Các phương pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học minh tân a, huyện phú xuyên, TP hà nội (Trang 44 - 47)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.5. Những cơ sở lý luận về các biện pháp chuyên môn nâng cao chất

1.5.4. Các phương pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng, hiệu quả trong

giờ học GDTC.

Nâng cao mật độ vận động trong các giờ học thực hành giáo dục thể chất là một trong những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả giờ học GDTC. Mật độ động thấp, phản ánh lượng vận động buổi học thấp, qua đó có thể khẳng định rằng với lượng vận động buổi học như vậy sẽ có ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ học sinh tiểu học. Điều đó phản ánh công tác giáo dục thể chất ở các trường tiểu học còn nhiều hạn chế và bất cập, đòi hỏi phải được đổi mới và hoàn thiện hơn nữa. Mật độ động trong các giờ học thực hành GDTC là tỷ lệ thời gian dành cho việc thực hiện bài tập trên tổng số thời gian bài tập. Giữa 2 thông số cường độ và khối lượng giá trị cực đại có tỉ lệ nghịch với nhau.

Quản lý TDTT góp phần đắc lực vào việc thực hiện mục tiêu xã hội của Đảng và Nhà nước, xúc tiến quá trình phát triển xã hội, qua đó xác định các mục tiêu thực tế có nhu cầu cho thể dục thể thao, phối hợp với các cơ quan Nhà nước và tổ chức xã hội, bảo đảm các điều kiện cần thiết như: Công tác tư tưởng, cán bộ, vật chất, kỹ thuật để giải quyết các nhiệm vụ, mục tiêu của TDTT.

Tổ chức quản lý công tác giáo dục thể chất phải đảm bảo tiến hành một cách khoa học và kết hợp chặt chẽ giữa TDTT chính khoá và thể thao ngoại khoá. Trong đó, chức năng quản lý và giáo dục trong giờ học thể dục thể thao thể hiện: “Giờ học thể dục thể thao là một phương tiện có hiệu quả để phát triển hài hoà và cân đối những khả năng về thể lực của con người, có ảnh hưởng tích cực đến những phẩm chất chính trị, tư tưởng đạo đức thẩm mỹ của nhân cách con người”. [46] Học ngoại khoá là một bộ phận của nhu cầu và ham thích trong khi nhàn rỗi của học sinh, sinh viên, góp phần phát triển năng lực thể chất và nâng cao thành tích thể thao của học sinh, sinh viên.

Khoa học quản lý TDTT đã chỉ rằng công tác tác GDTC trong nhà trường hay là TDTT trong thế hệ trẻ có mục đích và nhiệm vụ chính là: “Góp phần phát triển năng lực toàn diện và đặc thù của mỗi em. Đồng thời góp phần vào việc hoàn thiện khả năng nhằm đạt thành tích về thể chất - thể thao cho các em”.

Trong đó mục tiêu chính của việc đào tạo cơ bản về thể chất và thể thao trong trường học là:

- Xúc tiến quá trình đào tạo năng lực đạt thành thích trong thể chất và thể thao của học sinh, sinh viên.

- Phát triển được các tố chất thể lực và trạng thái chức năng của cơ thể. - Phát triển tố chất phối hợp các động tác.

- Phát triển năng lực tâm lý cho các em, sẵn sàng tập luyện, phấn đấu trong tập luyện, thi đấu.

- Tạo cho các em ý thức tập luyện, thể dục thể thao thường xuyên, xây dựng hứng thú bền vững lâu dài cho học sinh, sinh viên.

- Giáo dục đạo đức thể thao xã hội chủ nghĩa.

Luận cứ khoa học của sự luân phiên hợp lý giữa LVĐ và quãng nghỉ là tính giai đoạn của quá trình hồi phục. LVĐ trong buổi tập có thể tiếp tục hoặc ngắt quãng. Là một thành tố của phương pháp GDTC, quãng nghỉ có thể thụ động hoặc tích cực. Trong những điều kiện nhất định, nghỉ ngơi tích cực có tác dụng thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục sau vận động. Thông thường người ta kết hợp hai hình thức nghỉ ngơi đó với nhau. Nếu tác động của LVĐ vào thời điểm khác nhau hay vào các giai đoạn khác nhau của quá trình hồi phục sẽ dẫn tới những biến đổi về sinh lý, sinh hoá hay LVĐ bên trong khác nhau. Vào thời điểm chưa hồi phục tổ chức lặp lại LVĐ bên ngoài thì sự tác động gần như lớn hơn so với lần đầu, nhưng nếu được nghỉ ngơi đầy đủ, sẽ dẫn đến hồi phục vượt mức. Còn nếu LVĐ quá ngưỡng thì sẽ dẫn tới pha mệt mỏi quá sức. Như vậy nếu tác động vào các giai đoạn hồi phục khác nhau thì hậu quả tác động của LVĐ sẽ khác nhau.

Thời gian quãng nghỉ trong các phương pháp khác nhau được xác định tuỳ theo mục đích cuối buổi tập và các quy luật của quá trình hồi phục.

Căn cứ vào mức độ hồi phục sau vận động mà người ta phân biệt ba loại quãng nghỉ: Đầy đủ, ngắn và vượt mức.

- Quãng nghỉ đầy đủ: Là quãng nghỉ đảm bảo cho LVĐ tiếp theo được

thực hiện vào thời điểm khả năng vận động thể lực đã hồi phục tới mức ban đầu hay là thời điểm lặp lại tương đối như mức ban đầu.

- Quãng nghỉ ngắn: Là quãng nghỉ mà trong đó LVĐ được lặp lại vào

thời điểm các chức năng riêng lẻ hoặc toàn bộ cơ thể chưa kịp hồi phục đầy đủ hay là thời điểm lặp lại LVĐ cơ thể chưa kịp hồi phục đầy đủ. Với quãng nghỉ này LVĐ bên trong ngày càng tăng lên.

- Quãng nghỉ vượt mức: Là quãng nghỉ đảm bảo cho LVĐ lặp lại được

thực hiện vào thời điểm diễn ra pha hồi phục vượt mức. Hay là thời điểm lặp lại LVĐ trùng hợp với giai đoạn hồi phục vượt mức.

Hiệu quả sử dụng một loại quãng nghỉ nào đó không phải là cố định. Những quãng nghỉ có cùng độ dài thời gian, nhưng trong các điều kiện khác nhau có thể có tác dụng như quãng nghỉ ngắn hoặc đầy đủ hoặc vượt mức. dụ: Sau lần chạy 60 - 80m với tốc độ tối đa mà sử dụng quãng nghỉ 5 phút thì coi là quãng nghỉ vượt mức, nếu như cứ tập tiếp thì dần dần quãng nghỉ này chỉ đảm bảo cho hồi phục đầy đủ hoặc chưa kịp hồi phục. Như vậy, theo số lần lặp lại mà quãng nghỉ vượt mức dường như trở thành quãng nghỉ ngắn. Mặt khác tuỳ theo quãng nghỉ mà hiệu quả tác động của LVĐ riêng lẻ và cả buổi tập nói chung cũng thay đổi. Như vậy quãng nghỉ cũng là thành tố quan trọng của phương pháp GDTC. Mỗi loại quãng nghỉ đều là cần thiết và hợp lí trong những hoàn cảnh cụ thể. [38], [56]

Do đó nhiệm vụ của công tác tổ chức quản lý giờ học giáo dục thể chất trong nhà trường phải đưa một chương trình dạy thể dục thể thao thống nhất có tính kế thừa từ mẫu giáo đến giáo dục đào tạo. Đồng thời, việc xác định mục tiêu công tác thể dục thể thao trong thế hệ trẻ không nên chỉ xác định mục tiêu kiến thức không mà phải đảm bảo thống thống nhất giữa các mặt: Kiến thức - thể lực và kỹ thuật động tác của chương trình. Cần phải đưa chương trình dạy thể dục ở phổ thông đến Đại học thành pháp lệnh, kế hoạch, cần có chế độ thích hợp để động viên việc tổ chức hướng dẫn hoạt động nội khoá, ngoại khoá thể

dục thể thao cho sinh viên. Trong giờ học giáo dục thể chất, phải đảm bảo thực hiện tốt công tác tập luyện, huấn luyện, thi đấu thể thao trong học sinh, ngoài ra cần tổ chức các Câu lạc bộ thể thao, các lớp tự tập luyện, các đội tuyển các môn thể thao. Đồng thời, công tác tập luyện huấn luyện thi đấu cùng đóng góp vào các hoạt động văn hoá tinh thần của đông đảo học sinh, sinh viên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học minh tân a, huyện phú xuyên, TP hà nội (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)