Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn loài tắc kè đá (drynaria bonii h christ) tại vườn quốc gia cát bà, thành phố hải phòng​ (Trang 47 - 51)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

3.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.2.1. Sản xuất nông nghiệp

Huyện đảo Cát Bà các xã có diện tích đất nông nghiệp không quá 200 ha. Do Cát Bà có địa hình là núi đá vôi nên phần lớn là thiếu nƣớc bề mặt. Chỉ có một số nơi lộ ra nƣớc bề mặt nhƣ suối Trung Trang, suối Treo Cơm ở đồng cỏ (khe sâu), suối Tiền Đức (Việt Hải), suối Thuồng luồng (Trân Châu). Tuy nhiên, những nguồn nƣớc trên chỉ đáp ứng đƣợc 1/3 diện tích đất nông nghiệp.

3.2.2. Kinh tế rừng

Ở Vƣờn Quốc gia Cát Bà cũng nhƣ huyện đảo Cát Bà rừng trồng: Thông nhựa phân bố nhiều ở xã Hiền Hào, Bạch đàn, Keo chủ yếu ở Trung

Trang: Phi lao, Xoan, Tre nứa. Sa mộc, Tre nứa… Bên cạnh đó rừng còn cung cấp cho khu dân cƣ một lƣợng lâm sản ngoài gỗ giúp cải thiện đời sống ngƣời dân, và một điều nhận thấy rõ ràng nhất đó chính là môi trƣờng sống của ngƣời dân khu vực gần rừng trong lành và thoáng đãng. Hiện nay công tác điều tra quy hoạch đƣợc thực hiện tốt; hàng năm các hộ gia đình cũng có tổ chức trồng rừng bên cạnh đó phối hợp cùng các cơ quan chức năng để bảo vệ tài nguyên rừng. Trong những năm qua toàn đảo Cát Bà nạn phá rừng dần dần đƣợc hạn chế.

3.2.3. Giao thông vận tải và thông tin liên lạc

Trong những năm gần đây Cát Bà việc phát triển du lịch, do vậy hệ thống giao thông trên địa bàn đang một nâng cấp hoàn thiện.

Các trục đƣờng trục chính chạy từ cảng Bến Bèo ở phía Đông Nam thị trấn Cát Bà đến phía Đông Bắc cảng Gia Luận dài 23 km; con đƣờng khác nối với trục đƣờng chính ở Trung Trang chạy qua phía Tây (dốc Eo Bùa đổ xuống Mốc trắng đến Phù Long đối diện với Bến Gót của đảo Cát Hải; Phía Tây Nam con đƣờng giao thông lên xã ở ven đảo nối với con đƣờng trục chính ở khu vực bãi biển Hiền Hào và là con đƣờng du lịch rất đẹp ven bờ biển phía Tây Nam đảo Cát Bà…

Cát Bà có hệ thống giao thông đƣờng thuỷ phát triển mạnh do ở đây độ sâu tƣơng đối xung quanh đảo >10m nên tàu bè qua lại thuận lợi có 2 cảng khách lớn: Cảng thị trấn và Cảng Cái Bèo. Tuy nhiên, cũng gây khó khăn cho công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên trên huyện đảo.

3.2.4. Dịch vụ

Trong những năm gần đây, du khách đến với Vƣờn Quốc gia đến tham quan ngày môt tăng, nghiên cứu với các hoạt động du lịch sinh thái chính của khách thƣờng là tham quan các tuyến du lịch sinh thái rừng, hang động, đi thuyền, thăm quan, nghiên cứu vƣờn, kết hợp thăm vịnh.

Nhận xét chung

Vƣờn Quốc gia Cát Bà là một khu vực phong phú về tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học. Có những bãi biển, vịnh - tùng - áng và các hang động kỳ thú có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Biển và bãi biển Cát Bà có những cảnh quan đẹp và các loài thực vật quý hiếm dƣới biển, có tiềm năng lớn trong phát triển du lịch.

Vƣờn Quốc gia Cát Bà là các khu rừng tự nhiên hoang dã với nhiều loài động thực vật đa dạng và phong phú, nhiều nơi còn rất nguyên sơ. Sự kết hợp không thể tách rời của các hệ sinh thái rừng, biển và hệ thống đảo đá vôi độc đáo mà thiên nhiên đã trao tặng cho Vƣờn Quốc gia Cát Bà là nền tảng và tiềm năng lớn để bảo tồn và phát triển. Đặc biệt, quần đảo Cát Bà chính thức đƣợc UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới và hiện nay đang làm thủ tục đề nghị UNESCO công nhận đảo Cát Bà là di sản thiên nhiên thế giới và công viên địa chất, đây cũng là điều kiện rất thuận lợi cho bảo tồn và phát triển Vƣờn Quốc gia Cát Bà nói riêng và du lịch ở khu vực Cát Bà nói chung.

Cát Bà với tiềm năng to lớn, điều kiện thuận lợi về tự nhiên, xã hội cùng với vị trí địa lý, khí hậu trong lành mát mẻ, giao thông thuỷ bộ thuận lợi, gắn liền với đời sống cộng đồng mang bản sắc riêng, lòng mến khách của ngƣời dân và quyết tâm thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của thành phố, sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn vững chắc đảm bảo cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững Vƣờn Quốc gia Cát Bà nói riêng và vùng ven biển duyên hải thành phố Hải Phòng nói chung. Đây là một trong những cơ sở khoa học quan trọng trong định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cát Hải và thành phố Hải Phòng.

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn khó khăn thách thức cho công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Vƣờn Quốc gia Cát Bà và Khu dự trữ sinh quyển

thế giới Cát Bà, nhƣ: Tình trang khai thác tài nguyên thiên nhiên trong Vƣờn Quốc gia Cát Bà hết sức phức tạp và tinh vi. Đặc biệt là khai thác các loài dƣợc liệu nhƣ: Củ gió, Trầm huyết giác, Tắc kè đá, Cây Lá Khôi….

Nhu cầu sử dụng các loài đặc sản từ nguồn gốc tự nhiên ngày một tăng của khách đến tham quan dẫn đến áp lực cho công tác bảo tồn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn loài tắc kè đá (drynaria bonii h christ) tại vườn quốc gia cát bà, thành phố hải phòng​ (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)