Do con ngƣời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn loài tắc kè đá (drynaria bonii h christ) tại vườn quốc gia cát bà, thành phố hải phòng​ (Trang 71 - 75)

Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.3. Một số nguyên nhân tác động đến loài Tắc kè đá tại VQG Cát Bà

4.3.1. Do con ngƣời

4.3.1.1. Nguyên nhân trực tiếp

a) Do tình trạng khai thác không bền vững

Tình trạng khai thác quá mức của ngƣời dân địa phƣơng trong những năm gần đây đối với một số cây thuốc có giá trị ngày một tăng và khó kiểm

soát. Đa phần các vụ vi phạm một số năm trở lại đây là các hoạt động khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép các loài cây thuốc. Theo thống kê một số loài cây gần đây mà lực lƣợng kiểm lâm thu giữ đƣợc là: Xạ đen, Củ gió, trầm cây Huyết giác, Củ bình vôi, Tắc kè đá… (Hạt kiểm lâm VQG Cát Bà).

Tại thực địa, chúng tôi quan sát thấy một vài vết tích của tác động để lấy phần thân rễ của cây Tắc kè đá, phần thân rễ bị đứt gãy còn bám dựa vào các giá thể xung quanh.

Khi tìm hiểu nghiên cứu, một số ngƣời dân cho biết, trƣớc đây khi họ đi rừng thƣờng bắt gặp cây Tắc kè đá nhƣng hiện nay số lƣợng còn ít hơn và phân bố tập chung tại các khu vực con ngƣời khó tiếp cận.

b) Do chuyển đổi mục đích sử dụng đất

Theo Tài liệu quy hoạch Vƣờn, năm 2014, chúng tôi thấy, bình quân mỗi năm ngƣời dân trên toàn đảo Cát Bà chuyển đổi từ đất Lâm nghiệp sang đất sản xuất nông nghiệp từ 80 – 100 ha. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất làm rừng, mất môi trƣờng sống của loài. Hoạt động này ảnh hƣởng trên diện tích nhỏ hẹp và mức độ tác động tới sinh cảnh thấp không đáng kể nhƣng vẫn cần hạn chế.

4.3.1.2. Nguyên nhân gián tiếp

a) Phương thức và kỹ thuật khai thác không phù hợp

Chúng tôi đã tiến hành điều tra phỏng vấn và quan sát thực trạng khai thác tại vùng đệm, để đánh giá sự nhận thức về tính bền vững trong thu hái cây Tắc kè đá tại Vƣờn Quốc gia Cát Bà. Kết quả cho thấy, sự nhận thức của ngƣời dân thu hái cây thuốc còn hạn chế và hoạt động khai thác cây Tắc kè đá trong vùng đệm là do thị trƣờng quyết định. Đây là nguyên nhân dẫn tới sự khai thác quá mức làm suy giảm đối với nguồn tài nguyên cây thuốc nói chung và đặc biệt nghiêm trọng đối với một số loài quý hiếm và loài có giá trị sử dụng cao nhƣ loài Tắc kè đá.

Bảng 4.9. Nhận thức của ngƣời dân địa phƣơng về khai thác Tắc kè đá

STT Vấn đề điều tra Tỉ lệ (%)

1 Thu hái đúng loài Tắc kè đá 100

2 Thu hái đúng thời vụ 10

3 Thu hái đúng bộ phận 100

4 Thu hái có chú ý đến tái sinh 0

5 Thu hái hợp pháp 0

6 Thu hái có tổ chức 0

Qua bảng 4.9 cho thấy ngƣời dân đi rừng đều nhận biết đúng Tắc kè đá để khai thác - Trong số các phiếu phỏng vấn phát ra chỉ có 10% ngƣời dân trả lời thu hái đúng thời vụ. Hoạt động thu hái là phụ thuộc vào nhu cầu của thị trƣờng.

- Cây Tắc kè đá bộ phận sử dụng chủ yếu là thân rễ, các phiếu phát ra đều có câu trả lời chỉ thu hái thân rễ.

- Một tỷ lệ khá cao, 100% ngƣời dân khai thác không chú ý đến sự tái sinh khi thu hái cây thuốc.

- 100% ngƣời dân không xin phép cơ quan chức năng (kiểm lâm) khi thu hái Tắc kè đá trong VQG Cát Bà.

- 100% ngƣời dân thu hái cây thuốc theo nhu cầu của mình, không có hƣơng ƣớc hay thỏa thuận nào quy định về sự tổ chức khi thu hái.

b) Tập quán và thiếu sinh kế ổn định

Cuộc sống của ngƣời dân thuộc 06 xã thuộc vùng đệm Vƣờn Quốc gia Cát Bà nói chung còn rất khó khăn. Từ xƣa đến nay cuộc sống của họ vẫn dựa chủ yếu vào nguồn tài nguyên rừng, hầu nhƣ không có nghề nghiệp ổn định. Khi tiến hành điều tra phỏng vấn ngƣời dân. Chúng tôi nhận thấy hầu hết ngƣời dân nhận thức đƣợc vai trò của rừng, do công tác tuyên truyền pháp luật tại VQG Cát Bà đƣợc thực hiện tốt nhƣng vì những khó khăn của cuộc

sống nên họ phải vào rừng và khai thác “càng đƣợc nhiều càng có lợi”, do mục đích kinh tế.

c) Ý thức thực thi pháp luật của người dân chưa cao

Trong quá trình điều tra thực tế, chúng tôi nhận thấy hầu hết ngƣời dân tại khu vực nghiên cứu đều nhận thức đƣợc tầm quan trọng của rừng tuy nhiên họ vẫn vi phạm vì mục đích cá nhân. Do đó có thể thấy ý thức thực thi pháp luật của ngƣời dân còn chƣa cao.

d) Cháy rừng

Cháy rừng tại Vƣờn Quốc gia Cát Bà từ trƣớc tới nay phần lớn do ngƣời dân dùng lửa khai thác mật ong, bắt Tắc kè và một số nguyên nhân chủ quan khác nhƣ (đốt nƣơng làm rẫy, tảo mộ, …) những hoạt động đốt lửa này vào mùa khô rất dễ bắt lửa khó có thể dập tắt đƣợc. Chính vì vậy sau mỗi vụ cháy rừng gây thiệt hại lớn về thành phần thực vật trên núi đá, sinh cảnh bị tác động và thay đổi hoàn toàn. Cháy rừng tác động xấu đến hoạt động sống của các loài động vật sống ở trong và xung quanh khu vực bị cháy. Có những vụ cháy lớn ảnh hƣởng tới toàn bộ hệ động thực vật và các hoạt động xã hội của ngƣời dân trên toàn đảo. Để phục hồi lại đƣợc hệ động thực vật, trạng thái rừng nhƣ cũ đòi hỏi mất rất nhiều thời gian, có thể là hàng chục, hàng trăm năm. Kết quả từ năm 2010 đến năm 2015 xảy ra 07 cháy rừng làm thiệt hại 5,4 ha rừng (Thống kê từ Hạt kiểm lâm Vườn).

Cháy rừng đƣợc coi nhƣ là nguyên nhân ảnh hƣởng tới loài và sinh cảnh của các loài cây thuốc nói chung, làm môi trƣờng sống của loài bị thay đổi hoàn toàn.

Hình 4.18. Cháy rừng tại VQG Cát Bà

“Nguồn ảnh: VQG Cát Bà”

e) Do nhu cầu thị trường

Tắc kè đá là cây thuốc có nhiều công dụng khác nhau, nên đƣợc nhiều ngƣời sử dụng. Phần thân rễ đƣợc nhiều cơ sở thu gom, chế biến dƣợc liệu thu mua với giá khá cao. Các cơ sở chế biến dƣợc liệu tại Bình Minh (Khoái Châu, Hƣng Yên) thu mua phần thân rễ Tắc kè đá với giá khoảng 30.000- 70.000đồng/kg (nguồn Trần Thị Hƣơng 2012). Đây là cơ hội đem lại nguồn thu cho ngƣời dân từ việc gây trồng phát triển loài, tuy nhiên cũng là thách thức cho công tác quản lý bảo tồn Tắc kè đá khỏi bị khai thác trái phép tại VQG Cát Bà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn loài tắc kè đá (drynaria bonii h christ) tại vườn quốc gia cát bà, thành phố hải phòng​ (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)