Giải pháp nâng cao năng lực tiếp cận thị trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn loài tắc kè đá (drynaria bonii h christ) tại vườn quốc gia cát bà, thành phố hải phòng​ (Trang 84)

Chƣơng 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.5. Đề xuất một số giải pháp bảo tồn và phát triển loài Tắc kè đá

4.5.5. Giải pháp nâng cao năng lực tiếp cận thị trƣờng

Yếu tố quyết định phƣơng hƣớng chuyển dịch cơ cấu mô hình sinh kế là thị trƣờng. Vì vậy, cần kiện toàn các hợp tác xã, các hiệp hội ngành nghề và liên minh hợp tác xã nhằm hỗ trợ xúc tiến thƣơng mại, cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trƣờng cho các sản phẩm lâm sản, dƣợc liệu.

Để có thị trƣờng cho nông dân, cần làm tốt công tác điều tra, quy hoạch kinh tế - xã hội, phát triển các vùng sản xuất chuyên canh cây lâm sản, cây dƣợc liệu, gắn liền với phát triển công nghiệp chế biến, nhất là chú ý tới các loại hình chế biến nhỏ để sơ chế phục vụ sản xuất và xuất khẩu.

Tuy nhiên những thách thức khó khăn mà Vƣờn Quốc gia Cát Bà đang phải đối mặt khi cố gắng góp phần bảo tồn, duy trì các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó có các loài cây thuốc tại Vƣờn Quốc gia Cát Bà và Khu dự trữ sinh quyển thế giới quần đảo Cát Bà. Đặc biệt những ngƣời dân sống ở trong hoặc gần các khu rừng, trong đó có nhiều ngƣời sống tại vùng đệm VQG Cát Bà, đặc biệt là ở các thôn, xã giáp rừng, đời sống của họ đang bị tác động tiêu cực do tình trạng suy thoái tài nguyên thiên nhiên .... Một trong những giải pháp hiệu quả để vừa bảo vệ đƣợc rừng vừa nâng cao đời sống cho ngƣời dân vùng đệm là hƣớng họ vào việc gây trồng các loài cây thuốc quý hiếm, có giá trị kinh tế tại địa phƣơng. Bên cạnh đó, tiến hành điều tra, bảo tồn tại vùng lõi, xây dựng các vƣờn lƣu giữ giống. Đồng thời tập huấn cho ngƣời dân, cán bộ kiểm lâm về quản lý và các kỹ thuật bảo tồn cây thuốc ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn loài tắc kè đá (drynaria bonii h christ) tại vườn quốc gia cát bà, thành phố hải phòng​ (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)