2.2.6.1 Giống
Có sự khác biệt rất rõ giữa những giống khác nhau về sản lượng cũng như chất lượng sữa nhưng sự khác biệt giữa những cá thể trong cùng giống lại lớn hơn và rõ nhất là tỷ lệ mỡ sữa.
2.2.6.2 Dinh dưỡng
Khẩu phần kích thích tiết nhiều sữa (ít thô, nhiều tinh) làm giảm tỷ lệ mỡ sữa và tăng tỷ lệ chất khô không béo và ngược lại.
Mức dinh dưỡng tốt thường có khuynh hướng làm tăng sản lượng sữa và hàm lượng lactose sữa nhưng làm giảm tỷ lệ béo, protein, khoáng và ngược lại.
2.2.6.3 Tuổi, tầm vóc và tình trạng cơ thể lúc sanh
Ở từng cá thể, sản lượng sữa thường tăng dần theo tuổi cho đến khi bò trưởng thành rồi sau đó giảm dần. Nếu bò đẻ lứa đầu lúc 3 tuổi thì trong chu kỳ đầu sẽ cho nhiều sữa hơn bò đẻ lứa đầu lúc 2 tuổi. Tuy nhiên, nếu bò đẻ càng nhiều lứa thì sản lượng sữa cảđời sẽ nhiều hơn.
Bò có tầm vóc lớn sản xuất nhiều sữa hơn bò nhỏ con. Bò trưởng thành sản xuất nhiều sữa hơn bò đẻ lứa đầu, do tầm vóc phát triển lớn hơn và bầu vú cũng phát triển
đầy đủ hơn qua mỗi lần mang thai.
Tình trạng cơ thể lúc sanh có ảnh hưởng lớn đến sức sản xuất sữa trong chu kỳ
ngay sau đó. Do phần lớn bò đều giảm 50 – 100 kg thể trọng trong những tuần lễđầu của chu kỳ cho sữa nên nếu bò có tình trạng cơ thể tốt lúc sanh sẽ có nhiều năng lượng dự trữ trong cơ thể để dùng cho việc sản xuất sữa trong giai đoạn quan trọng lúc đầu chu kỳ này, giúp cho lượng sữa lúc đỉnh cao nhiều hơn và duy trì lâu hơn. Bò có tình trạng cơ thể lúc sanh tốt có khuynh hướng sản xuất sữa có tỷ lệ béo sữa cao hơn.
Khi tuổi bò tăng lên cũng như số lứa đẻ tăng lên thì chất béo trong sữa giảm dần, hàm lượng vật chất khô không béo cũng giảm dần (chủ yếu là giảm lactose). Tuy nhiên, sau lứa thứ 5 thì sự thay đổi rất ít.
2.2.6.4 Giai đoạn trong chu kỳ sữa, sự mang thai
Sự sản xuất sữa bắt đầu ở mức cao, tăng dần rồi đạt đến đỉnh cao sau 6 – 10 tuần rồi giảm dần, tốc độ giảm này quyết định độ dài thực tế của chu kỳ. Ở bò không mang thai, sau khi đến đỉnh cao, lượng sữa giảm rất từ từ (mỗi tháng giảm 5% so với tháng trước). Ở bò mang thai sản lượng sữa giảm nhanh sau tháng thứ 5 của thai kỳ.
Đến tháng thứ 8 của thai kỳ lượng sữa giảm rõ rệt và cạn sữa.
2.2.6.5 Độ dài của thời kỳ cạn sữa
Giữa 2 chu kỳ cho sữa bò cần được cạn sữa trong 1 thời gian để bù đắp cơ thể
và tái tạo các tế bào tuyến vú. Độ dài của thời kỳ cạn sữa ảnh hưởng rõ rệt đến sức sản xuất sữa ở chu kỳ sau. Thời kỳ cạn sữa ngắn sẽ cho sản lượng sữa thấp hơn trong chu kỳ kế tiếp. Thời kỳ cạn sữa quá dài sẽ kéo dài khoảng cách giữa hai lứa đẻ và làm giảm sản lượng sữa cảđời. Bò có thời gian cạn sữa thích hợp sẽ cải thiện tình trạng cơ
2.2.6.6 Sự động dục
Sựđộng dục có thể làm giảm sản lượng sữa tạm thời và bò cao sản có thể chậm
động dục lại sau khi sanh.
2.2.6.7 Kỹ thuật vắt sữa và yếu tố quản lý
Việc vắt sữa không đúng kỹ thuật có thể làm giảm lượng sữa. Vắt sữa không kiệt thường chừa phần sữa có tỷ lệ béo cao trong bầu vú. Do đó, tỷ lệ béo của lần vắt
đó bị giảm.
Khoảng cách giữa hai lần vắt xa nhau thì sản lượng tăng nhưng tỷ lệ béo thấp. Hiện nay, hầu như các nơi đều áp dụng biện pháp vắt sữa 2 lần/ngày. Nếu vắt sữa 3 lần/ngày thì sản lượng sữa tăng từ 10 – 20%. Khoảng cách giữa 2 lần vắt tối thiểu 6 – 8 giờ. Vệ sinh chuồng trại kém có thể làm giảm sản lượng sữa, chuồng trại tốt nhất là sơn xanh. Tiếng ồn, đông người cũng làm sản lượng sữa, việc cho bò nghe nhạc nhẹ trong lúc vắt sữa cũng làm tăng sản lượng sữa.
2.2.6.8 Sự tách bê
Điều này đặc biệt quan trọng đối với bò sữa thuộc nhóm Zebu vốn thường được vắt sữa dưới sự hiện diện của bê. Khi bê con bị chết hay bị tách khỏi bò mẹ sẽ làm chu kỳ sữa bị rút ngắn và sản lượng sữa giảm.
2.2.6.9 Nhiệt độ môi trường
- Bò đang cho sữa sinh nhiệt gấp đôi so với bò không cho sữa nên dễ chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường, bò càng cao sản càng chịu ảnh hưởng nhiều, đặc biệt tác hại trong giai đoạn đỉnh cao. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đối với sản lượng và thành phần của sữa tùy thuộc vào giống bò: giống Zebu và một số
giống ôn đới Brown Swiss và Jersey thường chịu nóng tốt hơn những giống bò ôn đới khác.
2.2.6.10 Bệnh tật
Bất kỳ tình trạng bệnh tật nào cũng đều giảm sản lượng sữa. Viêm vú, sốt sữa, xáo trộn tiêu hóa và các bệnh truyền nhiễm đều làm giảm sản lượng sữa trong thời gian bệnh và có thể ảnh hưởng đến lượng sữa cả đời. Nếu bò có tình trạng sức khỏe kém trong giai đoạn đầu của chu kỳ thì đỉnh cao và lượng sữa toàn kỳ cũng giảm. Sữa bò bị bệnh thường có hàm lượng Natri và Clor cao. Sữa bò từ vú bị viêm thường có
hàm lượng Natri, Clor, globulin và albumin cao nhưng hàm lượng lactose, Kali và casein thấp. Ảnh hưởng chung của sữa viêm là hàm lượng vật chất khô không béo giảm.
2.2.6.11 Thuốc
Nhiều loại thuốc bao gồm kháng sinh và các loại thuốc khác dùng trong điều trị
bệnh bò thường được thải vào trong sữa. Do đó, sữa từ những bò bệnh này phải được loại bỏ.
2.2.6.12 Việc xử lý sữa
Việc xử lý sữa sau khi vắt có thể ảnh hưởng đến thành phần sữa khi kiểm tra. Mẫu sữa để kiểm tra phải lấy đúng cách mới có thểđại diện trung thực.