KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học minh tân a, huyện phú xuyên, TP hà nội (Trang 60)

3.1. Thực trạng công tác giáo dục thể chất trường tiểu học Minh Tân A, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội

Đề tài tiến hành tìm hiểu các vấn đề sau:

Thực trạng chương trình GDTC tiểu học Minh Tân A, Phú Xuyên, Hà Nội Thực trạng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên GDTC tiểu học Minh Tân A

Thực trạng về kết quả học tập môn học giáo dục thể chất và năng lực thể chất của học sinh Trường tiểu học Minh Tân A, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội.

Thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa của học sinh Trường tiểu học Minh Tân A, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội

Mức độ nhận thức và sự quan tâm của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về vị trí vai trò của GDTC.

Nguyên nhân ảnh hưởng tới hiệu quả công tác GDTC của trường tiểu học Minh Tân A, Phú Xuyên, Hà Nội

3.1.1. Thực trạng về chương trình môn học Giáo dục thể chất cho học sinh trường tiểu học Minh Tân A, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội. sinh trường tiểu học Minh Tân A, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội.

Để đánh giá thực trạng chương trình GDTC trong Trường tiểu học Minh Tân A, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội, đề tài nghiên cứu về phân bổ chương trình giáo dục thể chất nội khóa cho học sinh.

Thực hiện theo chương trình môn học Giáo dục thể chất của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 2018, công tác giáo dục thể chất và thể thao trong nhà trường bao gồm hoạt động nội khoá giờ học thể dục 2 tiết/1 tuần cho tất cả các khối và hoạt động tập luyện ngoại khoá (các môn thể thao tự chọn), với thời gian 2 buổi/1 tuần vào các buổi chiều (ngoài giờ học chính khoá) với các môn thể thao tự chọn và giờ tập luyện của các đội tuyển của nhà trường tham dự các giải thi đấu thể thao các cấp.

Thông qua phân tích chương trình giảng dạy và phỏng vấn trực tiếp các giáo viên giáo dục thể chất, cụ thể phân phối chương trình GDTC cho học sinh tiểu học Minh Tân A, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội, được trình bày tại bảng 3.1

Bảng 3.1. Phân phối chương trình giảng dạy môn GDTC ở trường tiểu học Minh Tân A, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội

TT Nội dung giảng dạy

Thời gian giảng dạy theo khối lớp

Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 Lớp 4 Lớp 5 Số tiết Tỷ lệ % Số tiết Tỷ lệ % Số tiết Tỷ lệ % Số tiết Tỷ lệ % Số tiết Tỷ lệ % 1. Trò chơi vận động - - - - 24 34.29 22 31.43 20 28.57 2. Đội hình đội ngũ 14 20 14 20 10 14.29 10 14.29 12 17.14 3. Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản. 24 35 24 35 08 11.43 06 8.57 06 8.57 4. Bài thể dục phát triển chung 7 10 7 10 12 17.14 14 20.00 14 20.00 5. Nhảy dây - - - - 04 5.71 04 5.71 04 5.71 6. Đá cầu/bài tập với bóng - - - - 04 5.71 04 5.71 04 5.71 7. Môn thể thao tự chọn 18 25 18 25 06 8.57 08 11.43 04 5.71 8. Kiểm tra 7 10 7 10 02 2.86 02 2.86 06 8.57 Tổng 70 100 70 100 70 100 70 100 70 100

Từ kết quả thu được ở bảng 3.1 cho thấy: Trường tiểu học Minh Tân A, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội đều tiến hành giảng dạy theo đúng chương trình do bộ Giáo dục-Đào tạo ban hành (theo công văn hướng dẫn số 9832/BGD&ĐT-GDTH ngày 01/9/2006), ở các khối từ khối 3 đến khối 5 đều có chung một quỹ thời gian là 70 tiết/35 tuần (ứng với 1 năm học), trung bình mỗi tuần có 02 tiết thể dục; riêng khối lớp 1 và lớp 2 học theo chương trình phổ thông 2018 ban hành theo thông tư số 32/TT-BGDĐT có quỹ thời gian là 70 tiết/năm học, trung bình mỗi tuần có 02 tiết Giáo dục thể chất.

Nội dung, chương trình giảng dạy cho học sinh tiểu học các khối lớp 3 đến khối lớp 5 theo chương trình hiện hành 2006 với các nội dung chủ yếu là trò chơi vận động (chiếm tỷ lệ từ 28.57% đến 42.86%) và bài tập phát triển chung (chiếm tỷ lệ từ 14.29% đến 20.00%), các nội dung còn lại tập chung cho các bài tập vận động, các bài tập với dụng cụ và các môn thể thao tự chọn theo sở thích của học sinh.

Riêng khối lớp 1 và khối lớp 2 học theo chương trình phổ thông 2018, với các nội dung: Kiến thức chung, Kỹ năng vận động cơ bản (đội hình đội ngũ+Bài thể dục+tư thế và kỹ năng vận động cơ bản) và thể thao tự chọn. Phần kiến thức trung gồm 2 nội dung là vệ sinh cá nhân và đảm bảo an toàn trong tập luyện được giảng dạy lồng ghép trong các buổi tập; Kỹ năng vận động cơ bản, gồm: Đội hình đội ngũ chiếm tỷ lệ 20%, Bài thể dục chiếm 10%, tư thế và kỹ năng vận động cơ bản chiếm 35%; Phần thể thao tự chọn chiếm 25%,

Ở lứa tuổi này, các em học sinh chủ yếu là học và tập luyện các nội dung đơn giản, chủ yếu là tham gia các trò chơi vận động, mặt khác với đặc điểm hiếu động của lứa tuổi học sinh tiểu học, nên với thời gian 1 tiết học chỉ có 35 phút, nên hầu hết các em đều tỏ ra rất ham thích tham gia các hoạt động vận động, đặc biệt là trò chơi vận động. Tuy nhiên qua quan sát và trao đổi với các giáo viên Giáo dục thể chất tại địa bàn nghiên cứu cho thấy: Giờ học Giáo dục thể chất được tiến hành dưới những nội dung là những trò chơi vận động, hoặc cho học sinh tập luyện thêm các nội dung khác thuộc chương trình học chính, bắt buộc. Vấn đề này đã gây nhiều bức xúc cho thực tế giảng dạy giảng môn học này.

Đối với môn thể thao tự chọn, trên thực tế học sinh ít khi được tập các môn yêu thích vì dụng cụ, sân tập ít, thậm chí không có nên lượng học sinh tập chẳng là bao, số còn lại ngồi xem hoặc tụ tập trò chuyện... Qua quan sát thực tế các giờ học tự chọn cho thấy, các giáo viên thể dục không tổ chức hướng dẫn về kỹ thuật động tác hay luật chơi cho cả lớp mà để các em tụ tập, tự chơi với nhau. Ai biết chơi thì tham gia, ai không biết, chưa biết thì ngồi ngoài xem, cổ vũ... Phương pháp giảng dạy này không hợp lý, không mang lại hiệu quả vì nó không

giúp các em không hiểu biết về các môn thể thao mới, không làm cho các em có cảm tình hứng thú đối với hoạt động thể dục TDTT. Vì vậy nhà trường cần thiết phải bổ sung thêm các giờ học ngoại khoá dưới các hình thức tập luyện và sinh hoạt khác nhau cho học sinh nhằm nâng cao chất lượng GDTC trong nhà trường. Trong hoạt động GDTC, nội dung chương trình giảng dạy và phương pháp giảng dạy là yếu tố cốt lõi, giữ vai trò quyết định chất lượng của mặt giáo dục này. Nội dung phong phú sẽ dẫn học sinh, lôi cuốn các em tham gia hoạt động một cách hứng khởi. Đồng thời phải đảm bảo cả thời gian tập luyện thì mới phát triển được thể chất cho học sinh. Đó là cái đích cần đến của công tác GDTC trong trường học. Vì vậy nhà trường cần phải có những giải pháp để trong từng giờ học Giáo dục thể chất có tác dụng thiết thực đến phát triển thể chất của học sinh. Điều này có thể thực hiện khi nội dung giảng dạy được sắp xếp một cách khoa học và hợp lý với thời gian căn cứ theo chương trình chuẩn mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định.

Tóm lại, qua nghiên cứu thực trạng thực hiện chương trình GDTC trong trường tiểu học Minh Tân A, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội cho thấy: Việc thực hiện chương trình GDTC nội khóa tại trường đã đúng theo chương trình chuẩn do Bộ GD&ĐT quy định. Tuy nhiên, việc giảng dạy các môn thể thao tự chọn do các nguyên nhân chủ quan và khách quan chưa tiến hành đầy đủ các nội dung GDTC quy định, các nguyên nhân chủ yếu ở đây là do: hạn chế về mặt thời gian, sân bãi, dụng cụ tập luyện...

3.1.2. Thực trạng cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên GDTC của trường Tiểu học Minh Tân A, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội. Tiểu học Minh Tân A, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội.

3.1.2.1. Thực trạng cơ sở vật chất

Một trong những nhân tố khách quan tác động đến sự phát triển, cũng như chất lượng của công tác GDTC. Đó chính là cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và đáp ứng các hoạt động TDTT. Cơ sở vật chất không chỉ giúp cho giáo viên và học sinh tiến hành tốt, có hiệu quả một giờ học GDTC mà cơ sở vật chất còn đảm bảo cho quá trình GDTC cũng như các hoạt động TDTT diễn ra một

cách an toàn, hứng thú, đạt được những ý nghĩa to lớn mà công tác GDTC mang lại cho con người và xã hội. Thực trạng điều tra cơ sở vật chất, dụng cụ… phục vụ cho công tác GDTC và hoạt động TDTT của trường Tiểu học Minh Tân A, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội được trình bày ở bảng 3.2

Bảng 3.2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ công tác GDTC của trường Tiểu học Minh Tân A, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội

TT Cơ sở vật chất Số lượng Chất lượng Tốt Khá TB Kém 1 Sân bóng đá mini 1 X 2 Sân đá cầu 2 X 3 Sân bóng rổ 1 X 4 Phòng học cờ vua 1 X 5 Đường chạy 60m. 1 X

6 Hố nhảy cao, nhảy xa. 1 X

7 Sân cầu lông 2 X

8 Bàn bóng bàn 1 X

9 Nhà tập thể chất X

Từ kết quả thu được ở bảng 3.9 cho thấy, với trường tiểu học Minh Tân A, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội, hầu hết cũng đã quan tâm đến việc đầu tư cho môn thể dục, cũng như công tác giáo dục thể chất, cụ thể nhà trường đều có sân tập thể dục, sân cầu lông, sân đá cầu, phòng học cờ vua, đường chạy 60m, nhà tập thể chất (chủ yếu là tận dụng sân trường, nhà cấp 4 đa năng, phòng học làm nơi tập luyện) nhà trường đều đảm bảo trung bình có từ 1 đến 2 sân tập luyện. Phòng học cờ vua có nhà trường đầu tư với các trang thiết bị bàn cờ treo, bàn cờ thi đấu. Tuy nhiên với số lượng về trang thiết bị, cơ sở vật chất của trường Tiểu học Minh Tân A, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội hiện tại chỉ đáp ứng được những phương tiện giảng dạy thiết yếu cơ bản phục vụ cho giảng dạy thể dục. Để có

thể tạo được hứng thú tập luyện cũng như nhu cầu ham thích tập trong các giờ thể dục và đặc biệt nâng cao chất lượng GDTC của trường hơn nữa. Thì nhà trường cần có hướng tăng cường bổ sung thêm các cơ sở vật chất mới cũng như tu sửa, nâng cấp các cơ sở vật chất cũ có chất lượng trung bình. Ngoài ra cần phải chú trọng đến các cơ sở vật chất phục vụ cho các hoạt động ngoại khóa TDTT, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động của các CLB TDTT, cơ sở vật chất phục vụ cho việc tổ chức các giải thi đấu TDTT cấp trường.

3.1.2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên Giáo dục thể chất

Trong công tác GDTC vai trò của người giáo viên là hết sức quan trọng, đây là người đưa ra những định hướng, tác động về mặt thể chất ở từng giai đoạn, thời kỳ cụ thể với yêu cầu về mặt khoa học nhất định. Họ là người trực tiếp giảng dạy, truyền thụ kiến thức, tri thức và kỹ năng về TDTT cũng như sinh hoạt thường ngày. Do đó đội ngũ giáo viên GDTC là một yếu tố quyết định không nhỏ đến sự phát triển thể chất trong công tác GDTC của trường học.

Để phát triển công tác GDTC trong nhà trường thì phải phát triển đội ngũ giáo viên GDTC đáp ứng yêu cầu cả về số lượng và chất lượng.

Quá trình phát triển của trường Tiểu học Minh Tân A, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội thì đội ngũ giáo viên nói chung và giáo viên GDTC nói riêng đã không ngừng phát triển về số lượng và chất lượng để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của giáo dục và đào tạo trong thời kỳ mới. Đội ngũ giáo viên GDTC của nhà trường được thống kê tại bảng 3.3

Bảng 3.3. Thực trạng đội ngũ giáo viên GDTC trường Tiểu học Minh Tân A, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội

Thống kê

Trình độ chuyên môn Thâm niên công tác Tỷ lệ HS/1GV

Trên ĐH ĐH CĐ Dưới 5 năm 5-10 năm Trên 10 năm Tổng GV Tổng HS Số lượng 0 3 0 0 1 2 3 1826 Tỷ lệ 0 100% 0 0 33,3% 66,7% 608HS/1GV

Kết quả bảng 3.3 cho thấy:

- Trường Tiểu học Minh Tân A, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội có 3 giáo viên GDTC/1826 học sinh, với số lượng như trên bình quân mỗi giáo viên thể dục có trách nhiệm giảng dạy hơn 608 học sinh.

- Trường Tiểu học Minh Tân A, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội có 100% giáo viên GDTC đạt trình độ đại học, như vậy tất cả các giáo viên GDTC của nhà trường đều đạt chuẩn và trên chuẩn về trình độ chuyên môn.

Như vậy, trình độ, năng lực chuyên môn và số lượng đội ngũ giáo viên GDTC của nhà trường đảm bảo về chất lượng và tương đối đảm bảo về số lượng. Đây là tiềm năng lớn của nhà trường, là điều kiện thuận lợi để phát triển công tác GDTC trong nhà trường.

- Số giáo viên có thâm niên công tác từ 5 năm trở lên là 3 người chiếm 100%. Điều này cho thấy các giáo viên đã có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và đang là độ tuổi phù hợp nhất cho công tác giáo dục thể. Nếu khai thác tiềm năng của giáo viên một cách đúng mức thì việc thực hiện công tác GDTC trong nhà trường, huấn huyện đội tuyển, phụ trách các CLB TDTT, chỉ đạo phong trào TDTT và làm công tác nghiên cứu khoa học sẽ đạt hiệu quả cao.

3.1.3. Thực trạng về kết quả học tập môn học GDTC và năng lực thể chất của học sinh Trường tiểu học Minh Tân A, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. của học sinh Trường tiểu học Minh Tân A, huyện Phú Xuyên, Hà Nội.

Đề tài tiến hành đánh giá chất lượng giáo dục thể chất học sinh dựa trên các nội dung yêu cầu sau:

- Kết quả môn học giáo dục thể chất.

- Kiểm tra năng lực thể chất: Tiến hành kiểm tra thể lực học sinh theo nội dung yêu cầu của tiêu chuẩn rèn luyện thân thể của các trường tiểu học trong chương trình giáo dục thể chất do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

Đối tượng kiểm tra khảo sát bao gồm: 820 học sinh, trong đó có 355 nữ các khối lớp 1 đến khối lớp 5 thuộc trường tiểu học Minh Tân A, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội. Số liệu thu thập trong quá trình khảo sát được lấy từ kết quả kiểm tra được lưu trữ tại phòng giáo vụ nhà trường.

3.1.3.1. Thực trạng về kết quả học tập môn học thể dục của học sinh trường tiểu học Minh Tân A, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội. trường tiểu học Minh Tân A, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội.

Điểm môn học thể dục được kiểm tra nằm trong chương trình giảng dạy nội dung chính khoá của tổ bộ môn thể dục, có thang điểm, quy định và quy cách đánh giá kết quả học tập. Kết quả môn học thể dục của học sinh được lấy tại thời điểm năm học 2018 - 2019, và được tính trung bình trung của học kỳ 1 và học kỳ 2 tương ứng với các khối lớp 1 đến khối lớp 5. Kết quả thu được như trình bày ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. Thực trạng kết quả học tập môn thể dục của học trường tiểu học Minh Tân A, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội năm học 2018 - 2019 (n = 820)

TT Khối Kết quả đánh giá môn thể dục

Hoàn thành tốt Hoàn thành Chưa hoàn thành 1 Khối 1 (n = 198) n 53 113 32 Tỷ lệ % 26.77 57.07 16.16 2 Khối 2 (n = 161) n 41 89 31 Tỷ lệ % 25.47 55.28 19.25 3 Khối 3 (n = 162) n 43 91 28 Tỷ lệ % 26.54 56.17 17.29 4 Khối 4 (n = 172) n 45 97 30 Tỷ lệ % 26.16 56.40 17.44 5 Khối 5 (n = 127) n 36 73 18 Tỷ lệ % 28.35 57.48 14.17

Từ kết quả thu được ở bảng 3.4 cho thấy: Kết quả xếp loại học tập môn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học minh tân a, huyện phú xuyên, TP hà nội (Trang 60)