Đặc điểm phát triển các tố chất thể lực của họcsinh tiểu học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học minh tân a, huyện phú xuyên, TP hà nội (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.3. Đặc điểm phát triển các tố chất thể lực của họcsinh tiểu học

Sự phát triển khả năng vận động và các tố chất thể lực có liên quan chặt chẽ tới sự phát triển cơ thể nói chung và của từng cơ quan chức năng nói riêng. Ở mỗi lứa tuổi, tốc độ phát triển thể lực cũng khác nhau. Từng tố chất thể lực tăng trưởng tự nhiên theo từng lứa tuổi. Quá trình phát triển của cơ thể theo lứa tuổi có thể chia làm hai giai đoạn [27], [38], [56]:

- Giai đoạn thứ nhất: các tố chất thể lực tăng nhanh, liên tục.

- Giai đoạn thứ hai: các tố chất thể lực tăng chậm hoặc dừng lại hoặc có thể giảm xuống. Các tố chất thể lực phát triển không đồng bộ, mỗi tố chất phát triển theo một nhịp độ riêng vào từng thời kỳ khác nhau. Trình tự phát triển các tố chất thể lực theo thứ tự sau: sức nhanh, sức mạnh, sức bền. Quy luật này ở nam, nữ đều giống nhau.

Phát triển thể lực có tầm quan trong đặc biệt trong huấn luyện thể ến tố chất thể lực là nói đến một tổ hợp gồm: Sức nhanh, sức mạnh, sức bền, năng lực phối hợp vận động, mềm dẻo.

Sức nhanh: Sức nhanh là thời gian tiềm tàng của phản ứng, tần số động tác và tốc độ của một động tác đơn lẻ.Trong hoạt động thể lực, sức nhanh thường biểu hiện một cách tổng hợp. Sức nhanh là tố chất phát triển sớm, chủ yếu vào lứa tuổi nhỏ. Giai đoạn tốt nhất để phát triển tốc độ là từ 6 – 13 tuổi, sau đó tố chất này ít phát triển. Các em từ 8 – 10 tuổi mới tập nên tập chạy cự ly ngắn với tốc độ tối đa. Tập luyện TDTT có tác dụng làm giảm nhanh thời gian phản ứng rõ rệt, nhất là lứa tuổi 9 - 12.

Phát triển động tác đơn lẻ hiệu quả nhất là vào 9-10 tuổi. Trong lứa tuổi này sức nhanh chưa chịu ảnh hưởng của vấn đề giới tính, nam và nữ phát triển như nhau. Như vậy, sức nhanh phát triển nhiều từ 6-13 tuổi (đặc biệt từ 6-11 tuổi) đối với nam, sau đó phát triển chậm lại. Ở nữ, sức nhanh phát triển nhiều từ 6-10 tuổi, sau đó cũng phát triển chậm lại. Do vậy, huấn luyện sức nhanh cần tiến hành ngay trong giai đoạn này. Trong huấn luyện sức nhanh thời gian vận động không quá 7-8 giây và nghỉ giữa các lần lặp lại phải đủ để hồi phục hoàn toàn. Các bài tập tốc độ nên thực hiện đầu buổi tập ngay sau phần khởi động.

Sức mạnh: Sức mạnh là khả năng khắc phục trọng tải bên ngoài bằng sự căng cơ. Sức mạnh căng cơ phát ra phụ thuộc vào: Số lượng đơn vị vận động (sợi cơ) tham gia vào căng cơ; Chế độ co của các đơn vị vận động (sợi cơ) đó và chiều dài ban đầu của sợi cơ trước lúc co. Trong quá trình phát triển cơ thể, nhờ sự hoàn thiện hệ thần kinh, sự thay đổi cấu tạo và bản chất hóa học của cơ, khối

lượng và sức mạnh cơ bắp biến đổi đáng kể. Tỷ lệ sức mạnh giữa các nhóm cơ thay đổi theo lứa tuổi. Sức mạnh của nhóm cơ duỗi thân mình, đùi, cơ co bàn chân phát triển mạnh, trong khi các nhóm cơ như duỗi bàn tay, cẳng tay, cổ… phát triển yếu hơn. Do đó, mỗi lứa tuổi lại có tỷ lệ phân bổ sức mạnh giữa các nhóm cơ đặc trưng của mình. Sức mạnh ở nam phát triển tương đối đều từ 6 - 17 tuổi và từ 17 - 20 tuổi phát triển chậm lại. Sức mạnh ở nữ phát triển tương đối đều từ 6 -14 tuổi và từ 14 - 20 tuổi phát triển chậm lại. Với lứa tuổi này các em chưa phát triển sức mạnh nhiều, chủ yếu phát triển sức mạnh nhóm cơ chân. Do vậy, trong quá trình giảng dạy, huấn luyện cần phải sắp xếp một cách khoa học. Các bài tập chỉ nhằm phát triển toàn diện, 24 không nên dùng các bài tập phát triển sức mạnh chuyên môn.

Sức bền: Sức bền là khả năng thực hiện lâu dài một hoạt động nào đó với cường độ cho trước. Hay nói cách khác, sức bền là một khái niệm chuyên biệt thể hiện khả năng thực hiện lâu dài một hoạt động chuyên môn nhất định. Ở lứa tuổi 9 – 10 do hệ tuần hoàn, hệ hô hấp chưa hoàn thiện nên sức bền của các em còn hạn chế, chủ yếu phát triển sức bền tĩnh lực. Hiện nay, người ta giải thích vấn đề này theo các góc độ khác nhau. Một số ý kiến cho rằng tuổi thiếu niên – nhi đồng có thể chịu được lượng vận động sức bền. Sức bền biến đổi rất rõ rệt dưới tác động của tập luyện.Vì vậy, các em có tập luyện sức bền phát triển khác hẳn so với các em không tập luyện. Khi 10 tuổi, các em được tập luyện có sức bền hơn bạn cùng lứa khoảng 14%. Trong quá trình giảng dạy, huấn luyện nên lựa chọn các bài tập hoặc trò chơi kích thích tính hứng thú say mê tập luyện của các em. Thay đổi phương pháp giảng dạy liên tục, tránh lặp lại các bài tập quá nhiều. Sử dụng chủ yếu các bài tập phát triển sức bền tĩnh lực và sức bền ưa khí trong tập luyện cho các em.

Năng lực phối hợp vận động: Năng lực phối hợp vận động được thể hiện ở mức độ tiếp thu nhanh chóng và có chất lượng cũng như việc hoàn thiện củng cố và vận dụng kỹ xảo về TDTT [22], [56]. Tố chất này liên quan đến khả năng cảm giác thời gian, định hướng không gian, sự hoạt động của khớp xương, sự

đàn hồi của dây chằng và các tố chất sức nhanh, sức mạnh, sức bền. Nâng cao tố chất này ở lứa tuổi nhỏ tương đối dễ dàng vì hệ cơ, hệ xương - khớp còn mềm dẻo, có tính đàn hồi tốt.

Năng lực phối hợp vận động bắt đầu phát triển mạnh lúc 5-6 tuổi và phát triển cao nhất từ 7-10 tuổi. Từ 10-12 tuổi ổn định dần và sau đó hơi giảm xuống. Chỉ số này ít ổn định và có độ dao động lớn trong cùng độ tuổi.

Việc phát triển năng lực phối hợp vận động cần xuất phát từ yêu cầu của môn thể thao, từ các bài tập chuyên môn và từ trình độ phát triển của người tập. Đối vớ thuật động tác phức tạp, đòi hỏi có trình độ phối hợ ải cần rèn luyện một cách liên tục và có hệ thống, bởi vì ngưng tập luyện hoặc để cách quãng thì năng lực này sẽ giảm sút nhanh chóng.

Khả năng phối hợp vận động phát triển nhiều từ 6-13 tuổi (đặc biệt từ 6-11 tuổi) đối với nam, sau đó phát triển chậm lại. Ở nữ, khả năng phối hợp vận động phát triển nhiều từ 6 - 10 tuổi, sau đó cũng phát triển chậm lại. Trong quá trình giảng dạy, huấn luyện cần phải sắp xếp một cách khoa học. Tập luyện sức nhanh, sức mạnh, sức bền cần kết hợp các năng lực phối hợp vận động. Vì nó ảnh hưởng đến việc hoàn thành nhanh chóng và chính xác các động tác TDTT. Trước các bài tập phải khởi động kỹ, các bài tập năng lực phối hợp vận động phải được thực hiện trước các bài tập phát triển tố chất thể lực khác. Mềm dẻo: Mềm dẻo là khả năng thực hiện động tác với biên độ lớn. Mềm dẻo có liên quan mật thiết với sự hoạt động của khớp xương, sự đàn hồi của dây chằng.Theo các nhà sinh lý học thì giai đoạn phát triển tố chất này tốt nhất là từ 5-13 tuổi, vì hệ thống gân, cơ, khớp mềm, dễ co dãn. Cùng với thời gian mềm dẻo, khéo léo giảm dần, ở tuổi 16 trở đi không còn khả năng phát triển tố chất mềm dẻo nữa. Mức độ phát triển mềm dẻo, khéo léo có liên quan chặt chẽ với trạng thái chức năng của hệ thần kinh trung ương. Tập luyện lâu dài làm tăng độ linh hoạt của hệ thần kinh, làm cho cơ hưng phấn và thả lỏng nhanh hơn. Tập luyện các bài tập chuyên môn có thể làm tăng sự phối hợp hoạt động giữa các nhóm cơ khác

nhau. Do đó, sẽ hoàn thiện sự phối hợp giữa các nhóm cơ hưởng ứng cũng như cơ đối kháng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học minh tân a, huyện phú xuyên, TP hà nội (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)