Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phát triển thể chất của học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học minh tân a, huyện phú xuyên, TP hà nội (Trang 38 - 40)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình phát triển thể chất của học

sinh tiểu học

1.4.1. Nhóm yếu tố tự nhiên

1.4.1.1. Yếu tố di truyền

Theo các nhà khoa học trong và ngoài nước như Tăng Phan Huy (Trung Quốc), Nguyễn Thế Truyền (Việt Nam)… thì nhiều nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của con người nói chung và nhi đồng 6-11 tuổi nhân tố di truyền chiếm vai trò quan trọng theo các tác giả trên thì có thể từ một trứng được thụ tinh từ tế bào đơn phát triển thành 1 thể phức tạp đa bào rồi trưởng thành một cơ thể phát triển hoàn chỉnh. Quá trình đó đều chịu sự chi phối của nhân tố di truyền. Theo các học giả trên thì di truyền chẳng những là nhân tố ảnh hưởng đến hình thái cơ thể như chiều cao, độ rộng, độ vòng, độ dài của các bộ phận cơ thể mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sự phát dục của tuyến nội tiết, các cơ quan nội tạng và các TCTL.

1.4.1.2 Yếu tố môi trường

Nhân tố môi trường thường chỉ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên như điều kiện địa lý, khí hậu …v.v. đều có ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển thể chất của con người. Theo các học giả di truyền thì con người sinh ra ở vùng hàn đới (xứ lạnh) thường có tầm vóc cao to hơn những người sinh ra ở vùng nhiệt đới xích đạo. Những trẻ sinh ra ở vùng nhiệt đới thường có tuổi dậy thì sớm hơn vùng hàn đới. Các mùa khác nhau cung ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của con người. Mùa thu đông và mùa xuân cơ thể phát triển cao hơn mùa hè. Các nhà di truyền học cũng đã khẳng định môi trường xã hội như môi trường giáo dục y tế, chăm sóc sức khoẻ cộng đồng cũng là nhân tố ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển thể chất của các em. Trẻ sinh ra ở một nước có đời sống vật chất tinh thần phát triển sẽ tốt hơn hẳn những trẻ sinh ra ở những nước kém phát triển.

1.4.2. Nhóm yếu tố xã hội

1.4.2.1. Yếu tố dinh dưỡng

Theo các học giả di truyền học cũng như các nhà sinh lý học thi có thể có phát triển lành mạnh hay không, thì chắc có phát triển tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào yếu tố dinh dưỡng, đặc biệt là việc cung cấp các chất đạm, các muối khoáng... có vai trò hết sức quan trọng. Theo nhiều học giả khoa học thể chất như Bungacôva (Nga), Dương Tình Nhượng (Trung Quốc), Nguyễn Xuân Điền (Việt Nam)... thì chế độ ăn uống có đầy đủ chất và cân bằng có thể thúc đẩy sự phát dục trưởng thành của cơ thể thiếu niên nhi đồng, ngược lại chế độ dinh dưỡng kém không những ảnh huởng lớn đến sự phát triển thể chất của thiếu niên nhi đồng. nếu dinh dưỡng không đầy đủ trong thời gian dài hoặc trong dinh dưỡng thiếu chất đạm và các nguyên tố vi lượng như canxi sắt... sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của hệ xương làm cho thể hình của thiếu niên nhi đồng làm cho thấp bé nhẹ cân. Ngoài ra dinh dưỡng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển não và trí lực của thiếu niên nhi đồng. thiếu dinh dưỡng trong thời gian dài có thể làm giảm số lượng và chất lượng của các tế bào não. Làm suy thoái chức năng và trí tuệ của thiếu niên nhi đồng

1.4.2.2. Yếu tố tập luyện TDTT

Các học giả TDTT trong và ngoài nuớc như Nôvicốp A.D, Matvêép L.P (Nga), Điền Mạch Lý Trí Dũng (Trung Quốc), Nguyễn Toán, Phạm Danh Tốn (Việt Nam) đều cho rằng: con người đặc biệt là các thanh thiếu niên nhi đồng nếu được tập luyện TDTT một cách khoa học hợp lý sẽ có tác dụng mạnh mẽ thúc đẩy sự phát triển của cơ thể và tăng cường thể chất [38], [56]... Các tác giả trên còn khẳng định: khi con người tập luyện quá trình trao đổi chất trong cơ thể tăng cường rõ rệt. quá trình đó thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển các bộ phận của cơ thể như phát triển quá trình canxi hoá của xương, tăng cường khả năng cơ học của xương, thúc đẩy sự tăng cường của cơ bắp, nâng cao tố chất sức mạnh, ngoài ra, quá trình tập luyện TDTT có thể lợi dụng được các nhân tố tự nhiên như ánh sáng mặt trời, tia tử ngoại, tia hồng ngoại, nhiệt độ không khí … để

tăng cường khả năng thích nghi của các em thiếu niên nhi đồng với môi trường bên ngoài, tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể.

Tóm lại, các yếu tố tự nhiên và xã hội đều có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả công tác GDTC. Tận dụng phù hợp ưu điểm của các nhóm yếu tố tự nhiên và xã hội đều có ảnh hưởng tốt tới việc nâng cao hiệu quả GDTC cho học sinh trong trường học các cấp, đặc biệt là sử dụng yếu tố tập luyện TDTT để thúc đẩy mạnh mẽ quá trình trao đổi chất trong cơ thể, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển thể chất cho học sinh.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học minh tân a, huyện phú xuyên, TP hà nội (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)