Mức chi tiêu của khách du lịch tại Gia Viễn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS. Khu vực học 60 22 01 13 (Trang 55 - 59)

Đơn vị: phần trăm (%)

KHÁCH NỘI ĐỊA KHÁCH QUỐC TẾ

Khoảng tiền chi phí (VNĐ) Tỷ lệ Khoảng tiền chi phí (USD) Tỷ lệ

Dưới 200.000 24,7 Dưới 10 0 200.000 - 500.000 16,7 10 - 25 2 500.000- 1.000.000 19,3 25 - 50 12,7 1.000.000 - 2.000.000 23,3 50 - 100 48,6 2.000.000 - 5.000.000 8,7 100 - 250 28 Trên 5.000.000 7,3 Trên 250 8,7

Mức độ chi tiêu của khách du lịch có sự khác biệt giữa khách Việt Nam và khách quốc tế. Khách nội địa chi tiêu tương đối thấp từ dưới 200.000 đến 1.000.000đ (khoảng dưới 10-50USD) là 60,7% trong khi khách quốc tế là 14,7%. Đối tượng khách này chủ yếu chi vào dịch vụ mua vé tham quan, ăn uống, chụp ảnh, mua quà lưu niệm.

Lượng khách quốc tế chi tiêu ở mức từ 50-100USD (từ 1.000.000đ- 2.000.000đ) chiếm tỷ lệ tương đối cao là 48,6%; từ 100-250USD (khoảng 2.000.000đ-5.000.000đ) là 28%, trong khi khách Việt Nam là 23,3% và 8,7%. Mức chi tiêu trên 250USD (trên 5.000.000đ) của khách Việt Nam và khách Quốc tế không nhiều: 7,3% đối với khách Việt và 8,7% đối với khách quốc tế. Những người chi tiêu ở mức khá cao này ngoài việc mua vé tham quan họ còn chi vào các dịch vụ mua sắm, giải trí, lưu trú, chữa bệnh và thưởng thức đặc sản địa phương.

0.00% 10.00% 20.00% 30.00% 40.00% 50.00% Dưới 10USD 10- 25USD 25-50 USD 50-100 USD 100-250 USD Trên 250 USD Khách nội địa Khách quốc tế

Hình 2.4. So sánh mức độ chi tiêu của khách Việt Nam và khách quốc tế (Nguồn: Tổng hợp, tính toán từ 300 phiếu phỏng vấn khách du lịch)

Khách du lịch chi tiêu cao không nhiều cho thấy sức hấp dẫn của các sản phẩm du lịch của huyện Gia Viễn còn thấp, chất lượng dịch vụ chưa thật tốt đặc biệt là hệ thống cơ sở lưu trú và giải trí vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách. Khách quốc tế thường lựa chọn lưu trú tại Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng… khách nội địa đi về trong ngày hoặc nghỉ lại tại thành phố Ninh Bình. Kết quả phỏng vấn cho thấy có tới 56,7% khách nội địa và 62% khách quốc tế không nghỉ qua đêm tại Gia Viễn.

2.2. Sản phẩm du lịch

Trong những năm gần đây tỉnh Ninh Bình nói chung và huyện Gia Viễn nói riêng đang khai thác một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch nhân văn, tự nhiên độc đáo của mình nhằm đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, đem lại những sản phẩm du lịch đặc sắc, có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu khác nhau của du khách. Trong đó, huyện Gia Viễn ưu tiên phát triển các sản phẩm du lịch xanh, du lịch thân thiện với môi trường, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái… để góp phần bảo tồn các giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa.

Hiện nay ở huyện Gia Viễn đang có những sản phẩm du lịch sau:

* Nhóm các sản phẩm tham quan danh lam thắng cảnh: Cảnh quan Vân Long - Địch Lộng, Kênh Gà - Vân Trình - động Hoa Lư và cảnh quan vùng quê Gia Viễn.

* Nhóm các sản phẩm du lịch văn hóa

- Các di tích văn hóa lịch sử như: Di tích kiến trúc nghệ thuật đền Nguyễn, chùa - động Địch Lộng, đền thờ Đinh Tiên Hoàng, Đình Vân Thị, Chùa Lạc Khoái, nhà thờ và mộ Nguyễn Bặc, nhà thờ Đinh Huy Đạo... gắn liền với cuộc đời và sự nghiệp của những nhân vật lịch sử, những danh nhân văn hóa ở Gia Viễn như Vua Đinh Tiên Hoàng, Thánh Nguyễn Minh Không, Khai quốc công thần nhà Đinh - Nguyễn Bặc…

- Các công trình văn hóa tâm linh tôn giáo mà tiêu biểu là chùa Bái Đính ở xã Gia Sinh.

- Các lễ hội văn hóa tâm linh như: lễ hội Mùa xuân ở Gia Vân, lễ hội Động Hoa Lư, lễ hội Chùa Bái Đính…

- Thăm quan làng Việt và làng nghề truyền thống tiêu biểu cho văn minh lúa nước ở vùng đồng bằng sông Hồng ở Gia Viễn.

* Nhóm các sản phẩm du lịch cộng đồng

Đây là hình thức du lịch mới nhưng rất hấp dẫn với khách du lịch quốc tế ở khu du lịch sinh thái Vân Long. Hình thức này khuyến khích người dân trực tiếp tham gia vào các hoạt động du lịch của địa phương. Khi đến đây du khách sẽ được đón bằng những phương tiện thô sơ mang như xe trâu, xe bò, xe đạp để tham quan những ngôi nhà cổ trong khu dân cư, được ngồi thuyền gỗ nhỏ do chính những

người dân địa phương điều khiển để tham quan khu du lịch sinh thái Vân Long. Khách du lịch cũng được trải nghiệm các công việc của người nông dân như: chăm sóc lúa, tát nước tưới lúa bằng gầu sòng, đi bắt tôm, cua, cá, thu hoạch khoai, tham gia xay lúa, giã gạo, nấu cơm bằng rơm…

* Nhóm các sản phẩm du lịch sinh thái ở khu bảo tồn đất ngập nước Vân Long, du thuyền trên sông Hoàng Long.

* Nhóm sản phẩm nghỉ dưỡng, chữa bệnh, chăm sóc sắc đẹp ở vùng sinh thái Vân Long, suối nước nóng Kênh Gà với các dịch vụ như tắm khoáng, masage, tắm ngâm…

* Nhóm các sản phẩm học tập, nghiên cứu khoa học: Khu du lịch sinh thái Vân Long là địa điểm lý tưởng để sinh viên của các trường đại học, cao đẳng, các nhà nghiên cứu đến tìm hiểu về đa dạng sinh học và bảo tồn các loại động thực vật quý hiếm. Tại Gia Viễn có các địa điểm nghiên cứu khảo cổ như hang Thung Bình ở xã Gia Sinh, hang Thúi Thó ở khu Vân Long.

* Nhóm các sản phẩm thể thao, vui chơi giải trí: chỉ có ở khu Vân Long nhưng chất lượng vẫn còn thấp nên chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.

* Nhóm các sản phẩm du lịch hội nghị, hội thảo: Ở Gia Viễn vẫn chưa có các hội trường quy mô để tổ chức hội nghị, hội thảo lớn. Một số hội trường ở các khách sạn xếp sao thích hợp với những hội nghị, hội thảo vừa và nhỏ.

* Nhóm các sản phẩm du lịch mạo hiểm: Các công ty lữ hành tổ chức cho khách đi leo núi, cắm trại, tắm trên sông lớn…

Nhìn chung sản phẩm du lịch ở huyện Gia Viễn chủ yếu vẫn là các tour du lịch tham quan các danh thắng, di tích văn hóa lịch sử và nghỉ dưỡng chữa bệnh. Các sản phẩm du lịch khác vẫn còn nghèo nàn và dựa trên những tài nguyên du lịch sẵn có mà chưa được đầu tư xây dựng thành hàng hóa có chất lượng cao. Điều này cho thấy việc phát triển du lịch của huyện còn chưa tương xứng với tiềm năng làm hạn chế khả năng cạnh tranh với các địa phương khác.

2.3. Doanh thu du lịch

Tổng doanh thu du lịch của huyện Gia Viễn trong những năm qua đã có sự tăng trưởng đáng kể: năm 2003 tổng doanh thu du lịch mới đạt 2,150 tỷ đồng đến

năm 2012 đã tăng gần 11,8 lần, đạt 25,359 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2003 - 2012 là 33,12%/ năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch ở huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình Luận văn ThS. Khu vực học 60 22 01 13 (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)