Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn loài tắc kè đá (drynaria bonii h christ) tại vườn quốc gia cát bà, thành phố hải phòng​ (Trang 47)

3.2.1. Sản xuất nông nghiệp

Huyện đảo Cát Bà các xã có diện tích đất nông nghiệp không quá 200 ha. Do Cát Bà có địa hình là núi đá vôi nên phần lớn là thiếu nƣớc bề mặt. Chỉ có một số nơi lộ ra nƣớc bề mặt nhƣ suối Trung Trang, suối Treo Cơm ở đồng cỏ (khe sâu), suối Tiền Đức (Việt Hải), suối Thuồng luồng (Trân Châu). Tuy nhiên, những nguồn nƣớc trên chỉ đáp ứng đƣợc 1/3 diện tích đất nông nghiệp.

3.2.2. Kinh tế rừng

Ở Vƣờn Quốc gia Cát Bà cũng nhƣ huyện đảo Cát Bà rừng trồng: Thông nhựa phân bố nhiều ở xã Hiền Hào, Bạch đàn, Keo chủ yếu ở Trung

Trang: Phi lao, Xoan, Tre nứa. Sa mộc, Tre nứa… Bên cạnh đó rừng còn cung cấp cho khu dân cƣ một lƣợng lâm sản ngoài gỗ giúp cải thiện đời sống ngƣời dân, và một điều nhận thấy rõ ràng nhất đó chính là môi trƣờng sống của ngƣời dân khu vực gần rừng trong lành và thoáng đãng. Hiện nay công tác điều tra quy hoạch đƣợc thực hiện tốt; hàng năm các hộ gia đình cũng có tổ chức trồng rừng bên cạnh đó phối hợp cùng các cơ quan chức năng để bảo vệ tài nguyên rừng. Trong những năm qua toàn đảo Cát Bà nạn phá rừng dần dần đƣợc hạn chế.

3.2.3. Giao thông vận tải và thông tin liên lạc

Trong những năm gần đây Cát Bà việc phát triển du lịch, do vậy hệ thống giao thông trên địa bàn đang một nâng cấp hoàn thiện.

Các trục đƣờng trục chính chạy từ cảng Bến Bèo ở phía Đông Nam thị trấn Cát Bà đến phía Đông Bắc cảng Gia Luận dài 23 km; con đƣờng khác nối với trục đƣờng chính ở Trung Trang chạy qua phía Tây (dốc Eo Bùa đổ xuống Mốc trắng đến Phù Long đối diện với Bến Gót của đảo Cát Hải; Phía Tây Nam con đƣờng giao thông lên xã ở ven đảo nối với con đƣờng trục chính ở khu vực bãi biển Hiền Hào và là con đƣờng du lịch rất đẹp ven bờ biển phía Tây Nam đảo Cát Bà…

Cát Bà có hệ thống giao thông đƣờng thuỷ phát triển mạnh do ở đây độ sâu tƣơng đối xung quanh đảo >10m nên tàu bè qua lại thuận lợi có 2 cảng khách lớn: Cảng thị trấn và Cảng Cái Bèo. Tuy nhiên, cũng gây khó khăn cho công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên trên huyện đảo.

3.2.4. Dịch vụ

Trong những năm gần đây, du khách đến với Vƣờn Quốc gia đến tham quan ngày môt tăng, nghiên cứu với các hoạt động du lịch sinh thái chính của khách thƣờng là tham quan các tuyến du lịch sinh thái rừng, hang động, đi thuyền, thăm quan, nghiên cứu vƣờn, kết hợp thăm vịnh.

Nhận xét chung

Vƣờn Quốc gia Cát Bà là một khu vực phong phú về tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học. Có những bãi biển, vịnh - tùng - áng và các hang động kỳ thú có sức hấp dẫn lớn đối với du khách. Biển và bãi biển Cát Bà có những cảnh quan đẹp và các loài thực vật quý hiếm dƣới biển, có tiềm năng lớn trong phát triển du lịch.

Vƣờn Quốc gia Cát Bà là các khu rừng tự nhiên hoang dã với nhiều loài động thực vật đa dạng và phong phú, nhiều nơi còn rất nguyên sơ. Sự kết hợp không thể tách rời của các hệ sinh thái rừng, biển và hệ thống đảo đá vôi độc đáo mà thiên nhiên đã trao tặng cho Vƣờn Quốc gia Cát Bà là nền tảng và tiềm năng lớn để bảo tồn và phát triển. Đặc biệt, quần đảo Cát Bà chính thức đƣợc UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới và hiện nay đang làm thủ tục đề nghị UNESCO công nhận đảo Cát Bà là di sản thiên nhiên thế giới và công viên địa chất, đây cũng là điều kiện rất thuận lợi cho bảo tồn và phát triển Vƣờn Quốc gia Cát Bà nói riêng và du lịch ở khu vực Cát Bà nói chung.

Cát Bà với tiềm năng to lớn, điều kiện thuận lợi về tự nhiên, xã hội cùng với vị trí địa lý, khí hậu trong lành mát mẻ, giao thông thuỷ bộ thuận lợi, gắn liền với đời sống cộng đồng mang bản sắc riêng, lòng mến khách của ngƣời dân và quyết tâm thực hiện chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội của thành phố, sẽ là cơ sở khoa học và thực tiễn vững chắc đảm bảo cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững Vƣờn Quốc gia Cát Bà nói riêng và vùng ven biển duyên hải thành phố Hải Phòng nói chung. Đây là một trong những cơ sở khoa học quan trọng trong định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Cát Hải và thành phố Hải Phòng.

Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn khó khăn thách thức cho công tác bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Vƣờn Quốc gia Cát Bà và Khu dự trữ sinh quyển

thế giới Cát Bà, nhƣ: Tình trang khai thác tài nguyên thiên nhiên trong Vƣờn Quốc gia Cát Bà hết sức phức tạp và tinh vi. Đặc biệt là khai thác các loài dƣợc liệu nhƣ: Củ gió, Trầm huyết giác, Tắc kè đá, Cây Lá Khôi….

Nhu cầu sử dụng các loài đặc sản từ nguồn gốc tự nhiên ngày một tăng của khách đến tham quan dẫn đến áp lực cho công tác bảo tồn.

Chƣơng 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Hiện trạng phân bố của loài Tắc kè đá tại Vƣờn Quốc gia Cát Bà

Để bảo tồn loài Tắc kè đá tại VQG Cát Bà công tác đầu tiên là phải xác định đƣợc hiện trạng phân bố của loài. Dựa trên cơ sở kế thừa các tài liệu, phỏng vấn và điều tra sơ thám, chúng tôi đã lập đƣợc 10 tuyến điều tra và 10 ô tiêu chuẩn có phân bố của loài Tắc kè đá, đại diện cho khu vực nghiên cứu. Vị trí các ô tiêu chuẩn đƣợc thể hiện trong hình 4.1.

Hình 4.1. Bản đồ các tuyến và ô tiêu chuẩn điều tra Tắc kè đá tại VQG Cát Bà

Kết quả điều tra số lƣợng Tắc kè đá trên các tuyến và ô tiêu chuẩn đƣợc tổng hợp ở bảng 4.1 và bảng 4.2.

Bảng 4.1. Số lƣợng cá thể Tắc kè đá trên các tuyến điều tra STT Tuyến điều tra Chiều dài tuyến (km) Số lƣợng cây Môi trƣờng sống Hốc đá thân cây 1 Tuyến 01 1,5 10 8 2 2 Tuyến 02 1,7 7 7 0 3 Tuyến 03 1,7 6 6 0 4 Tuyến 04 2,4 2 2 0 5 Tuyến 05 2,5 1 0 1 6 Tuyến 06 2,4 1 1 0 7 Tuyến 07 2,1 6 5 1 8 Tuyến 08 1,8 13 10 3 9 Tuyến 09 1,4 4 4 0 10 Tuyến 10 1,9 2 2 0 Tổng 45 7

Bảng 4.2. Bảng tổng hợp số lƣợng cây Tắc kè đá trên các OTC ÔTC Độ cao (m) Độ dốc (o) Vị trí phân bố Số lƣợng cây Môi trƣờng sống Hốc đá Thân cây 1 170 18 Đỉnh 15 11 4 2 178 20 Đỉnh 15 15 0 3 67 18 Sƣờn 8 8 0 4 55 20 Chân 3 0 3 5 58 15 Chân 2 0 2 6 61 18 Sƣờn 3 3 0 7 50 15 Chân 8 8 0 8 210 28 Đỉnh 11 11 0 9 75 18 Sƣờn 7 6 1 10 77 18 Sƣờn 9 9 0 Tổng 71 10

Qua kết quả điều tra tuyến và OTC thấy số lƣợng Tắc kè đá phát hiện trên tuyến và OTC là 133 cá thể. Tần suất xuất hiện trên tuyến trung bình là 5,6 cây/ tuyến và 2,9 cây/km, trong OTC trung bình là 8,5 cây/OTC.

Qua bảng 4.1 và 4.2 cho thấy cây sống bì sinh ở hai môi trƣờng là hốc đá và thân cây, trong đó:

- Số lƣợng cây trên hốc đá chiếm phần lớn với 116/133 cây chiếm 87,2%.

- Số lƣợng Tắc kè đá sống bì sinh trên thân cây khác với số lƣợng ít hơn 17/133 cây, chiếm 12,8%. Tắc kè đá thƣờng mọc trên thân cây cách mặt đất 0,2 - 2m. Tắc kè đá mọc nhiều trên một số cây nhƣ: Đa lá lệch, Đa bắp bè, Tèo noong, Nhãn rừng...

Từ các kết quả điều tra thực địa nhận thấy cây Tắc kè đá tại VQG Cát Bà có khả năng bắt gặp trên tất cả các tuyến điều tra, tuy nhiên phân bố rải rác. Trong quá trình điều tra bắt gặp loài ở nhiều ở nhiều độ cao khác nhau từ chân núi đến đỉnh núi, trong đó bắt gặp loài ở vị trí nhiều nhất cụ thể là ở đỉnh núi Ngự Lâm ở độ cao khoảng 170-200m và khu vực gần Ao Ếch.

4.2. Đặc điểm sinh học và sinh thái học của Tắc kè đá tại khu vực nghiên cứu cứu

4.2.1. Đặc điểm sinh học

4.2.1.1. Đặc điểm hình thái

Khi công bố loài Drynaria bonii H. Christ., đặc điểm hình thái của loài Tắc kè đá đã đƣợc mô tả và mẫu chuẩn của loài đã đƣợc lƣu tại các phòng mẫu của thế giới. Tuy nhiên tại mỗi vùng sống khác nhau thì cây đôi khi có những thay đổi về hình thái để thích nghi hơn với môi trƣờng sống. Ngay trong một cá thể đặc điểm hình thái cũng có thể có sự thay đổi ở các giai đoạn tuổi khác nhau... Do vậy, việc nghiên cứu là việc làm cần thiết và là cơ sở đầu tiên cho công tác bảo tồn phát triển loài.

a. Hình thái thân rễ

Thân thảo sống lâu năm, thân rễ dạng bò, mọng nƣớc, phân nhánh. Thân rễ non phủ lông cứng màu nâu, đen. Khi già thân rễ rụng lông để lại những chấn tròn nhỏ màu đen (hình 4.2, 4.3).

b. Hình thái lá

Tắc kè đá có hai loại lá:

- Lá hứng mùn: lá màu nâu ở gốc ôm sát thân rễ, hình thận hay hình trái xoan, không có cuống, mép lá nguyên lƣợn sóng. Lá rụng khi cây trƣởng thành (hình 4.4).

- Lá sinh sản: lá màu xanh đậm, có cuống dài 12 - 17cm, phiến lá xẻ thùy lông chim từ 7-9 thùy, cỡ 22-30 x 7-15 cm. Thùy hình trái xoan - ngọn giáo, mép uốn lƣợn. Mặt dƣới lá mang nhiều túi bào tử (hình 4.5, 4.6).

c. Hình thái ổ bào tử

Các ổ túi bào tử có ở mặt sau của lá sinh sản, xếp không đều, hình tròn hoặc trái xoan có đƣờng kính khoảng 1 - 1,2mm. Khi chƣa chín ổ bào tử chuyển sang màu trắng đục, khi chín chuyển sang màu vàng nâu (hình 4.7).

Hình 4.3. Thân rễ Tắc kè đá đã bóc lá hứng mùn tại VQG Cát Bà

Hình 4.5. Lá quang hợp (mặt trên) Tắc kè đá tại VQG Cát Bà

Hình 4.7. Ổ túi báo tử Tắc kè đá tại VQG Cát Bà

4.2.1.2. Đặc điểm tái sinh của Tắc kè đá

Dựa trên kết quả điều tra cây tái sinh trên các ô dạng bản, chúng tôi đã tổng hợp bảng 4.3 về phân bố cây Tắc kè đá tái sinh trên khu vực nghiên cứu.

Bảng 4.3. Phân bố cây tái sinh trên các ô dạng bản OTC Số ô có phân bố cụm Số ô có phân bố ngẫu nhiên Số ô có phân bố cách đều Tổng số ô 1 1 2 3 2 1 2 3 3 1 1 2 8 1 1 9 1 1 2 10 2 2 4 Tổng 5 8 2 15

Từ kết quả của bảng 4.3 cho thấy: Tắc kè đá tại khu vực nghiên cứu chủ yếu là tái sinh cụm và tái sinh ngẫu nhiên có thể do cây tái sinh bằng bào tử. Thƣờng bắt gặp Tắc kè đá tái sinh trên đá, thân cây ở những nơi ẩm, giàu mùn. Hình ảnh cây tái sinh của Tắc kè đá tại khu vực nghiên cứu đƣợc thể hiện trong các ảnh của hình 4.8, 4.9.

Hình 4.9. Tắc kè đá tái sinh trên thân cây Đa bắp bè tại VQG Cát Bà

4.2.1.3. Đánh giá xu hướng biến đổi của quần thể

Cơ sở khoa học của nghiên cứu là dựa vào cấu trúc tuổi của quần thể từ từ đó dự đoán xu hƣớng phát triển của quần thể. Căn cứ vào dạng sống của Tắc kè đá là dạng thân thảo sống lâu năm, chúng tôi tạm thời tiến hành phân cấp tuổi Tắc kè đá theo các nhóm sau:

Cây mạ: là cây nhỏ, phần thân rễ chƣa rõ hoặc còn nguyên tản.

Cây con: là cây đã đã có thân rễ nhƣng chƣa có bào tử. (thƣờng là cây có một nhánh ngắn, toàn bộ thân rễ đƣợc bọc trong lá hứng mùn, lá hứng mùn còn nguyên chƣa bị mục).

Cây trƣởng thành: là cây đã ra bào tử, kết quả, sức sống trung bình đến tốt. Cây già, sắp chết: Cây già cỗi hoặc cây có sức sống kém nguy cơ chết cao. Từ các kết quả điều tra thực địa chúng tôi đã tổng hợp đƣợc bảng 4.4 và biểu đồ 4.1 về số lƣợng cá thể ở các giai đoạn tuổi khác nhau.

Bảng 4.4. Cấu trúc tuổi của các quần thể Tắc kè đá tại VQG Cát Bà Cấp tuổi Số cây Tốt Trung bình Xấu Tổng Cây mạ 19 13 6 38 Cây con 37 15 5 57 Cây trƣởng thành 18 11 3 32

Cây già cỗi 1 3 2 6

0 10 20 30 40 50 60

Cây mạ Cây con Cây trưởng

thành

Cây già cỗi

Số cây

Biểu đồ 4.1. Cấu trúc tuổi của các quần thể Tắc kè đá tại VQG Cát Bà

Từ bảng 4.4 và biểu đồ 4.1. cho thấy các cá thể đƣợc phát hiện ở khu vực nghiên cứu chủ yếu là cây con sau đó đến cây mạ, cây trƣởng thành. Cây cây già cỗi ít gặp hơn. Trong mỗi cấp tuổi tỷ lệ cây tốt chiếm ƣu thế. Kết quả trên cho thấy cấu trúc tuổi của quần thể Tắc kè đá khá ổn định. Số lƣợng cây con, cây mạ chiếm tỷ lệ lớn, chất lƣợng sinh trƣởng khá tốt, nên quần thể Tắc kè đá tại VQG Cát Bà có thể phát triển tốt trong tƣơng lai nếu đƣợc bảo vệ tốt.

4.2.2. Đặc điểm sinh thái học của loài Tắc kè đá

4.2.2.1. Phân bố theo vị trí tương đối của Tắc kè đá

Từ các kết quả nghiên cứu thực địa chúng tôi đã tổng hợp đƣợc phân bố của Tắc kè đá theo các vị trí chân núi, sƣờn núi và đỉnh núi nhƣ sau:

Bảng 4.5. Phân bố của Tắc kè đá theo độ cao và vị trí tƣơng đối

Số cây Vị trí tƣơng đối

Chân Sƣờn Đỉnh

Tốt 10 24 40

Trung bình 9 11 23

Xấu 3 5 8

Tổng 22 40 71

Điều tra thực tế trên tuyến và các OTC nhận thấy Tắc kè đá thƣờng mọc rải rác, có một số điểm phân bố tƣơng đối tập trung. Qua bảng ta thấy Tắc kè đá phân bố từ khu vực chân núi đến đỉnh núi, nhƣng tập trung nhiều ở khu vực đỉnh núi, khu vực chân núi và sƣờn núi ít gặp hơn. Điều này có thể do đặc tính sinh học của loài hoặc cũng có thể do ở những vị trí thấp hơn đã bị ngƣời dân thu hái.

4.2.2.2. Độ tàn che của tán rừng nơi Tắc kè đá phân bố

Theo các kết quả điều tra thực địa cho thấy Tắc kè đá ở giai đoạn cây mạ và cây con thƣờng mọc ở trên tảng đá mà dƣới các hốc đá rất giàu mùn, độ ẩm cao, cây thƣờng mọc từng khóm, từng bụi, dƣới tán rừng (hình 4.8).

Tắc kè đá bắt gặp tại các khu vực có độ tàn che trung bình khoảng 0.6. Tại những nơi có độ tàn che của tầng cây cao khoảng 0.8 Tắc kè đá phân bố khá thƣa. Tại khu vực nghiên cứu cây phân bố dƣới tán rừng ngay cả ven đƣờng đi, lối mòn cũng có thể bắt gặp cây.

4.2.2.3. Đặc điểm thực bì nơi loài Tắc kè đá phân bố

a, Kiểu rừng

Kết quả điều tra ghi nhận đƣợc Tắc kè đá xuất hiện ở một số dạng sinh cảnh sau:

(1) Rừng nguyên sinh thƣờng xanh mƣa ẩm trên núi đá vôi (hình 4.10)

Kiểu rừng này có diện tích 1.045,2 ha, chiếm 6% tổng diện tích đất thảm thực vật rừng. Kiểu rừng này phân bố thành thảm tƣơng đối lớn và tập trung ở các độ cao dƣới 300 m tại khu vực trung tâm VQG.

(2) Rừng thứ sinh nghèo thƣờng xanh mƣa ẩm trên núi đá vôi (hình 4.11) Thảm rừng thứ sinh nghèo lá rộng thƣờng xanh mƣa ẩm nhiệt đới trên núi đá vôi có diện tích 4.900,2 ha, chiếm 27% diện tích đất thảm thực vật rừng. Đây là kiểu rừng khá phổ biến và chiếm diện tích lớn nhất so với tất cả các loại thảm trên quần đảo Cát Bà. Phân bố thành từng mảng tƣơng đối lớn, rải rác ở các độ cao từ 100m - 300 m

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu bảo tồn loài tắc kè đá (drynaria bonii h christ) tại vườn quốc gia cát bà, thành phố hải phòng​ (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)