Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả Giáo dục thể chất ở bậc tiểu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học minh tân a, huyện phú xuyên, TP hà nội (Trang 47)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.6. Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả Giáo dục thể chất ở bậc tiểu

Theo các học giả trong và ngoài nước như Nôvicốp, Matvêép, Nguyễn Toán, Vũ Đức Thu, Đồng Văn Triệu…, các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả dạy học môn GDTC nói chung và ở bậc tiểu học nói riêng bao gồm yếu tố người học, yếu tố người thầy, yếu tố chương trình, yếu tố phương pháp và biện pháp dạy học, yếu tố cơ sở sân bãi dụng cụ thiết bị dạy học.

1.6.1. Về yếu tố người học

Thái Duy Tuyên [57] cho rằng: với lý luận và phương pháp dạy học lấy học sinh là trung tâm thì học sinh là 1 yếu tố quyết định đến kết quả học tập của người trò và kết quả dạy học của người thầy. Xong ông cũng cho rằng trong yếu tố của người học ngoài các yếu tố di truyền và môi trường xã hội, môi trường giáo dục ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của người học, yếu tố về xác định động cơ mục đích học tập và lựa chọn phương pháp học tập thích hợp cũng là yếu tố ảnh hưởng to lớn đến kết quả học tập của học sinh. Ngày nay phần lớn các nước tiên tiến đều đổi mới phương pháp dạy học để tích cực hoá quá trình học tập của học sinh.

1.6.2 Yếu tố người thầy

Các chuyên gia sư phạm trong và ngoài nước như Macarenco (Nga), Thái Duy Tuyên [57], Trần Bá Hoành [30]... đều cho rằng: Mặc dù trong dạy học không lấy người thầy làm nhân vật trung tâm như giáo dục cổ điển xong vẫn xác định vai trò dẫn dắt quan trọng của người thầy. Giáo dục hiện đại yêu cầu người thầy ngoài việc cần có phẩm chất đạo đức chuẩn mực thì còn cần có trình độ tri thức lý luận và thực hành cao, năng lực sư phạm tốt, có thể cuốn hút và

khai thác được các tiềm năng học tập và làm việc theo nhóm, biết tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh.

1.6.3 Về Chương trình môn học

Các nước có nền giáo dục phát triển như Nga, Mỹ, Trung Quốc… thì coi chương trình là yếu tố quan trọng của quá trình dạy học là văn bản mang tính pháp quy là thể hiện tính mục đích, mục tiêu trong những nhiệm vụ dạy học cụ thể, là phương tiện tương tác giữa thầy và trò. Thông qua đó học sinh nắm được vốn tri thức về thể dục vệ sinh, các kỹ năng vận động cơ bản và nâng cao trình độ phát triển về thể chất.

Một chương trình hợp lý và khoa học là một chương trình phải được xây dựng trên cơ sở lý luận về khoa học giáo dục chuyên ngành phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, điều kiện cơ sở vật chất nhất định để đưa ra các mục tiêu nhiệm vụ và nội dung giáo dục cụ thể. Một khi có được chương trình dạy học khoa học hợp lý sẽ có thể dễ dàng nâng cao được hiệu quả giáo dục của môn học.

Chương trình giáo dục ở các nước thường thì 8 - 10 năm thay đổi bổ sung một lần, riêng ở Việt Nam, Bộ GD&ĐT cũng đã và đang triển khai thường xuyên đổi mới chương trình dạy học trong đó có dạy học môn GDTC ở bậc tiểu học nhằm xây dựng nên một chương trình dạy học ngày càng có tính khoa học hiện đại và dân tộc [30].

1.6.4. Về phương pháp dạy học

Thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI là thời kỳ khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển vô cùng mạnh mẽ đặc biệt là công nghệ thông tin đã tạo cho sự nghiệp GD&ĐT thế giới những vận hội mới. Từ việc giáo dục từ xa đến các phương tiện máy tính bảng, Công nghệ trình chiếu Powerpoi... thực sự đã là cuộc cách mạng trong dạy học, xong mặt trái của công nghệ thông tin cũng đem lại nhiều phiền toái cho các thế hệ học sinh như nạn chơi game, hoặc kết nối Internet…làm nhiều học sinh sao nhãng nhiệm vụ chính là học tập trên lớp. Đứng trước thách thức đó nhiều chuyên gia giáo dục đã và đang nghiên cứu xây

dựng nên các phương pháp dạy học mới nhằm tích cực hoá quá trình học tập theo hướng nâng cao hứng thú học tập, nâng cao sự tập trung chú ý trong học tập, nâng cao năng lực tự học, học tập theo nhóm thông qua các phương pháp thảo luận, dạy học gợi mở, dạy học ứng dụng công nghệ thông tin…

Thực tế công tác đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá quá trình học tập ở trong và ngoài nước đã bước đầu cho thấy đã đem lại hiệu quả khá rõ rệt, hứa hẹn nhiều triển vọng tốt đẹp cho công việc dạy học nói chung và GDTC ở bậc tiểu học nói riêng [37].

1.6.5. Điều kiện sân bãi dụng cụ

Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học là điều kiện rất quan trọng để triển khai công tác GDTC trường học và đảm bảo chất lượng dạy và học của nhà trường. Ngay từ đầu thế kỷ XXI, chiến lược phát triển giáo dục của Bộ GD&ĐT đã đề ra các giải pháp “Tăng cường nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước, huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển giáo dục, đổi mới cơ chế quản lý tài chính, chuẩn hoá và hiện đại hoá trường sở, trang thiết bị giảng dạy, nghiên cứu và học tập… [50], [52].

Đặc biệt là trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá và trực quan hoá quá trình dạy học nhất là ở bậc tiểu học thì việc trang thiết bị đồ dùng và thiết bị dạy học nhất là trang thiết bị công nghệ thông tin là hết sức cần thiết. Song do diều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn nên nhiều trường học còn thiếu cả sân bãi và các dụng cụ tập luyện đơn giản chứ chưa nói đến các trang thiết bị hiện đại. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng công tác GDTC ở bậc tiểu học.

Tóm lại, các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến kết quả dạy học môn GDTC nói chung và ở bậc tiểu học nói riêng bao gồm yếu tố người học, yếu tố người thầy, yếu tố chương trình, yếu tố phương pháp và biện pháp dạy học, yếu tố cơ sở sân bãi dụng cụ thiết bị dạy học, trong đó, yếu tố người học và người thầy đóng vai trò vô cùng quan trọng, các yếu tố khác đóng vai trò hỗ trợ.

1.7 Các công trình nghiên cứu có liên quan.

Vấn đề nâng cao chất lượng GDTC trong các trường học đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Nổi bật là các công trình của tác giả:

Năm 2001-2003 Viện khoa học TDTT và các trường đại học và cao đẳng đã tiến hành điều tra thể chất của người Việt Nam từ 6-20 tuổi. Năm 2008 tác giả Bùi Quang Hải đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh 6-10 tuổi một số tỉnh phía Bắc bằng phương pháp quan sát dọc” [25].

Các công trình khảo sát trên đã là những thông tin có ý nghĩa thực tiễn làm cơ sở phân tích cho sự so sánh, sự phát triển thể chất của học sinh các nhóm tuổi. Từ đó, đề xuất được các giải pháp phát triển đảm bảo tính thuẹc tiễn và khoa học hơn.

Tác giả Trịnh Trung Hiếu cũng đã tiến hành nghiên cứu cải tiến chương trình thể dục nội ngoại khoá cho học sinh tiểu học Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó, tác giả đã đưa ra quan điểm mới trong xây dựng chương trình là phải tập trung giải quyết vấn đề thể lực cho học sinh. Tuy vậy trong đề tài tác giả mới chỉ đề cập tới nội dung tập luyện nội khoá còn vấn đề tập ngoại khoá của học sinh tiểu học vẫn còn bỏ ngỏ.

Tuy nhiên đổi mới phương pháp dạy học môn GDTC ở bậc tiểu học cho đến nay vẫn chưa được thực sự các nhà nghiên cứu quan tâm.

Về hướng nghiên cứu đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GDTC bậc tiểu học cũng không nhiều. Trong đó phải kể đến công trình của các tác giả sau: Tác giả Huỳnh Trọng Khải năm 2000 đã tiến hành nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh nữ tiểu học 7 - 11 tuổi TP Hồ Chí Minh. [33]

Các đề tài này đã chứng minh được hiệu quả rõ nét của GDTC trường học đối với sự phát triển thể chất của nam nữ học sinh tiểu học.

Năm 2005, tác giả Trần Đình Thuận đã tiến hành nghiên cứu một số giải pháp để phát triển thể chất cho học sinh tiểu học Việt Nam từ 7-11 tuổi ở khu

vực Đồng bằng Bắc Bộ. Bằng việc thông qua đánh giá thực trạng phát triển thể chất của HSTH, đề tài đã xây dựng tiêu chí GDTC ở bậc tiểu học vùng Đồng bằng Bắc Bộ. Hạn chế của đề tài là đối tượng nghiên cứu chỉ bó hẹp ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ còn các miền khác thì chưa được tác giả đề cập tới. [55]

Năm 2014, tác giả Trần Đức Dũng và cộng sự đã hoàn thành công trình nghiên cứu diễn biến thể chất của học sinh phổ thông từ lớp 1 tới lớp 12 (thời điểm 2002-2014). Đây là công trình nghiên cứu quy mô, theo dõi dọc sự phát triển thể chất của học sinh phổ thông trong 12 năm học bằng 13 chỉ số, trong đó có 2 chỉ số dánh giá hình thái, 4 chỉ số đánh giá chức năng cơ thể và 7 chỉ số đánh giá tố chất vận động. Công trình nghiên cứu đã đánh giá toàn diện về các giai đoạn phát triển thể chất của học sinh phổ thông miền Bắc Việt Nam từ lớp 1 tới lớp 12 [22]

Vấn đề nâng cao chất lượng GDTC trong các trường học đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, nhà giáo dục chuyên môn ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng các môn thể thao trong chương trình nội khóa, ngoại khóa nhằm phát triển thể chất cho học sinh, có sự đóng góp đáng trân trọng của các tác giả: Nguyễn Duy Quyết (2012) [44], Mai Thị Thu Hà (2014) [24]... Các công trình nghiên cứu nêu trên của tác giả đã ứng dụng thử nghiệm thành công chương trình “điền kinh cho trẻ em” của Hiệp hội các Liên đoàn Điền kinh thế giới và chương trình ngoại khóa môn thể dục Aerobic trong việc phát triển năng lực thể chất cho học sinh tiểu học một số tỉnh khu vực phía Bắc. Ngoài ra khi xem xét đến lĩnh vực nghiên cứu sự phát triển thể chất của học sinh, tác giả Bùi Quang Hải (2007) [25] đã tiến hành theo dõi sự phát triển thể chất của học sinh tiểu học (6 -10 tuổi) bằng phương pháp theo dõi dọc, từ đó đưa ra các phương thức dự báo sự phát triển thể chất của học sinh trong những năm tiếp theo;

Các tác giả đã trên đã quan tâm nghiên cứu về vấn đề phát triển thể chất cho người Việt Nam nói chung và học sinh trong trường học các cấp nói riêng tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau như đánh giá sự phát triển thể chất cho từng

nhóm đối tượng, điều tra tìm ra quy luật phát triển thể chất cho học sinh trong trường học các cấp (hướng đề tài nghiên cứu cơ bản); nghiên cứu tác động các giải pháp, biện pháp nâng cao hiệu quả GDTC nội khóa và TDTT ngoại khóa trong trường học các cấp (nghiên cứu ứng dụng)… Tuy nhiên, chưa có tác giả nào quan tâm nghiên cứu đề xuất các giải pháp toàn diện phát triển thể chất cho học sinh tiểu học trên địa bàn huyện Phú Xuyên, Hà Nội nói chung và trường tiểu học Minh Tân A, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội nói riêng. Đây vẫn là một vấn đề còn trống trong thực tiễn nghiên cứu hiện nay.

Tóm lại:

GDTC trong các trường tiểu học có vị trí quan trọng trong việc giáo dục con người phát triển toàn diện (trí, đức, thể, mĩ, lao). Điều này thể hiện ở việc Đảng, Nhà nước, ngành TDTT đã quan tâm và trú trọng trong các văn bản pháp luật của Đảng, Nhà nước, ngành GD&ĐT, ngành TDTT...

Mục tiêu GDTC trong trường học các cấp hay của dạy học giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học, suy cho cùng, là trang bị cho các em vốn kỹ năng, kỹ xảo vận động cơ bản và cần thiết cho cuộc sống; phát triển toàn diện các tố chất thể lực; giáo dục thói quen rèn luyện thể chất thường xuyên, suốt đời, góp phần giáo dục đạo đức nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nội dung chương trình môn học giáo dục thể chất và sách giáo khoa môn học giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới, được giáo viên và học sinh đánh giá tốt; tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh chủ động, sáng tạo trong dạy và học, khuyến khích học sinh tích cực, tự giác trong học tập và rèn luyện thể chất

Nâng cao chất lượng công tác GDTC, phát triển phong trào TDTT trường học có tầm quan trọng đặc biệt trong việc phát triển thể chất cho học sinh, nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ về sức khoẻ thể chất và các phẩm chất đạo đức, tâm lý. Do đó nghiên cứu các giải pháp phát triển thể chất cho học sinh trường tiểu học phải gắn liền với các giải pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác GDTC trong nhà trường.

CHƯƠNG 2

ĐỐI TƯỢNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu.

- Chủ thể nghiên cứu: Một số giải pháp nâng chất lượng Giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học Minh Tân A, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội.

- Khách thể nghiên cứu của đề tài là: Chuyên gia, các cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo, các nhà sư phạm và các em học sinh tiểu học Minh Tân A, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội.

2.1.2. Phạm vi nghiên cứu.

- Phạm vi nghiên cứu 820 em học sinh thuộc các khối lớp 1, lớp 2, lớp 3, lớp 4 và lớp 5 của trường tiểu học Minh Tân A, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội. Đây là đối tượng học sinh được đề tài tiến hành khảo sát thực trạng kết quả môn học giáo dục thể chất trong chương trình giảng dạy và tiến hành khảo sát thực trạng năng lực thể chất theo tiêu chuẩn rèn luyện thân thể, đồng thời tiến hành khảo sát nhu cầu, sự ham thích tập luyện ngoại khoá một số môn thể thao và các yếu tố ảnh hưởng, các hình thức tập luyện ngoại khoá các môn thể thao.

- 18 nhà giáo bao gồm: Các nhà sư phạm đang làm công tác quản lý, giảng dạy tại trường Đại học có đào tạo sinh viên chuyên ngành giáo dục thể chất, cán bộ và giáo viên trong các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Phú Xuyên và học sinh tiểu học Minh Tân A, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội.

- 172 học sinh (75 nữ) khối lớp 4 trường tiểu học Minh Tân A, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội. Đây là đối tượng thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả các giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất mà quá trình nghiên cứu của đề tài đã lựa chọn.

2.2. Phương pháp nghiên cứu

Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

2.2.1. Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu

* Mục đích sử dụng: Phương pháp này được sử dụng trong quá trình nghiên cứu với mục đích giúp cho việc hệ thống hoá các kiến thức có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu, hình thành cơ sở lý luận về quan điểm về nâng cao chất lượng GDTC..., đề xuất giả thuyết khoa học, xác định mục đích và mục tiêu nghiên cứu. Đồng thời việc sử dụng phương pháp nghiên cứu này cho phép thu thập thêm các số liệu để kiểm chứng và so sánh với những số liệu đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu

* Cách thức tiến hành: Khi sử dụng phương pháp này, qua nghiên cứu tổng hợp các nguồn tư liệu khác nhau, để tìm ra các luận cứ khoa học phù hợp với thực tiễn của trường tiểu học Minh Tân A, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội. Ngoài ra cũng thông qua các nguồn tài liệu, đề tài sẽ tiến hành lựa chọn và đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất cho học sinh trường tiểu học Minh Tân A, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội.

Đề tài đã tham khảo nhiều nguồn tư liệu khác nhau, chủ yếu là các nguồn tư liệu thuộc thư viện trường Đại học Sư phạm TDTT Hà Nội, thư viện trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học minh tân a, huyện phú xuyên, TP hà nội (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)