Phƣơng pháp thử nghiệm nhân giống loài Tắc kè đá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn loài tắc kè đá (drynaria bonii h christ) tại vườn quốc gia cát bà, thành phố hải phòng​ (Trang 31 - 39)

Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.4. Phƣơng pháp thử nghiệm nhân giống loài Tắc kè đá

2.4.4.1. Nhân giống bằng bào tử

Kỹ thuật nhân giống bằng bào tử của Tắc kè đá đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp của Dƣơng Xuyến và cộng sự (2009). Tắc kè đá thƣờng sinh sản bào tử vào thời gian cuối hè đầu thu (từ tháng 5- 8), bào tử chín là các ổ bào tử mặt sau lá đạt kích thƣớc lớn nhất và có màu nâu. Thu hái các lá có bào tử chín cho vào túi giấy khô, sạch. Khi các ổ bào tử chuẩn bị vỡ, phát tán ra bên ngoài thì lấy lá ra, để các bào tử tập trung vào 1 chậu nông hoặc đĩa trong đó đã có sẵn 1 lớp than bùn có trộn thêm rêu, tảo, địa y hoai mục, sau đó phủ kính hoặc ni lông, giữ ẩm lớp than bùn liên tục đến khi nguyên tản xuất hiện. Cũng có thể không cần thu hái lá mà để luôn chậu hoặc đĩa than bùn ƣớt dƣới các lá có bào tử chín để các bào tử tự rơi vào chậu than bùn.

Dụng cụ và mẫu để làm thí nghiệm (hình 2.2, 2.3, 2.4)

- Số cốc đựng mẫu: 15 cốc - Mỗi cốc đặt 1 lá mang bào tử

- Đất mùn (thu tại thực địa nơi có Tắc kè đá phân bố) trộn lẫn với than bùn dạng sệt, để ở đáy cốc.

Hình 2.2. Định vị lá trong cốc nhân giống bằng bào tử (Cao Thị Tơ, 2016)

Hình 2.4. 15 Cốc nghiệm nhân giống bằng bào tử (Cao Thị Tơ, 2016)

Hàng ngày theo dõi các thay đổi trong quá trình nhân giống bằng bào tử. Kết quả ghi theo mẫu biểu 08:

Mẫu biểu 08. Biểu theo dõi quá trình nhân giống bằng bào tử Ngày

tháng Khay số

Nguyên tản Cây con

Số lƣợng Kích thƣớc Số lƣợng Kích thƣớc

Nội nghiệp: Tổng hợp và đánh giá quá trình nhân giống bằng bào tử nhƣ: số lƣợng nguyên tản/đĩa, kích thƣớc nguyên tản, Số lƣợng cây con, tỷ lệ ra rễ, tỷ lệ sống…

2.4.4.2. Nhân giống vô tính bằng hom thân rễ

Thân rễ bị đứt đoạn, nếu còn bám trên giá thể thì vẫn có khả năng tái sinh. Do đó, có thể thử nhân giống Tắc kè đá bằng những đoạn thân rễ non vẫn còn rễ bám trên giá thể (theo Sách đỏ Việt Nam, phần II, 2007). Nghiên cứu thử nghiệm nhân giống tự nhiên trên 3 môi trƣờng: hốc đá, vỏ thân cây sống, vỏ thân cây mục; và thử nghiệm nhân giống có sử dụng chất kích thích IBA.

Thử nghiệm nhân giống trên hốc đá

Đoạn thân rễ đƣợc lấy cho thí nghiệm có sinh trƣởng tốt, khỏe mạnh và không sâu bệnh. Mỗi đoạn cắt dài khoảng 10 - 15 cm. Tổng số hom sử dụng hom thử nghiệm là 30 hom. Sau đó ta tiến hành đặt mẫu vào các hốc đá. Hom giâm đƣợc chăm sóc và phun sƣơng hàng ngày. Số lần phun, khoảng cách giữa hai lần phun sƣơng phụ thuộc vào thời tiết hàng ngày và giai đoạn giâm hom. Nếu thời tiết nắng nóng, nhiệt độ không khí cao, cƣờng độ ánh sáng lớn thì ta tăng số lần phun nƣớc (hình 2.5).

Hình 2.5. Khu vực bố trí thí nghiệm giâm hom trên hốc đá

(Nguồn: Cao Thị Tơ, 2016)

Thử nghiệm nhân giống trên vỏ thân cây sống

Phƣơng pháp giống nhƣ nhân giống trên hốc đá tuy nhiên đặt mẫu lên trên vỏ thân cây sống, dùng dây và khăn buộc mẫu lại trên cây (hình 2.6).

Cách bố trí mẫu nhƣ sau:

TT Tên loài cây Đƣờng kính

(cm) Số mẫu Vị trí cách mặt đất (m) 1 Ban tím 8-10 10 1-2m 2 Đinh đũa 5-10 10 1-2m 3 Lim xanh 5-7 10 1-2m

Hình 2.6. Khu vực bố trí thí nghiệm giâm hom trên thân cây sống

Thử nghiệm nhân giống trên thân cây mục

Phƣơng pháp giống nhƣ nhân giống trên vỏ thân cây sống tuy nhiên đặt mẫu lên trên vỏ thân cây mục (thân cây Ban tím đã chết, D1.3 khoảng 6cm), dùng dây và khăn buộc mẫu lại trên cây ở vị trí 1-2m (hình 2.7).

Hình 2.7. Khu vực bố trí thí nghiệm giâm hom trên thân cây mục

(Nguồn: Cao Thị Tơ, 2016)

Thử nghiệm giâm hom có sử dụng chất kích thích IBA

Đoạn thân rễ đƣợc lấy sinh trƣởng tốt, khỏe mạnh và không sâu bệnh. Mỗi đoạn cắt dài khoảng 10 - 15 cm, hom sau khi cắt chỉnh sửa và ngâm trong nƣớc có nồng độ 15% thuốc Ben lát trong thời gian từ 10-15 phút, sau

đó chấm thuốc bột IBA với 2 nồng độ thuốc khác nhau là: 500ppm và 1000ppm, 30 hom/nồng độ. Sau đó cắm trực tiếp vào giá thể (giá thể đã đƣợc khử trùng). Nền giâm là cát ẩm. Sau khi giâm xong thì tƣới nƣớc đủ ẩm, dùng lƣới đen che phủ để tránh ánh năng trực xạ. (hình 2.8)

Hom giâm đƣợc chăm sóc và phun sƣơng hàng ngày. Số lần phun, khoảng cách giữa hai lần phun sƣơng phụ thuộc vào thời tiết hàng ngày và giai đoạn giâm hom. Nếu thời tiết nắng nóng, nhiệt độ không khí cao, cƣờng độ ánh sáng lớn thì ta tăng số lần phun nƣớc.

Hình 2.8. Khu vực thí nghiệm giâm hom sử dụng IBA (Cao Thị Tơ, 2016)

Hàng ngày kiểm tra và ghi chép theo mẫu biểu 09.

Biểu 09: Biểu theo dõi quá trình nhân giống bằng hom thân rễ Ngày tháng Giá thể Công thức TN Số hom TN Số hom sống Số hom chết Số hom ra chồi Hốc đá Thân cây sống Thân cây mục IBA 500 ppm IBA 1000 ppm

Nội nghiệp

Sau khi thu đƣợc kết quả trên ta xử lý theo phƣơng pháp thống kê toán học và phần mềm excel cài trên máy tính. Một số chỉ tiêu xác định nhƣ sau:

Tính các đặc trƣng mẫu tỉ lệ (x%) hom sống, hom chết, hom ra chồi theo công thức:

Tỉ lệ x% = Số hom (sống, chết, ra chồi)

X 100% Tổng hom thí nghiệm

Tính giá trị trung bình và các đặc trƣng mẫu cho các chỉ tiêu: số chồi trung bình trên hom, chiều dài chồi, sử dụng chƣơng trình excel để tính toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn loài tắc kè đá (drynaria bonii h christ) tại vườn quốc gia cát bà, thành phố hải phòng​ (Trang 31 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)