM chỉ có ở thị trấn Me. Đây là dịch vụ cần phải đầu tư trong tương lai để tăng khả năng sẵn sàng đón tiếp khách du lịch.
2.5. Cơ sở hạ tầng du lịch
2.5.1. Hệ thống giao thông vận tải
Mạng lưới giao thông của huyện trong những năm gần đây được xây dựng kiên cố, rộng rãi đáp ứng được nhu cầu vận chuyển hàng hóa, đi lại của người dân và du khách. Hiện nay huyện Gia Viễn có quốc lộ 1A đi qua 3 xã phía đông với chiều dài hơn 4 km. Ngoài ra còn có 3 tuyến tỉnh lộ nối từ thị trấn Me đi là: tỉnh lộ 477 từ Gián Khẩu đi Nho Quan tỉnh lộ 477B qua Gia Phương, Gia Thắng, Gia Tiến đến Cố đô Hoa Lư và tỉnh lộ 477C qua Gia Thịnh, Gia Lạc, Gia Phong đến Quỳnh Lưu. Ngoài ra huyện còn có 57,2 km đường đê cùng hàng trăm km tuyến đường liên thôn, liên xã. Các tuyến đường này đều đã được xây dựng kiên cố, trải nhựa hoặc đổ bê tông đảm bảo xe ô tô đi được tới mọi nơi trong huyện.
Giao thông đường thủy trên địa bàn huyện cũng khá thuận lợi với 2 tuyến quốc gia là sông Hoàng Long và sông Đáy. Phương tiện vận chuyển đa dạng như: xe ô tô, xe bus, xe taxi, xe đạp, hệ thống xe điện. Các phương tiện này được trang bị khá đồng bộ, hiện đại vừa đảm bảo an toàn lại đáp ứng được nhu cầu đa dạng của người dân và du khách. Hiện nay huyện cũng có gần 400 thuyền nan và 11 xuồng máy, 30 xe trâu tham gia phục vụ du lịch.
2.5.2. Hệ thống cấp thoát nước và vệ sinh môi trường
* Hệ thống cấp nƣớc
Tính đến nay, toàn huyện đã xây dựng được 24 công trình cấp nước sạch có công suất từ 40 m3/ngày/đêm - 1.800m3/ngày đêm tại 21/21 xã, thị trấn, trong đó có
21 công trình đã đi vào sử dụng và 3 công trình đang xây dựng. Các công trình cấp nước sạch tập trung được phát triển mạnh với 3 mô hình (mô hình do UBND xã quản lý; do thôn, HTX quản lý; do các Công ty nước sạch quản lý).
Các công trình cấp nước bao gồm những bể chứa nước sạch tập trung, các bể lọc nước, các bể trữ nước mưa, giếng đào, giếng khoan… Tính đến năm 2013 tỷ lệ hộ dân trong vùng được dùng nước sạch đã đạt 92,25% (trong đó có trên 60% số hộ dân sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước tập trung, còn lại sử dụng nước hợp vệ sinh từ nguồn lắng lọc từ nước giếng, nước sông, nước thuỷ lợi) [75].
* Hệ thống thoát nước và vệ sinh môi trường
Hệ thống thoát nước mưa của huyện bao gồm các loại cống tròn bê tông cốt thép, cống hộp và mương có nắp đan. Toàn huyện có 2 cống thoát lũ (Mai Phương, Địch Lộng); 27 trạm bơm với 119 máy từ 1.000-8.000 m3/h; 8 điếm canh đê... Hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt của huyện vẫn được sử dụng chung. Hiện nay mới có khu công nghiệp Gián Khẩu đang xây dựng nhà máy xử lý nước thải dự kiến hoàn thành vào năm 2014 còn phần lớn các loại nước thải hầu như chưa được xử lý đến giới hạn cho phép và thường được xả trực tiếp ra ao, hồ, sông ảnh hưởng không ít đến môi trường đô thị.
Hiện tại rác thải sinh hoạt và rác thải du lịch khu vực thị trấn Me và một số khu du lịch đã được thu gom, xử lý tại các bãi chôn lấp đặt tại các xã: Gia Thanh (3.000m2), Gia Phương (1.200m2), Gia Hòa (6.000m2), thị trấn Me (4.000m2), có tổng diện tích khoảng 1,42ha; công nghệ sử dụng hiện tại là đổ đống lộ thiên và đốt tại chỗ để tiêu hủy rác khi đầy. Riêng rác thải ở khu vực chùa Bái Đính được công ty vệ sinh môi trường thu gom và đem xử lý ở nhà máy xử lý rác thải Tam Điệp. Ở khu vực nông thôn rác thải rắn được xử lý chủ yếu bằng phương pháp chôn lấp kết hợp với đốt thủ công. Đối với chất thải công nghiệp và chất thải y tế không độc hại phát sinh được các đơn vị tự thu gom, phân loại, một phần được tái chế và một phần được ký hợp đồng với các công ty môi trường đô thị vận chuyển, xử lý. Riêng chất thải y tế nguy hại và chất thải rắn nguy hại được thu gom đưa vào thùng chứa chuyển về nơi tập kết và xử lý khu vực Bắc Bộ [44].
2.5.3. Hệ thống cung cấp điện
Hệ thống lưới điện của huyện Gia Viễn đã phát triển đến các xã, thôn. Đến nay đã có 100% hộ gia đình trong huyện được mua điện trực tiếp từ ngành điện, đảm bảo cung cấp đủ điện cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các khu, điểm du lịch trong toàn huyện kể cả trong mùa du lịch cao điểm. Tại khu núi chùa Bái Đính về cơ bản đã hoàn thành hệ thống chiếu sáng tại các điện thờ, trên đường giao thông chính, bãi đỗ xe đã dựng được hệ thống đèn chiếu với hệ thống đèn cao áp công suất 150v và hệ thống cột thép cao 9 -11m.
2.5.4. Hệ thống dịch vụ tài chính, ngân hàng
Trong những năm gần đây dịch vụ bưu chính viễn thông của huyện đã phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu. Số thuê bao trên mạng tăng bình quân 26% (đạt 26 máy/100 dân) và có hơn 1200 thuê bao internet [3, tr.272]. Một trăm phần trăm số xã của huyện có điểm bưu điện văn hóa xã, tạo điều kiện thuận lợi trong việc phát hành, lưu chuyển các loại thư, bưu phẩm, báo, tạp chí và nhiều loại dịch vụ khác phục vụ nhân dân và du khách.
Các cơ sở dịch vụ tài chính ngân hàng của huyện Gia Viễn bao gồm hệ thống các ngân hàng nhà nước và các ngân hàng chuyên doanh, hệ thống kho bạc huyện, công ty bảo hiểm, quỹ tín dụng nhân dân. Hệ thống các cơ sở này thường xuyên được cải tiến về nghiệp vụ chuyên môn và phong cách phục vụ, tăng cường trang thiết bị hiện đại, thực hiện vi tính hóa trong quản lý và thanh toán… đang ngày càng đáp ứng tốt nhu cầu trao đổi hàng hóa, dịch dụ, vốn… cho toàn thể nhân dân và du khách.
2.6. Quản lý và phục vụ du lịch
- Lao động trong ngành du lịch
Hiện nay Gia Viễn có 6358 người đang hoạt động trong lĩnh vực thương mại, du lịch, dịch vụ và khách sạn nhà hàng trong đó số lao động tham gia trực tiếp là gần 3400 người.
Số lao động tham gia bán hàng lưu niệm, dịch vụ đổi tiền lẻ khá đông: 1251 người (chiếm 36,87% trong cơ cấu lao động dịch vụ du lịch ở huyện Gia Viễn). Lao động làm việc trong khách sạn, nhà hàng có số lượng đông thứ hai là: 1025 người (chiếm 30,21% trong cơ cấu lao động dịch vụ du lịch ở huyện Gia Viễn) bởi vì trừ
bộ phận lễ tân, kế toán, trưởng các bộ phận buồng, bar trong các nhà hàng, khách sạn còn phần lớn những người bán hàng lưu niệm và những người làm việc trong các khối nhà hàng khách sạn đều là lao động phổ thông không có yêu cầu quá cao