4.2.2.1. Phân bố theo vị trí tương đối của Tắc kè đá
Từ các kết quả nghiên cứu thực địa chúng tôi đã tổng hợp đƣợc phân bố của Tắc kè đá theo các vị trí chân núi, sƣờn núi và đỉnh núi nhƣ sau:
Bảng 4.5. Phân bố của Tắc kè đá theo độ cao và vị trí tƣơng đối
Số cây Vị trí tƣơng đối
Chân Sƣờn Đỉnh
Tốt 10 24 40
Trung bình 9 11 23
Xấu 3 5 8
Tổng 22 40 71
Điều tra thực tế trên tuyến và các OTC nhận thấy Tắc kè đá thƣờng mọc rải rác, có một số điểm phân bố tƣơng đối tập trung. Qua bảng ta thấy Tắc kè đá phân bố từ khu vực chân núi đến đỉnh núi, nhƣng tập trung nhiều ở khu vực đỉnh núi, khu vực chân núi và sƣờn núi ít gặp hơn. Điều này có thể do đặc tính sinh học của loài hoặc cũng có thể do ở những vị trí thấp hơn đã bị ngƣời dân thu hái.
4.2.2.2. Độ tàn che của tán rừng nơi Tắc kè đá phân bố
Theo các kết quả điều tra thực địa cho thấy Tắc kè đá ở giai đoạn cây mạ và cây con thƣờng mọc ở trên tảng đá mà dƣới các hốc đá rất giàu mùn, độ ẩm cao, cây thƣờng mọc từng khóm, từng bụi, dƣới tán rừng (hình 4.8).
Tắc kè đá bắt gặp tại các khu vực có độ tàn che trung bình khoảng 0.6. Tại những nơi có độ tàn che của tầng cây cao khoảng 0.8 Tắc kè đá phân bố khá thƣa. Tại khu vực nghiên cứu cây phân bố dƣới tán rừng ngay cả ven đƣờng đi, lối mòn cũng có thể bắt gặp cây.
4.2.2.3. Đặc điểm thực bì nơi loài Tắc kè đá phân bố
a, Kiểu rừng
Kết quả điều tra ghi nhận đƣợc Tắc kè đá xuất hiện ở một số dạng sinh cảnh sau:
(1) Rừng nguyên sinh thƣờng xanh mƣa ẩm trên núi đá vôi (hình 4.10)
Kiểu rừng này có diện tích 1.045,2 ha, chiếm 6% tổng diện tích đất thảm thực vật rừng. Kiểu rừng này phân bố thành thảm tƣơng đối lớn và tập trung ở các độ cao dƣới 300 m tại khu vực trung tâm VQG.
(2) Rừng thứ sinh nghèo thƣờng xanh mƣa ẩm trên núi đá vôi (hình 4.11) Thảm rừng thứ sinh nghèo lá rộng thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới trên núi đá vôi có diện tích 4.900,2 ha, chiếm 27% diện tích đất thảm thực vật rừng. Đây là kiểu rừng khá phổ biến và chiếm diện tích lớn nhất so với tất cả các loại thảm trên quần đảo Cát Bà. Phân bố thành từng mảng tƣơng đối lớn, rải rác ở các độ cao từ 100m - 300 m
(3) Rừng thƣờng xanh mƣa ẩm phục hồi trên núi đá vôi (hình 4.12)
Rừng phục hồi ở Cát Bà có diện tích là 2.208,1 ha chiếm 22% diện tích đất thảm thực vật rừng.
Hình 4.10. Rừng nguyên sinh thƣờng ẩm trên núi đá vôi
Hình 4.11. Rừng thứ sinh nghèo thƣờng xanh mƣa ẩm trên núi đá vôi
Nguồn ảnh: Nguyễn Văn Dinh, 2016
Hình 4.12. Rừng thƣờng xanh mƣa ẩm phục hồi trên núi đá vôi
b, Đặc điểm tầng cây cao nơi có loài Tắc kè đá phân bố
Trong rừng tầng cây cao là tầng sinh thái chính của rừng, không chỉ quyết định đến kích thƣớc của rừng mà còn quyết định đến thành phần, chất lƣợng cây tái sinh. Tắc kè đá là loài cây chịu bóng bóng, ƣa ẩm, sống theo kiểu phụ sinh trên đá hay trên thân gỗ dƣới tán rừng. Vì vậy, điều tra tầng cây cao là cơ sở để xây dựng mô hình trồng loài cây nghiên cứu dƣới tán rừng và độ tàn che thích hợp. Nghiên cứu đã tiến hành đo đếm các chỉ tiêu của tầng cây cao tại khu vực Tắc kè đá phân bố, kết quả đƣợc tổng hợp trong bảng 4.6.
Bảng 4.6. Tổ thành tầng cây cao QXTV rừng nơi có Tắc kè đá phân bố ÔTC Công thức tổ thành 1 2,5S+2,1GL+1,8LMX+1,5MC+1,1TT+1LK 2 3,1LMX+2,7N+2,0SN+1,6ĐG+0,6LK 3 2,8N+2,6MCT+2,3SN+2MC+1,3LK 4 3,4LMX+3RH+1,2VT+1,4LK 5 2,6RH+2SN+1,4MCT+1,3GL+0,6ĐG+2,1LK 6 3,5MCT + 2,6 LMX + 1,8 ĐG + 1,2S + 0,9LK 7 2,4LMX+2,2MC+1,7CV+1,5ĐG+1S+1,2LK 8 2,6RH+2SN+1,4MCT+1,3GN+0,6MC+2,1LK 9 3,1LMX+2,7N+2,0RH+1,6ĐG+0,6LK 10 2,9RH+2,5TT+2,2SN+1,5CN+0,9LK Ghi chú:
S: Sấu; GL: Giổi lông; LMX: Lòng mang xanh; TT: Trám trắng; N: Ngát; SN: Sảng nhung; ĐG: Đỏm gai; MCT: Màu cau trắng; MC: Máu chó; CV: Cà ổi vọng phu; RH: Re hƣơng; GN: Gội nếp; CN: Chò nhai; LK: loại cây khác có CTTT < 0,5.
Qua biểu trên ta thấy cấu trúc tổ thành rừng có Tắc kè đá phân bố khá đa dạng và phong phú với hàng chục loài cây gỗ tham gia. Các loài cây tham gia vào cấu trúc tổ thành chính của rừng chủ yếu là: Sấu, Lòng mang xanh, Ngát, Máu chó, Re hƣơng, Gội nếp, Màu cau trắng, Cà ổi vọng phu, Chò nhai...
c, Đặc điểm tầng cây tái sinh nơi có loài Tắc kè đá phân bố
Số lƣợng, mật độ và phẩm chất cây tái sinh phản ánh nên chất lƣợng của rừng. Rừng có nhiều cây non cây tái sinh thì rừng đó còn phát triển lâu dài, chúng là thế hệ kế tiếp tham gia vào tán rừng khi trƣởng thành. Vì vậy điểu tra cây non, cây tái sinh để dự báo sự hình thành tầng cây cao trong tƣơng lai. Mật độ cây nhiều hay ít, phẩm chất cây non thể hiện điều kiện nơi đây có phù hợp để cho những loài đó phát triển hay không.
Cây tái sinh là một thành phần hết sức quan trọng trong hệ sinh thái rừng, là nhân tố quyết định sự thành công của rừng phục hồi trong tƣơng lai. Chính vì vậy, việc đánh giá các đặc điểm của chúng để từ đó có thể sử dụng các biện pháp tác động thích hợp mang một ý nghĩa rất quan trọng.
Tại khu vực nghiên cứu ít gặp cây tái sinh, chất lƣợng cây tái sinh ở mức độ trung bình. Chiều cao trung bình của cây tái sinh khoảng 0,9m, độ che phủ khoảng 55%. Thành phần chủ yếu gồm các loài cây: Vàng anh, Bời lời nhớt, Sảng nhung, Trôm, Sấu, Trọng đũa, Đỏm trắng, Thị lông đỏ, Kháo tầng...
d, Đặc điểm tầng cây bụi thảm tươi nơi có Tắc kè đá phân bố
Cây bụi thảm tƣơi là cây thấp nhất ở dƣới tán rừng. Tầng cây này ngoài vai trò giữ nƣớc cho lâm phần, chống xói mòn, cải tạo đất… còn có tác động thuận lợi hay hạn chế đến sự sinh trƣởng và phát triển của cây tái sinh. Cây bụi thảm tƣơi cũng là một chỉ tiêu vô cùng quan trọng để phân tích và đƣa ra các biện pháp gây trồng hợp lý cho loài cây. Cây bụi, thảm tƣơi giữ một vai trò quan trọng trong quá trình sinh trƣởng và phát triển của cây tái sinh loài Tắc kè đá. Thực tế điều tra cho thấy, tại những khu vực có quá nhiều cây bụi
thảm tƣơi thì không phát hiện cây Tắc kè đá phân bố. Qua điều tra thu đƣợc kết quả về cây bụi thảm tƣơi đƣợc tổng hợp trong bảng 4.7.
Bảng 4.7. Đặc điểm tầng cây bụi thảm tƣơi khu vực Tắc kè đá phân bố
OTC TT Loài cây chủ yếu Htb
(m)
Độ che phủ (%)
1
1 Dƣơng xỉ+ Móc+ Tắc kè đá 0.8 45%
2 Dƣơng xỉ+ lấu+ Mây nếp 0.8 50%
3 Dƣơng xỉ+ Mua rừng+ Tắc kè đá 0.9 65%
4 Dƣơng xỉ+ Mua rừng+ Móc 0.9 55%
5 Lấu+ Mua rừng+ + Tắc kè đá 0.9 60%
2
1 Hoa trứng nhện+ Mua rừng+ Đơn nem 0.7 45% 2 Dƣơng xỉ+ Mua rừng+Lấu+ Tắc kè đá 0.9 55% 3 Hoa trứng nhên+ Mua rừng+ Đơn nem 1.1 50%
4 Mây nếp+ Mua rừng+ lấu 0.8 40%
5 Dƣơng xỉ+ Tắc kè đá+ Đơn nem 0.9 40%
3
1 Dƣơng xỉ+ Dây mật+ Đơn nem 0.5 55%
2 Mây nếp+ Mua rừng+ Đơn nem 1.0 50%
3 Dƣơng xỉ+ Lấu lá to+ Tắc kè đá 0.8 60% 4 Mua rừng+ Đơn nem+ Móc+ Tắc kè đá 0.8 55%
5 Mua rừng+ Dây mật+ Mây nếp 0.7 65%
4
1 Mua rừng+ Đơn nem+Thƣờng sơn 0.8 55% 2 Hoa trứng nhện+ mây nếp+ lấu 1.0 65%
3 Dƣơng xỉ+ Mua rừng+ Lấu 0.8 55%
4 Dƣơng xỉ+ Mua rừng+ Sẹ+ Đùng đình 1.0 60%
5 Mua rừng+ Sẹ+ Lấu 0.9 45%
5
1 Hoa trứng nhện+ Sẹ+ Dƣơng xỉ 0.7 65%
2 Dƣơng xỉ+ Mua rừng+ Đơn nem 0.9 70%
3 Đùng đình+ Mua rừng+ Đơn nem 1.1 55%
4 Dƣơng xỉ+ Dây mật+ Móc 0.7 55%
5 Dƣơng xỉ+ Đơn nem+ Củ dòm 0.7 65%
6
2 Lấu lá to+ Mua rừng+ Mây nếp 0.8 65%
3 Dƣơng xỉ+Mua rừng+ Sẹ 0.8 65% 4 Dƣơng xỉ+ Ớt rừng+ Lấu 1.2 40% 5 Dƣơng xỉ+ Ớt rừng+ Dây mật 1.2 45% 7 1 Sẹ+ Mua rừng+ Hoa trứng nhện 0.6 55% 2 Sẹ+ Mua rừng+ Dƣơng xỉ 0.9 50% 3 Móc+ Lấu lá to+ Đùng đình 1.0 55%
4 Thu hải đƣờng+ dƣơng xỉ 0.9 55%
5 Thu hải đƣờng+Dƣơng xỉ+ Sẹ+ Đơn nem 0.7 60%
8
1 Dƣơng xỉ+ Mua rừng+ Lấu 0.9 50%
2 Dƣơng xỉ+ Mua rừng 1.0 65%
3 Dƣơng xỉ+ Mua rừng+ Sẹ 0.7 60%
4 Dƣơng xỉ+ Mua rừng+ Tắc kè đá 0.8 65% 5 Dƣơng xỉ+ Mua rừng+ Tắc kè đá 0.8 65%
9
1 Đơn nem+ Lấu+ Hoa trứng nhện 0.7 65% 2 Mây nếp+ Dƣơng xỉ+ Tắc kè đá 0.9 45% 3 Dƣơng xỉ+ Mua rừng+ Thƣờng sơn 0.8 65%
4 Mua rừng+ Móc+ Gừng núi 1.1 60%
5 Mua rừng+ Móc+ Gừng núi+Tắc kè đá 0.8 55%
10
1 Lấu+ Dƣơng xỉ+ Mây nếp 0.8 60%
2 Lấu+ Mua rừng+ Tắc kè đá 0.8 60%
3 Hoa trứng nhện+ Dƣơng xỉ+ Mua rừng 1.1 65% 4 Hoa trứng nhện+ Dƣơng xỉ+ Tắc kè đá 1.1 75% 5 Dƣơng xỉ+ Mua rừng+ Tắc kè đá 0.6 75%
Kết quả trong bảng 4.7 cho thấy tại khu vực Tắc kè đá phân bố khá đa dạng về thành phần loài cây bụi thảm tƣơi. Các loài cây sinh trƣởng và phát triển ở mức độ trung bình, chiều cao khoảng 0.8m, độ che phủ khoảng 55%. Thành phần loài chủ yếu nhƣ: Mây nếp, Dƣơng xỉ, Lấu, Mua rừng, Móc, Tắc kè đá, Hoa trứng nhện, Đùng đình, Gừng núi, Móc ....
Hình 4.13: Hiện trạng rừng tại khu vực Tắc kè đá phân bố, VQG Cát Bà
Hình 4.15: Tầng cây bụi, thảm tƣơi, cây tái sinh tại khu vực Tắc kè đá phân bố, VQG Cát Bà
4.2.2.4. Đặc điểm đất tại khu vực Tắc kè đá phân bố
Giữa đất rừng và cây rừng luôn có mỗi quan hệ qua lại, đất vừa là giá đỡ cho cây vừa là cái nôi cung cấp cho cây chất dinh dƣỡng, nƣớc, muối khoáng nuôi dƣỡng cây đồng thời cải tạo đất thông qua vật rơi rụng, chống xói mòn.
Do địa hình khu vực nghiên cứu là các đỉnh núi đá vôi nhô cao, với độ dốc lớn khoảng 30 – 450. Thực vật ở đây phát triển trong các hốc đá có đất bồi tụ và thảm mục. Ngoài ra thực vật còn bám trên các vách đá dựng đứng, cắm rễ sâu vào các kẽ đá. Loại đất ở đây là đất phong hóa có màu xám đen hoặc nâu vàng, phát triển trên đá vôi, tầng đất 35 – 55 cm, pH 5,5 – 6.1, phân bố dƣới tán rừng. Kết quả mô tả phẫu diện đất ở các OTC tƣơng ứng với 3 độ cao 50m, 100m, 150m đƣợc thể hiện ở bảng 4.8.
Bảng 4.8. Mô tả phẫu diện đất có Tắc kè đá phân bố tại khu vực nghiên cứu Vƣờn Quốc gia Cát Bà
Chỉ tiêu điều tra ở độ cao 50m Phẫu diện
Phẫu diện ở độ cao 100m
Phẫu diện ở độ cao 150m
Độ dốc 150 200 250
Hƣớng dốc Đông Tây Đông Nam Đông
Đá mẹ Đá vôi Đá vôi Đá vôi
Loại đất Feralit nâu đỏ, thảm mục
Feralit nâu đỏ, thảm mục
Feralit nâu đỏ, thảm mục Thực bì Dây leo, cỏ, dƣơng xỉ
Dây leo, cỏ, giong
giềng Dây leo, cỏ
Độ dày tầng đất 39cm 28 cm 20 cm
Thành phần cơ
giới Thịt trung bình Thịt trung bình Thịt trung bình
Kết cấu Nhiều mùn Nhiều mùn Nhiều mùn
Độ chặt Xốp Xốp Hơi tơi xốp
Tỷ lệ đá lẫn 10% 13% 15%
Độ ẩm Hơi ẩm Hơi ẩm Hơi ẩm
Độ cao tuyệt đối 50m 100m 150m
Qua kết quả bảng 4.8 cho thấy Tắc kè đá phân bố ở khu vực có Đá mẹ là Đá vôi; loại đất loại đất Feralit nâu đỏ, thảm mục, đất tơi xốp, hơi ẩm với hàm lƣợng ở mức nhiều; phân bố trên sƣờn dốc, tỷ lệ đá lẩn khoảng 10-15%, độ pH từ 4,7-6,1.
Hình 4.17: Thu mẫu đất tại khu vực phân bố của Tắc kè đá VQG Cát Bà 4.3. Một số nguyên nhân tác động đến loài Tắc kè đá tại VQG Cát Bà
Qua kế thừa số liệu, điều tra thực địa, phỏng vấn cán bộ VQG và ngƣời dân, đề tài đã xác định đƣợc một số tác động ảnh hƣởng đến loài Tắc kè đá tại VQG Cát Bà, cụ thể nhƣ sau:
4.3.1. Do con ngƣời
4.3.1.1. Nguyên nhân trực tiếp
a) Do tình trạng khai thác không bền vững
Tình trạng khai thác quá mức của ngƣời dân địa phƣơng trong những năm gần đây đối với một số cây thuốc có giá trị ngày một tăng và khó kiểm
soát. Đa phần các vụ vi phạm một số năm trở lại đây là các hoạt động khai thác, vận chuyển và buôn bán trái phép các loài cây thuốc. Theo thống kê một số loài cây gần đây mà lực lƣợng kiểm lâm thu giữ đƣợc là: Xạ đen, Củ gió, trầm cây Huyết giác, Củ bình vôi, Tắc kè đá… (Hạt kiểm lâm VQG Cát Bà).
Tại thực địa, chúng tôi quan sát thấy một vài vết tích của tác động để lấy phần thân rễ của cây Tắc kè đá, phần thân rễ bị đứt gãy còn bám dựa vào các giá thể xung quanh.
Khi tìm hiểu nghiên cứu, một số ngƣời dân cho biết, trƣớc đây khi họ đi rừng thƣờng bắt gặp cây Tắc kè đá nhƣng hiện nay số lƣợng còn ít hơn và phân bố tập chung tại các khu vực con ngƣời khó tiếp cận.
b) Do chuyển đổi mục đích sử dụng đất
Theo Tài liệu quy hoạch Vƣờn, năm 2014, chúng tôi thấy, bình quân mỗi năm ngƣời dân trên toàn đảo Cát Bà chuyển đổi từ đất Lâm nghiệp sang đất sản xuất nông nghiệp từ 80 – 100 ha. Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất làm rừng, mất môi trƣờng sống của loài. Hoạt động này ảnh hƣởng trên diện tích nhỏ hẹp và mức độ tác động tới sinh cảnh thấp không đáng kể nhƣng vẫn cần hạn chế.
4.3.1.2. Nguyên nhân gián tiếp
a) Phương thức và kỹ thuật khai thác không phù hợp
Chúng tôi đã tiến hành điều tra phỏng vấn và quan sát thực trạng khai thác tại vùng đệm, để đánh giá sự nhận thức về tính bền vững trong thu hái cây Tắc kè đá tại Vƣờn Quốc gia Cát Bà. Kết quả cho thấy, sự nhận thức của ngƣời dân thu hái cây thuốc còn hạn chế và hoạt động khai thác cây Tắc kè đá trong vùng đệm là do thị trƣờng quyết định. Đây là nguyên nhân dẫn tới sự khai thác quá mức làm suy giảm đối với nguồn tài nguyên cây thuốc nói chung và đặc biệt nghiêm trọng đối với một số loài quý hiếm và loài có giá trị sử dụng cao nhƣ loài Tắc kè đá.
Bảng 4.9. Nhận thức của ngƣời dân địa phƣơng về khai thác Tắc kè đá
STT Vấn đề điều tra Tỉ lệ (%)
1 Thu hái đúng loài Tắc kè đá 100
2 Thu hái đúng thời vụ 10
3 Thu hái đúng bộ phận 100
4 Thu hái có chú ý đến tái sinh 0
5 Thu hái hợp pháp 0
6 Thu hái có tổ chức 0
Qua bảng 4.9 cho thấy ngƣời dân đi rừng đều nhận biết đúng Tắc kè đá để khai thác - Trong số các phiếu phỏng vấn phát ra chỉ có 10% ngƣời dân trả lời thu hái đúng thời vụ. Hoạt động thu hái là phụ thuộc vào nhu cầu của thị trƣờng.
- Cây Tắc kè đá bộ phận sử dụng chủ yếu là thân rễ, các phiếu phát ra đều có câu trả lời chỉ thu hái thân rễ.
- Một tỷ lệ khá cao, 100% ngƣời dân khai thác không chú ý đến sự tái sinh khi thu hái cây thuốc.
- 100% ngƣời dân không xin phép cơ quan chức năng (kiểm lâm) khi thu hái Tắc kè đá trong VQG Cát Bà.
- 100% ngƣời dân thu hái cây thuốc theo nhu cầu của mình, không có hƣơng ƣớc hay thỏa thuận nào quy định về sự tổ chức khi thu hái.
b) Tập quán và thiếu sinh kế ổn định
Cuộc sống của ngƣời dân thuộc 06 xã thuộc vùng đệm Vƣờn Quốc gia