Nhân giống bằng bào tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn loài tắc kè đá (drynaria bonii h christ) tại vườn quốc gia cát bà, thành phố hải phòng​ (Trang 81)

Nghiên cứu đã thu thập đƣợc 40 lá quang hợp mang bào tử của Tắc kè đá mọc tại khu vực nghiên cứu để bố trí thí nghiệm nhân giống bằng bào tử.

Tuy nhiên trong thời gian thí nghiệm (1 tháng) không phát hiện nguyên tản nảy mầm trong đĩa (hình 4.24). Nguyên nhân thí nghiệm không thành công có thể thu hái, bảo quản không đúng quy trình làm chƣa phù hợp, túi bào tử đã vỡ trƣớc khi bố trí thí nghiệm. Ổ túi bào tử chỉ còn vết tích vỏ túi bào tử trên lá quang hợp chứ không còn bào tử bên trong.

Hình 4.24. Kết quả thí nghiệm nhân giống Tắc kè đá bằng bào tử 4.5. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài Tắc kè đá

Công tác bảo tồn tài nguyên cây thuốc phải có sự tham gia của các ngành khác nhau, không những của các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà kinh tế mà cần có sự tham gia của cộng đồng ngƣời dân.

Cần phải có sự kết hợp của cả hai biện pháp bảo tồn In-Situ và Ex-situ cho cây Tắc kè đá ở VQG Cát Bà.

Khi tiến hành nghiên cứu, đánh giá có sự tham gia của ngƣới dân, đề nghị một số loài cây thuốc nên đƣợc áp dụng theo hai biện pháp bảo tồn trên.

4.5.1. Phƣơng pháp bảo tồn nguyên vị

- Tăng cƣờng hơn nữa công tác tuần tra, bảo vệ các khu vực Tắc kè đá phân bố nhiều nhƣ: Khu vực Ao Ếch, Đỉnh Ngự Lâm nằm trong vùng lõi của Vƣờn Quốc gia Cát Bà. Quy hoạch xây dựng thành khu vực ƣu tiên bảo tồn loài. Tại những khu vực ƣu tiên bảo tồn này, trạm kiểm lâm cần nắm đƣợc số lƣợng quần thể sinh sống tại khu vực, các mối đe doạ có thể xảy ra với loài và sinh cảnh của loài tại khu vực này.

- Tác động giúp cho quần thể Tắc kè đá phục hồi bằng các hình thức nhƣ: Tại vị trí các cá thể Tắc kè đá bị khai thác trái phép thì lấy bộ phận thân còn sót lại cắm, buộc vào các giá thể để tạo điều kiện cho cây tái sinh. Có các biện pháp xúc tiến tái sinh, tạo tán, loại bỏ bớt các loài thực vật xâm lấn, cạnh tranh môi trƣờng sống của loài Tắc kè đá.

- Nâng cao ý thức của ngƣời dân trong việc bảo vệ và sử dụng bền vững tài nguyên cây thuốc nói chung và loài Tắc kè đá nói riêng.

- Nghiên cứu khoa học chuyên sâu về gây trồng và phát triển quần thể Tắc kè đá là cần thiết.

4.5.2. Bảo tồn chuyển vị

Đây là phƣơng pháp kết hợp đƣợc mục tiêu bảo tồn với phát triển kinh tế do vậy rất thích hợp với vùng đệm của các VQG và KBTTN.

- Do loài có thể nhân giống trực tiếp bằng hom thân rễ mà không cần chất điều hòa sinh trƣởng, nên tiếp tục phát triển xây dựng các mô hình ứng dụng nhân giống bằng hom thân, để tạo giống và gây trồng tại vƣờn thực vật của VQG Cát Bà nhằm bảo tồn nguồn gen bản địa.

- Tuyên truyền ngƣời dân địa phƣơng trồng cây Tắc kè đá tại vƣờn nhà, không khai thác ngoài tự nhiên.

- Lƣu trữ bảo tồn các bộ phận sống của cây trong các phòng lƣu trữ. Có các hoạt động nghiên cứu gây trồng, bảo tồn Tắc kè đá tại các khu vực khác của Việt Nam, nhƣ trong các vƣờn cây thuốc, rừng sản xuất, phòng hộ...

4.5.3. Xây dựng sinh kế mới cho ngƣời dân

Đối với ngƣời dân vùng đệm Vƣờn Quốc gia Cát Bà cần xây dựng và thực hiện các chính sách đặc thù hỗ trợ ngƣời dân nghèo ở các thôn giáp rừng tìm kiếm các sinh kế mới và bền vững hơn. Cải thiện và đa dạng các nguồn thu nhập của các hộ gia đình là vấn đề quan trọng cần giải quyết.

Triển khai các hoạt động bảo tồn, phát triển nguồn tài nguyên cây thuốc vào chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện, xã. Ban hành chính sách hỗ trợ về giống, phân bón … cho các gia đình tham gia chƣơng trình và chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ cây lƣơng thực hiệu quả thấp sang trồng cây thuốc. Tổ chức tập huấn hoặc tổ chức các lớp trồng dƣợc liệu ngắn ngày cho các tổ chức cá nhân có nhu cầu trồng dƣợc liệu để phát triển kinh tế.

4.5.4. Giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực

Tổ chức tập huấn và kết hợp với tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về bảo tồn, nhận biết các loài cây thuốc quý hiếm để cùng tham gia bảo vệ; tập huấn cho các hộ dân đang sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực dƣợc liệu về vấn đề trồng và thu hái dƣợc liệu bền vững; hƣớng dẫn các kỹ thuật trồng, thu hái, chế biến, bảo quản nhằm đảm bảo chất lƣợng dƣợc liệu; cần có nhiều hình thức, phƣơng pháp đào tạo khác nhau để phù hợp với đặc điểm từng dân tộc, từng địa phƣơng, theo từng lứa tuổi và trình độ khác nhau, trong đó cần đặc biệt chú ý phƣơng pháp bồi dƣỡng, đào tạo theo hƣớng xây dựng mô hình trình diễn. Công tác tuyên truyền bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho thế hệ trẻ tại các trƣờng học ở các xã, thị trấn nhằm tăng cƣờng nhận thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của thế hệ trẻ tƣơng lai trên huyện đảo.

4.5.5. Giải pháp nâng cao năng lực tiếp cận thị trƣờng

Yếu tố quyết định phƣơng hƣớng chuyển dịch cơ cấu mô hình sinh kế là thị trƣờng. Vì vậy, cần kiện toàn các hợp tác xã, các hiệp hội ngành nghề và liên minh hợp tác xã nhằm hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại, cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trƣờng cho các sản phẩm lâm sản, dƣợc liệu.

Để có thị trƣờng cho nông dân, cần làm tốt công tác điều tra, quy hoạch kinh tế - xã hội, phát triển các vùng sản xuất chuyên canh cây lâm sản, cây dƣợc liệu, gắn liền với phát triển công nghiệp chế biến, nhất là chú ý tới các loại hình chế biến nhỏ để sơ chế phục vụ sản xuất và xuất khẩu.

Tuy nhiên những thách thức khó khăn mà Vƣờn Quốc gia Cát Bà đang phải đối mặt khi cố gắng góp phần bảo tồn, duy trì các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó có các loài cây thuốc tại Vƣờn Quốc gia Cát Bà và Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà. Đặc biệt những ngƣời dân sống ở trong hoặc gần các khu rừng, trong đó có nhiều ngƣời sống tại vùng đệm VQG Cát Bà, đặc biệt là ở các thôn, xã giáp rừng, đời sống của họ đang bị tác động tiêu cực do tình trạng suy thoái tài nguyên thiên nhiên .... Một trong những giải pháp hiệu quả để vừa bảo vệ đƣợc rừng vừa nâng cao đời sống cho ngƣời dân vùng đệm là hƣớng họ vào việc gây trồng các loài cây thuốc quý hiếm, có giá trị kinh tế tại địa phƣơng. Bên cạnh đó, tiến hành điều tra, bảo tồn tại vùng lõi, xây dựng các vƣờn lƣu giữ giống. Đồng thời tập huấn cho ngƣời dân, cán bộ kiểm lâm về quản lý và các kỹ thuật bảo tồn cây thuốc ...

4.5.6. Giải pháp kỹ thuật

Áp dụng kỹ thuật nhân giống Tắc kè đá bằng hom thân rễ để tạo cây con bảo tồn và xây dựng vƣờn ƣơm giống, cung cấp cây giống, hom giống để nhân rộng. Tiếp tục thử nghiệm nhân giống Tắc kè đá bằng bào tử hoặc nuôi cấy mô (invitro) để xây dựng đƣợc quy trình nhân giống nhiều nhanh tạo cây giống cung cấp cho mục tiêu phát triển giai đoạn tiếp theo.

KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KHUYẾN NGHỊ Kết luận

Tại VQG Cát Bà, nghiên cứu đã phát hiện 133 cá thể Tắc kè đá, phân bố ở vùng lõi của VQG. Cây tập trung chủ yếu ở đỉnh Ngự Lâm và khu vực gần Ao Ếch, với tần suất xuất hiện trung bình trên tuyến là 5,6 cây/tuyến và trong OTC là 8,5 cây/OTC. Tắc kè đá chủ yếu sống bám trên các hốc đá, ngoài ra cây có thể sống bì sinh trên vỏ thân cây gỗ khác nhƣ: Đa lá lệch, Đa bắp bè, Tèo noong, Nhãn rừng.

Các cá thể Tắc kè đá đƣợc phát hiện ở khu vực nghiên cứu chủ yếu là cây con và cây mạ và cây trƣởng thành, chất lƣợng sinh trƣởng tốt, chủ yếu là tái sinh ngẫu nhiên và tái sinh cụm. Cấu trúc tuổi của quần thể Tắc kè đá khá ổn định. Số lƣợng cây con, cây mạ chiếm tỷ lệ lớn, chất lƣợng sinh trƣởng khá tốt, nên quần thể Tắc kè đá tại VQG Cát Bà có thể phát triển tốt trong tƣơng lai nếu đƣợc bảo vệ tốt.

Sinh cảnh phân bố của Tắc kè đá chủ yếu ở kiểu rừng nguyên sinh thƣờng xanh mƣa ẩm trên núi đá vôi, rừng thứ sinh nghèo thƣờng xanh mƣa ẩm trên núi đá vôi, rừng thƣờng xanh mƣa ẩm phục hồi trên núi đá vôi. Các loài cây gỗ tham gia vào cấu trúc tổ thành chính chủ yếu gồm: Ngát, Máu chó, Re hƣơng, Gội nếp, Màu cau trắng ... thành phần loài tái sinh gồm: Vàng anh, Bời lời nhớt, Sảng nhung, Trôm, Sấu, Trọng đũa, Đỏm trắng. Tầng cây bụi thảm tƣơi khá đa dạng về thành phần loài, chiều cao trung bình khoảng 0.8m, độ che phủ khoảng 55%, thành phần loài chủ yếu gồm: Dƣơng xỉ, Mua rừng, Móc, Tắc kè đá, Hoa trứng nhện, Đùng đình, Gừng núi.

Tắc kè đá phân bố ở khu vực có đá mẹ là đá vôi, trung tính; loại đất Feralit nâu đỏ, thảm mục, hơi ẩm với hàm lƣợng mùn ở mức nhiều; phân bố trên sƣờn dốc; tỷ lệ đá lẫn khoảng 10-15%; độ pH từ 4,7-6,1.

Tác động chủ yếu đến loài là do con ngƣời khai thác trái phép và ảnh hƣởng từ các hoạt động du lịch làm mất sinh cảnh loài dẫn đến suy giảm số lƣợng cá thể.

Thử nghiệm nhân giống vô tính bằng hom thân rễ Tắc kè đá cho kết quả: tỉ lệ hom nảy chồi và phẩm chất tốt nhất ở 2 môi trƣờng đó là trên hốc đá và vỏ thân cây sống (83,3%, 70%) trong đó giá thể cây Ban tím có tỉ lệ ra chồi nhiều nhất (38,1%), sau đó đến thân cây mục (43,3%). Hom thân sử dụng chất kích thích IBA nồng độ 500ppm và 1000ppm trồng trong môi trƣờng cát có tỷ lệ nảy chồi rất thấp (16,67%, 6,67%), phẩm chất kém. Nghiên cứu chƣa thành công khi thử nghiệm nhân giống Tắc kè đá bằng bào tử.

Thực hiện một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài Tắc kè đá nhƣ: Tăng cƣờng công tác tuần tra, bảo vệ loài, ở phân khu phục hồi sinh thái tiến hành thực hiện một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh tạo điều kiện cho Tắc kè đá sinh trƣởng và phát triển. Xây dựng mô hình phát triển tắc kè đá. Thực hiện các giải pháp hỗ trợ, cải thiện đời sống phát triển kinh tế bền vững cho ngƣời dân địa phƣơng. Ngoài ra thực hiện các biện pháp giáo dục, tuyên truyền, tập huấn cho ngƣời dân nhằm nâng cao ý thức bảo tồn tài nguyên thiên nhiên nói chung và loài Tắc kè đá nói riêng.

Tồn tại

Tuy đạt đƣợc những kết quả nhƣ trên, nhƣng chuyên đề một số tồn tại nhƣ sau:

- Do khu vực điều tra rất rộng, địa hình rất phức tạp, hạn chế về nhân lực, vật lực, thời gian nên chúng tôi không thể ghi nhận đƣợc tất cả số lƣợng của tất cả các các địa điểm có mặt loài tắc kè đá trên đảo Cát Bà.

- Do địa hình núi đá vôi, việc xây dựng các OTC gặp rất nhiều khó khăn. - Do kinh nghiệm và kỹ thuật nhân giống còn hạn chế nên tiến hành phƣơng pháp nhân giống bằng bào tử không thành công.

Khuyến nghị

Cần có nghiên cứu sâu hơn về phân bố của loài ở nhiều khu vực khác nhau để có đƣợc bản đồ chi tiết hơn về loài cũng nhƣ đánh giá chính xác về quan hệ sinh thái với các loài xung quanh. Nghiên cứu chuyên sâu hơn về đặc tính sinh học, sinh thái của loài để đƣa ra đƣợc các giải pháp bảo tồn phù hợp với loài.

VQG Cát Bà nên có các hình thức tuyên truyền hiệu quả hơn để nâng cao ý thức thực thi pháp luật của ngƣời dân địa phƣơng trong công tác bảo tồn cây thuốc ở VQG nói chung và cây Tắc kè đá nói riêng, nhằm bảo tồn nguồn gen bản địa, tránh nguy cơ tuyệt chủng loài.

Trên cơ sở các nghiên cứu về nhân giống đạt đƣợc VQG Cát Bà mở các lớp tập huấn kỹ thuật khuyến khích ngƣời dân trồng loài Tắc kè đá có quy mô tạo ngồn thu nhập, nâng cao đời sống của ngƣời dân địa phƣơng góp phần bảo tồn bền vững nguồn tài nguyên cây thuốc quý này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chƣơng (1980), Sổ tay cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.

2. Đỗ Huy Bích, Bùi Xuân Chƣơng và cộng sự (1993), Tài nguyên cây thuốc Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

3. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập I, II, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

4. Võ Văn Chi (1997), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội. 5. Võ Văn Chi (2011 & 2012), Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, TP. Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Văn Dinh (2016), Nghiên cứu đặc điểm lâm học loài Bình vôi làm cơ sở để bảo tồn tại Vườn Quốc gia Cát Bà, Luận văn Thạc sỹ Khoa học Lâm nghiệp, Đại học Lâm Nghiệp, Hà Nội.

7. Triệu Văn Hùng (chủ biên) và cộng sự (2007), Lâm sản ngoài gỗ Việt Nam. Dự án hỗ trợ chuyên ngành LSNG pha II xuất bản.

8. Trần Thị Hƣơng (2013), Nghiên cứu xác định hàm lượng lưu huỳnh trong một số dược liệu được sản xuất và chế biến tại xã Bình Minh, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên, Đề tài cấp cơ sở, Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

9. Đỗ Tất Lợi (2000), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.

10. Lã Đình Mỡi và cộng sự (2001), Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam, Tập 1, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Lã Đình Mỡi và cộng sự (2002), Tài nguyên thực vật có tinh dầu ở Việt Nam, Tập 2, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

12. Nguyễn Nghĩa Thìn (2007), Các phương pháp nghiên cứu thực vật, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

13. Phạm Thị Nhật Trinh và cộng sự (2012), Nghiên cứu hợp chất Tecpenoid và Anthraquinon từ thân rễ cây Tắc kè đá, Đại học Tiền Giang.

14. Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và môi trƣờng, Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam (2003), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 2, NXB Nông nghiệp, Hà Nội

15. Trung tâm Nghiên cứu tài nguyên và môi trƣờng, Đại học Quốc gia Hà Nội, Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam (2005), Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập 3, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

16. Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật, Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam, Thực vật chí Việt Nam, tập 1-11. NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

Tài liệu tiếng nƣớc ngoài

17. Quách Xảo Sinh (2006), Kỹ thuật trồng cây thuốc, NXB Giáo dục Cao đẳng Trung Quốc.

18. WHO (2003), Good agricultural and Collection Practices for Medicinal plants (GACP).

19. Dƣơng Xuyến và cs (2009), Bách khoa toàn thư về trồng hoa trong gia đình, NXB Khoa học kỹ thuật An Huy, Trung Quốc.

Tham khảo trên internet

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn loài tắc kè đá (drynaria bonii h christ) tại vườn quốc gia cát bà, thành phố hải phòng​ (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)