2.2.6.1 Giống
Có sự khác biệt rất rõ giữa những giống khác nhau về sản lượng cũng như chất lượng sữa nhưng sự khác biệt giữa những cá thể trong cùng giống lại lớn hơn và rõ nhất là tỷ lệ mỡ sữa.
2.2.6.2 Dinh dưỡng
Khẩu phần kích thích tiết nhiều sữa (ít thô, nhiều tinh) làm giảm tỷ lệ mỡ sữa và tăng tỷ lệ chất khô không béo và ngược lại.
Mức dinh dưỡng tốt thường có khuynh hướng làm tăng sản lượng sữa và hàm lượng lactose sữa nhưng làm giảm tỷ lệ béo, protein, khoáng và ngược lại.
2.2.6.3 Tuổi, tầm vóc và tình trạng cơ thể lúc sanh
Ở từng cá thể, sản lượng sữa thường tăng dần theo tuổi cho đến khi bò trưởng thành rồi sau đó giảm dần. Nếu bò đẻ lứa đầu lúc 3 tuổi thì trong chu kỳ đầu sẽ cho nhiều sữa hơn bò đẻ lứa đầu lúc 2 tuổi. Tuy nhiên, nếu bò đẻ càng nhiều lứa thì sản lượng sữa cảđời sẽ nhiều hơn.
Bò có tầm vóc lớn sản xuất nhiều sữa hơn bò nhỏ con. Bò trưởng thành sản xuất nhiều sữa hơn bò đẻ lứa đầu, do tầm vóc phát triển lớn hơn và bầu vú cũng phát triển
đầy đủ hơn qua mỗi lần mang thai.
Tình trạng cơ thể lúc sanh có ảnh hưởng lớn đến sức sản xuất sữa trong chu kỳ
ngay sau đó. Do phần lớn bò đều giảm 50 – 100 kg thể trọng trong những tuần lễđầu của chu kỳ cho sữa nên nếu bò có tình trạng cơ thể tốt lúc sanh sẽ có nhiều năng lượng dự trữ trong cơ thể để dùng cho việc sản xuất sữa trong giai đoạn quan trọng lúc đầu chu kỳ này, giúp cho lượng sữa lúc đỉnh cao nhiều hơn và duy trì lâu hơn. Bò có tình trạng cơ thể lúc sanh tốt có khuynh hướng sản xuất sữa có tỷ lệ béo sữa cao hơn.
Khi tuổi bò tăng lên cũng như số lứa đẻ tăng lên thì chất béo trong sữa giảm dần, hàm lượng vật chất khô không béo cũng giảm dần (chủ yếu là giảm lactose). Tuy nhiên, sau lứa thứ 5 thì sự thay đổi rất ít.
2.2.6.4 Giai đoạn trong chu kỳ sữa, sự mang thai
Sự sản xuất sữa bắt đầu ở mức cao, tăng dần rồi đạt đến đỉnh cao sau 6 – 10 tuần rồi giảm dần, tốc độ giảm này quyết định độ dài thực tế của chu kỳ. Ở bò không mang thai, sau khi đến đỉnh cao, lượng sữa giảm rất từ từ (mỗi tháng giảm 5% so với tháng trước). Ở bò mang thai sản lượng sữa giảm nhanh sau tháng thứ 5 của thai kỳ.
Đến tháng thứ 8 của thai kỳ lượng sữa giảm rõ rệt và cạn sữa.
2.2.6.5 Độ dài của thời kỳ cạn sữa
Giữa 2 chu kỳ cho sữa bò cần được cạn sữa trong 1 thời gian để bù đắp cơ thể
và tái tạo các tế bào tuyến vú. Độ dài của thời kỳ cạn sữa ảnh hưởng rõ rệt đến sức sản xuất sữa ở chu kỳ sau. Thời kỳ cạn sữa ngắn sẽ cho sản lượng sữa thấp hơn trong chu kỳ kế tiếp. Thời kỳ cạn sữa quá dài sẽ kéo dài khoảng cách giữa hai lứa đẻ và làm giảm sản lượng sữa cảđời. Bò có thời gian cạn sữa thích hợp sẽ cải thiện tình trạng cơ
2.2.6.6 Sự động dục
Sựđộng dục có thể làm giảm sản lượng sữa tạm thời và bò cao sản có thể chậm
động dục lại sau khi sanh.
2.2.6.7 Kỹ thuật vắt sữa và yếu tố quản lý
Việc vắt sữa không đúng kỹ thuật có thể làm giảm lượng sữa. Vắt sữa không kiệt thường chừa phần sữa có tỷ lệ béo cao trong bầu vú. Do đó, tỷ lệ béo của lần vắt
đó bị giảm.
Khoảng cách giữa hai lần vắt xa nhau thì sản lượng tăng nhưng tỷ lệ béo thấp. Hiện nay, hầu như các nơi đều áp dụng biện pháp vắt sữa 2 lần/ngày. Nếu vắt sữa 3 lần/ngày thì sản lượng sữa tăng từ 10 – 20%. Khoảng cách giữa 2 lần vắt tối thiểu 6 – 8 giờ. Vệ sinh chuồng trại kém có thể làm giảm sản lượng sữa, chuồng trại tốt nhất là sơn xanh. Tiếng ồn, đông người cũng làm sản lượng sữa, việc cho bò nghe nhạc nhẹ trong lúc vắt sữa cũng làm tăng sản lượng sữa.
2.2.6.8 Sự tách bê
Điều này đặc biệt quan trọng đối với bò sữa thuộc nhóm Zebu vốn thường được vắt sữa dưới sự hiện diện của bê. Khi bê con bị chết hay bị tách khỏi bò mẹ sẽ làm chu kỳ sữa bị rút ngắn và sản lượng sữa giảm.
2.2.6.9 Nhiệt độ môi trường
- Bò đang cho sữa sinh nhiệt gấp đôi so với bò không cho sữa nên dễ chịu ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường, bò càng cao sản càng chịu ảnh hưởng nhiều, đặc biệt tác hại trong giai đoạn đỉnh cao. Tuy nhiên, ảnh hưởng của nhiệt độ môi trường đối với sản lượng và thành phần của sữa tùy thuộc vào giống bò: giống Zebu và một số
giống ôn đới Brown Swiss và Jersey thường chịu nóng tốt hơn những giống bò ôn đới khác.
2.2.6.10 Bệnh tật
Bất kỳ tình trạng bệnh tật nào cũng đều giảm sản lượng sữa. Viêm vú, sốt sữa, xáo trộn tiêu hóa và các bệnh truyền nhiễm đều làm giảm sản lượng sữa trong thời gian bệnh và có thể ảnh hưởng đến lượng sữa cả đời. Nếu bò có tình trạng sức khỏe kém trong giai đoạn đầu của chu kỳ thì đỉnh cao và lượng sữa toàn kỳ cũng giảm. Sữa bò bị bệnh thường có hàm lượng Natri và Clor cao. Sữa bò từ vú bị viêm thường có
hàm lượng Natri, Clor, globulin và albumin cao nhưng hàm lượng lactose, Kali và casein thấp. Ảnh hưởng chung của sữa viêm là hàm lượng vật chất khô không béo giảm.
2.2.6.11 Thuốc
Nhiều loại thuốc bao gồm kháng sinh và các loại thuốc khác dùng trong điều trị
bệnh bò thường được thải vào trong sữa. Do đó, sữa từ những bò bệnh này phải được loại bỏ.
2.2.6.12 Việc xử lý sữa
Việc xử lý sữa sau khi vắt có thể ảnh hưởng đến thành phần sữa khi kiểm tra. Mẫu sữa để kiểm tra phải lấy đúng cách mới có thểđại diện trung thực.
2.2.7 Ảnh hưởng của stress nhiệt lên sinh sản và năng suất sữa
Bảng 2.4 Ảnh hưởng của nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi đến năng suất, chất lượng sữa và tình trạng sinh sản của bò Holstein Friesian
Nhiệt độ - Ẩm độ 180C – 60% 280C – 40% 280C – 80%
Trọng lượng (kg)
Vật chất khô ăn được (kg/con/ngày) Năng suất sữa (kg/con/ngày)
Năng suất sữa 4% béo (kg/con/ngày)
Thời gian phối giống lại sau khi sinh (ngày) Khoảng cách 2 lứa đẻ (ngày) Hệ số phối đậu 642 18,1 26,5 25,4 30 364 2,5 585 15,9 22,8 22,0 31 417 2,6 588 12,4 19,0 17,2 32 434 2,8
Nguồn: Noe B. Velasco và ctv, 2002
Số liệu bảng 2.4 cho thấy, bò bị stress nhiệt thì lượng chất khô của thức ăn ăn vào giảm từ 10 – 15% tùy mức độ. Sản lượng sữa giảm từ 10 – 25%. Mức giảm sữa có thể khác nhau tùy cá thể nhưng ước chừng 1 lít sữa nếu nhiệt độ ở trực tràng tăng lên 10C so với bình thường, đỉnh sữa thấp và giảm nhanh trong chu kỳ sữa. Chất lượng sữa cũng giảm, giảm hàm lượng mỡ và protein, bò bị giảm trọng lượng.
PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM 3.1 Thời gian và địa điểm thực hiện
Đề tài được thực hiện trong thời gian từ ngày 22/01/2007 đến ngày 22/05/2007 tại trại chăn nuôi Công ty Cổ phần Bò sữa Đồng Nai, xã Tam Phước, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
3.2 Nội dung và phương pháp thực hiện 3.2.1 Dụng cụ khảo sát
Cân đồng hồ 30 kg, xô đựng sữa, sổ điều tra lý lịch, thước dây đo thể trọng bò sữa lai Holstein Friesian của Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam, máy
đo nhiệt ẩm độ Thermo – Hygrometer do Anh sản xuất, máy phân tích sữa EKOMILK 120 của Thổ Nhỉ Kỳ, và 1 số dụng cụ phân tích tại phòng thí nghiệm.
3.2.2 Bò thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành trên 36 con bò sữa lai có từ 7/8 máu HF trở lên, phân thành 4 lô mỗi lô gồm 9 con bò. Các lô tương đối đồng đều nhau về trọng lượng cơ thể, lứa đẻ, giai đoạn của chu kỳ sữa, sản lượng sữa. Đặc điểm của đàn bò thí nghiệm được trình bày qua bảng 3.1.
Bảng 3.1 Đặc điểm đàn bò ở các lô thí nghiệm
Lô
Đặc điểm Lô I Lô II Lô III Lô IV
Tuổi trung bình (năm) 3,67 3,56 3,44 3,89
Lứa đẻ trung bình (lứa) 1,67 1,56 1,56 1,67 Trọng lượng trung bình (kg/con) 425 438 412 418 Sản lượng sữa trung bình (kg/con/ngày) 11,39 11,53 11,29 11,23
3.2.3 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu hoàn toàn ngẩu nhiên hai yếu tố với 4 nghiệm thức (4 lô, mỗi lô gồm 9 con), trong đó:
- Yếu tố 1: tiểu khí hậu chuồng nuôi gồm có hai mức độ: Có cải tiến (lô I, lô III)
Không cải tiến (lô II, lô IV)
- Yếu tố 2: khẩu phần, gồm có hai mức độ:
Sử dụng khẩu phần TMR (Total Mixed Ration) (lô I, lô II) Sử dụng khẩu phần thực tế của Công ty (lô III, lô IV) Sơđồ bố trí thí nghiệm được trình bày qua bảng 3.2.
Bảng 3.2 Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Tiểu khí hậu chuồng
Khẩu phần Cải tiến Không cải tiến
Khẩu phần TMR Lô I (n = 9) Lô II (n = 9)
Khẩu phần thực tế Lô III (n = 9) Lô IV (n = 9)
3.2.4 Thức ăn thí nghiệm
Việc xác định các thành phần dinh dưỡng của các thực liệu đưa vào thí nghiệm dựa vào kết quả phân tích tại phòng thí nghiệm Bộ Môn Dinh Dưỡng trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh được trình bày qua bảng 3.3.
Bảng 3.3 Thành phần dinh dưỡng của các thực liệu thí nghiệm (tính bằng %) STT Tên và ký hiệu mẫu VCK Đạm Béo Xơ KTS
1 Cỏ sả lá nhỏ 28,54 3,5 0,95 10,96 2,08 2 Cỏ sả lá lớn 24,06 3,81 0,96 8,09 2,32 3 Cỏ Stylo 29,72 4,68 1,34 12,24 1,82 4 Cỏủ chua 27,4 1,54 1,28 11,61 3,12 5 Rơm khô 91,16 5,69 2,3 30,9 15,17 6 Hèm bia 23,52 10,24 3,66 2,87 0,81 7 Rỉ mật 67,02 4,29 - - 10,39 8 TAHH bò cho sữa 90,58 23,24 6,94 6,7 7,91
Bò thí nghiệm được cho ăn theo từng lô và cho ăn tự do, gồm 2 loại: khẩu phần thực tế của công ty và khẩu phần TMR.
3.2.4.1 Thức ăn thực tế tại công ty
Khẩu phần thức ăn thực tế tại Công ty được trình bày qua bảng 3.4.
Bảng 3.4 Khẩu phần thức ăn thực tế tại công ty (tính bình quân/con/ngày) STT Thực liệu Số lượng (kg) VCK (kg) Protein thô (g) NL trao đổi (Mcal) 1 Cỏ tươi 23,32 6,13 852,34 13,11 2 Cỏủ chua 4,29 1,18 66,07 2,23 3 Hèm bia 9,41 2,21 963,6 7,09 4 Cám hỗn hợp 2,51 2,27 583,18 6,77 5 Rỉ mật 0,98 0,66 41,94 2,15 Tổng 40,51 12,45 2.507,13 31,35
3.2.4.2 Thức ăn TMR (Total Mixed Ration)
Phương pháp tính khẩu phần thức ăn TMR cho bò sữa thí nghiệm dựa theo tiêu chuẩn NRC (1989) về nhu cầu vật chất khô, protein thô và năng lượng trao đổi đã
được trình bày ở mục 2.4 và dựa trên sản lượng sữa bình quân ngày. Các công thức tính toán được thiết lập trên phần mềm Microsoft Excel 2003.
Khẩu phần ăn theo TMR được trình bày qua bảng 3.5.
Bảng 3.5 Khẩu phần TMR thí nghiệm (tính bình quân/con/ngày) STT Thực liệu Số lượng (kg) VCK (kg) Protein thô (g) NL trao đổi (Mcal) 1 Cỏ sả 13,54 3,56 494,91 7,61 2 Cỏ sảủ 5,59 1,53 86,02 2,9 3 Rơm khô 1,05 0,96 59,71 1,58 4 Cỏ Stylosanthes 7,62 2,26 356,46 4,78 5 Hèm bia 5,75 1,35 589,29 4,34 6 Cám hỗn hợp 2,03 1,84 472,03 5,48 7 Rỉ mật 0,96 0,64 41,15 2,11 8 Urê 0,05 - 143,75 - Tổng 36,59 12,14 2.243,32 28,8
Hình 3.1 Các thực liệu trộn thức ăn TMR 3.2.5 Tiểu khí hậu chuồng nuôi
3.2.5.1 Tiểu khí hậu chuồng nuôi hiện hữu tại Công ty
Hệ thống chuồng nuôi của trại được đầu tư hệ thống quạt và phun sương, tuy nhiên chỉ phun sương và bật quạt 2 lần/ngày trong lúc vắt sữa. Mỗi lần phun sương trong 5 phút và bật quạt trong 30 phút.
3.2.5.2 Cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi thí nghiệm
Tiểu khí hậu chuồng nuôi được cải tiến bằng cách phun sương trực tiếp lên bò và bật quạt trong khoảng thời gian từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều.
Cách thức cải tiến: phun sương 5 phút, bật quạt 30 phút, sau đó nghỉ 30 phút rồi lập lại quy trình như trên.
3.3 Các chỉ tiêu khảo sát
3.3.1 Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi bò thí nghiệm
Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi được đo bằng nhiệt - ẩm kếđiện tử, đọc kết quả
sau vài phút đứng giữa lô chuồng cần đo.
Cách đo: cách 2 giờ đồng hồ đo một lần từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều và đo trong 30 ngày.
Hình 3.3 Nhiệt - Ẩm kế điện tử 3.3.2 Chỉ tiêu về năng suất sữa
3.3.2.1 Sản lượng sữa bình quân/ngày
Là sản lượng sữa tổng cộng của hai lần vắt sáng và chiều trong cùng một ngày. Sữa được cân 3 lần/tháng vào các ngày 5, 15, 25.
3.3.2.2 Sản lượng sữa bình quân toàn kỳ
Là sản lượng sữa tổng cộng trong cả chu kỳ cho sữa của bò thí nghiệm, được tính dựa theo tỷ lệ phần trăm sản lượng sữa từng tháng so với tổng sản lượng sữa cả chu kỳ, trình bày ở bảng 3.6.
Bảng 3.6 Tỷ lệ % sản lượng sữa từng tháng so với tổng sản lượng sữa cả chu kỳ của 3 nhóm giống bò
Tháng vắt sữa trong chu kỳ (% so với toàn kỳ) Nhóm giống 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng (%) F1 11,5 13,0 13,5 12,4 10,0 9,5 9,0 8,0 7,0 6,1 100 F2 11,2 12,4 13,0 12,0 11,4 9,6 9,5 8,0 6,8 6,1 100 F3 11,75 12,75 12,45 11,60 10,96 9,98 9,34 8,10 7,11 6,05 100 Nguồn: Viện Chăn Nuôi
Ví dụ: đối với bò lai F1 HF, nếu trong ngày theo dõi bò cho sản lượng 15 lít sữa/ngày và đang ở tháng vắt sữa thứ 3 thì năng suất sữa ước tính của chu kỳ là:
NS sữa (lít/chu kỳ 300 ngày) = (15 lít x 30 ngày)/13,5% = 3333 lít
3.3.3 Một số chỉ tiêu về phẩm chất sữa
Các chỉ tiêu về phẩm chất sữa được phân tích bằng máy phân tích sữa EKOMILK 120 (Milk analyzers ekomilk) của Thổ Nhỉ Kỳ, bao gồm các chỉ tiêu:
- Tỷ trọng sữa - Tỷ lệ béo sữa (%) - Tỷ lệ protein sữa (%)
- Tỷ lệ chất khô không béo trong sữa (%)
3.3.4 Tiêu tốn vật chất khô/kg sữa
Được tính bằng công thức:
Trong đó: - VCK: vật chất khô
- GĐTN: giai đoạn thí nghiệm
3.3.5 Sự thay đổi trọng lượng của bò suốt thời gian thí nghiệm
Trọng lượng bò được xác định bằng thước dây đo thể trọng bò sữa lai Holstein Friesian của Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam.
Sự thay đổi trọng lượng được tính bằng công thức:
Tổng lượng VCK sử dụng của toàn lô trong GĐTN (kg) Tiêu tốn VCK/kg sữa =
TĐTL (kg) = Trọng lượng cuối TN (kg) – Trọng lượng đầu TN (kg) Trong đó: - TĐTL: thay đổi trọng lượng
- TN: thí nghiệm.
3.3.6 Tình hình bệnh 3.3.6.1 Tỷ lệ bệnh 3.3.6.1 Tỷ lệ bệnh
Được tính theo công thức:
Trong đó: - GĐTN: giai đoạn thí nghiệm
3.3.6.2 Tỷ lệ bệnh về tiêu hóa
Được tính theo công thức:
Trong đó: - TCGĐTN: trong cả giai đoạn thí nghiệm
3.3.7 Chi phí cho sản xuất 1 kg sữa
Được tính toán dựa trên chi phí thức ăn và chi phí điện dùng cho cải tiến tiểu khí hậu để sản xuất 1 kg sữa ở các lô thí nghiệm.
Được tính theo công thức:
Trong đó: - CPTA: chi phí thức ăn
- TCGĐTN: trong cả giai đoạn thí nghiệm
3.4 Xử lý số liệu
Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2003 và Minitab 13 for Windows.
Số ca bệnh trên bò ở mỗi lô trong cả GĐTN
Tỷ lệ bệnh (%) = x 100
Số bò của mỗi lô trong cả GĐTN
Số ca bệnh tiêu hóa trên bò ở mỗi lô TCGĐTN
Tỷ lệ bệnh tiêu hóa (%) = x 100 Số bò của mỗi lô TCGĐTN
Tổng CPTA và chi phí điện của mỗi lô TCGĐTN (đồng) CPTA/kg sữa (đồng) =
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 Nhiệt độ chuồng nuôi bò thí nghiệm
Kết quả khảo sát nhiệt độ chuồng nuôi bò ở các lô thí nghiệm được trình bày