Thức ăn TMR

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC CẢI TIẾN DINH DƯỠNG VÀ TIỂU KHÍ HẬU CHUỒNG NUÔI ĐỐI VỚI NĂNG SUẤT CỦA ĐÀN BÒ ĐANG CHO SỮA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÒ SỮA ĐỒNG NAI (Trang 35)

PHẦN III NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM

3.2.4.2 Thức ăn TMR

Phương pháp tính khẩu phần thức ăn TMR cho bò sữa thí nghiệm dựa theo tiêu chuẩn NRC (1989) về nhu cầu vật chất khô, protein thô và năng lượng trao đổi đã

được trình bày ở mục 2.4 và dựa trên sản lượng sữa bình quân ngày. Các công thức tính toán được thiết lập trên phần mềm Microsoft Excel 2003.

Khẩu phần ăn theo TMR được trình bày qua bảng 3.5.

Bảng 3.5 Khẩu phần TMR thí nghiệm (tính bình quân/con/ngày) STT Thực liệu Số lượng STT Thực liệu Số lượng (kg) VCK (kg) Protein thô (g) NL trao đổi (Mcal) 1 Cỏ sả 13,54 3,56 494,91 7,61 2 Cỏ sảủ 5,59 1,53 86,02 2,9 3 Rơm khô 1,05 0,96 59,71 1,58 4 Cỏ Stylosanthes 7,62 2,26 356,46 4,78 5 Hèm bia 5,75 1,35 589,29 4,34 6 Cám hỗn hợp 2,03 1,84 472,03 5,48 7 Rỉ mật 0,96 0,64 41,15 2,11 8 Urê 0,05 - 143,75 - Tổng 36,59 12,14 2.243,32 28,8

Hình 3.1 Các thực liệu trộn thức ăn TMR 3.2.5 Tiểu khí hậu chuồng nuôi 3.2.5 Tiểu khí hậu chuồng nuôi

3.2.5.1 Tiểu khí hậu chuồng nuôi hiện hữu tại Công ty

Hệ thống chuồng nuôi của trại được đầu tư hệ thống quạt và phun sương, tuy nhiên chỉ phun sương và bật quạt 2 lần/ngày trong lúc vắt sữa. Mỗi lần phun sương trong 5 phút và bật quạt trong 30 phút.

3.2.5.2 Cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi thí nghiệm

Tiểu khí hậu chuồng nuôi được cải tiến bằng cách phun sương trực tiếp lên bò và bật quạt trong khoảng thời gian từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều.

Cách thức cải tiến: phun sương 5 phút, bật quạt 30 phút, sau đó nghỉ 30 phút rồi lập lại quy trình như trên.

3.3 Các chỉ tiêu khảo sát

3.3.1 Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi bò thí nghiệm

Nhiệt độ và ẩm độ chuồng nuôi được đo bằng nhiệt - ẩm kếđiện tử, đọc kết quả

sau vài phút đứng giữa lô chuồng cần đo.

Cách đo: cách 2 giờ đồng hồ đo một lần từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều và đo trong 30 ngày.

Hình 3.3 Nhiệt - Ẩm kế điện tử 3.3.2 Chỉ tiêu về năng suất sữa 3.3.2 Chỉ tiêu về năng suất sữa

3.3.2.1 Sản lượng sữa bình quân/ngày

Là sản lượng sữa tổng cộng của hai lần vắt sáng và chiều trong cùng một ngày. Sữa được cân 3 lần/tháng vào các ngày 5, 15, 25.

3.3.2.2 Sản lượng sữa bình quân toàn kỳ

Là sản lượng sữa tổng cộng trong cả chu kỳ cho sữa của bò thí nghiệm, được tính dựa theo tỷ lệ phần trăm sản lượng sữa từng tháng so với tổng sản lượng sữa cả chu kỳ, trình bày ở bảng 3.6.

Bảng 3.6 Tỷ lệ % sản lượng sữa từng tháng so với tổng sản lượng sữa cả chu kỳ của 3 nhóm giống bò

Tháng vắt sữa trong chu kỳ (% so với toàn kỳ) Nhóm giống 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Tổng (%) F1 11,5 13,0 13,5 12,4 10,0 9,5 9,0 8,0 7,0 6,1 100 F2 11,2 12,4 13,0 12,0 11,4 9,6 9,5 8,0 6,8 6,1 100 F3 11,75 12,75 12,45 11,60 10,96 9,98 9,34 8,10 7,11 6,05 100 Ngun: Viện Chăn Nuôi

Ví dụ: đối với bò lai F1 HF, nếu trong ngày theo dõi bò cho sản lượng 15 lít sữa/ngày và đang ở tháng vắt sữa thứ 3 thì năng suất sữa ước tính của chu kỳ là:

NS sữa (lít/chu kỳ 300 ngày) = (15 lít x 30 ngày)/13,5% = 3333 lít

3.3.3 Một số chỉ tiêu về phẩm chất sữa

Các chỉ tiêu về phẩm chất sữa được phân tích bằng máy phân tích sữa EKOMILK 120 (Milk analyzers ekomilk) của Thổ Nhỉ Kỳ, bao gồm các chỉ tiêu:

- Tỷ trọng sữa - Tỷ lệ béo sữa (%) - Tỷ lệ protein sữa (%)

- Tỷ lệ chất khô không béo trong sữa (%)

3.3.4 Tiêu tốn vật chất khô/kg sữa

Được tính bằng công thức:

Trong đó: - VCK: vật chất khô

- GĐTN: giai đoạn thí nghiệm

3.3.5 Sự thay đổi trọng lượng của bò suốt thời gian thí nghiệm

Trọng lượng bò được xác định bằng thước dây đo thể trọng bò sữa lai Holstein Friesian của Viện Khoa Học Kỹ Thuật Nông Nghiệp Miền Nam.

Sự thay đổi trọng lượng được tính bằng công thức:

Tổng lượng VCK sử dụng của toàn lô trong GĐTN (kg) Tiêu tốn VCK/kg sữa =

TĐTL (kg) = Trọng lượng cuối TN (kg) – Trọng lượng đầu TN (kg) Trong đó: - TĐTL: thay đổi trọng lượng

- TN: thí nghiệm.

3.3.6 Tình hình bệnh 3.3.6.1 Tỷ lệ bệnh 3.3.6.1 Tỷ lệ bệnh

Được tính theo công thức:

Trong đó: - GĐTN: giai đoạn thí nghiệm

3.3.6.2 Tỷ lệ bệnh về tiêu hóa

Được tính theo công thức:

Trong đó: - TCGĐTN: trong cả giai đoạn thí nghiệm

3.3.7 Chi phí cho sản xuất 1 kg sữa

Được tính toán dựa trên chi phí thức ăn và chi phí điện dùng cho cải tiến tiểu khí hậu để sản xuất 1 kg sữa ở các lô thí nghiệm.

Được tính theo công thức:

Trong đó: - CPTA: chi phí thức ăn

- TCGĐTN: trong cả giai đoạn thí nghiệm

3.4 Xử lý số liệu

Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel 2003 và Minitab 13 for Windows.

Số ca bệnh trên bò ở mỗi lô trong cả GĐTN

Tỷ lệ bệnh (%) = x 100

Số bò của mỗi lô trong cả GĐTN

Số ca bệnh tiêu hóa trên bò ở mỗi lô TCGĐTN

Tỷ lệ bệnh tiêu hóa (%) = x 100 Số bò của mỗi lô TCGĐTN

Tổng CPTA và chi phí điện của mỗi lô TCGĐTN (đồng) CPTA/kg sữa (đồng) =

PHN IV. KT QU VÀ THO LUN 4.1 Nhiệt độ chuồng nuôi bò thí nghiệm 4.1 Nhiệt độ chuồng nuôi bò thí nghiệm

Kết quả khảo sát nhiệt độ chuồng nuôi bò ở các lô thí nghiệm được trình bày qua bảng 4.1 và biểu đồ 4.1.

Bảng 4.1 Nhiệt độ chuồng nuôi bò thí nghiệm

TSTK Không CTTKH CTTKH n (ngày đo) 30 30 X (oC) 32,98 32,09 SD (oC) 0,46 0,51 CV (%) 1,39 1,59 32,98 32,09 0 7 14 21 28 35 Không CTTKH CTTKH

Biểu đồ 4.1 Nhiệt độ chuồng nuôi bò thí nghiệm

Qua bảng 4.1 và biểu đồ 4.1 chúng tôi nhận thấy:

Nhiệt độ trung bình chuồng nuôi ở các lô cải tiến tiểu khí hậu (lô I, lô III) là 32,090C thấp hơn so với nhiệt độ trung bình ở các lô không cải tiến tiểu khí hậu (lô II, lô IV) là 32,980C.

Qua phân tích thống kê chúng tôi nhận thấy sự khác biệt về nhiệt độ ở lô áp dụng cải tiến tiểu khí hậu và ở lô không áp dụng cải tiến tiểu khí hậu là có ý nghĩa với

Nhiệt độ (0

P < 0,05. Như vậy, đã có sự giảm nhiệt độ chuồng nuôi khi áp dụng quy trình cải tiến tiểu khí hậu trên.

Trong cùng điều kiện, với quy trình cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi như nhau, kết quả khảo sát của Lê Minh Tư (2006) nhiệt độ ở lô không cải tiến tiểu khí hậu là 31,190C và ở lô cải tiến tiểu khí hậu là 30,350C. Còn kết quả khảo sát của Lê Thanh Lâm (2006), ở lô không cải tiến tiểu khí hậu là 30,390C và ở lô cải tiến tiểu khí hậu là 30,170C.

Tóm lại, so với 2 kết quả khảo sát trên thì kết quả khảo sát của chúng tôi cho thấy nhiệt độở các lô cải tiến giảm nhiều hơn. Điều này có thể do thời điểm khảo sát của chúng tôi phần lớn là vào mùa nắng nóng gay gắt, nên việc áp dụng quy trình cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi này chỉ tác động làm giảm nhẹ nhiệt độ (khoảng 10C).

4.2 Ẩm độ chuồng nuôi bò thí nghiệm

Kết quả khảo sát ẩm độ chuồng nuôi bò ở các lô thí nghiệm được trình bày qua bảng 4.2 và biểu đồ 4.2.

Bảng 4.2 Ẩm độ chuồng nuôi bò thí nghiệm

TSTK Không CTTKH CTTKH n (ngày đo) 30 30 X (%) 54,05 55,01 SD (%) 2,74 2,75 CV (%) 5,07 5,00 54,05 55,01 0 10 20 30 40 50 60 Không CTTKH CTTKH

Biểu đồ 4.2 Ẩm độ chuồng nuôi bò thí nghiệm

Qua bảng 4.2 và biểu đồ 4.2 chúng tôi nhận thấy:

Ẩm độ trung bình chuồng nuôi ở các lô cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi (lô I, lô III) là 55,01% cao hơn so với ẩm độ trung bình ở các lô không cải tiến (lô II, lô IV) là 54,05%.

Qua phân tích thống kê chúng tôi nhận thấy sự khác biệt vềẩm độở lô cải tiến tiểu khí hậu và ở lô không cải tiến tiểu khí hậu là không có ý nghĩa với P > 0,05. Như

vậy, đã không có sự thay đổi đáng kể vềẩm độ khi áp dụng quy trình cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi này.

Trong cùng điều kiện, với quy trình cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi như nhau, kết quả khảo sát của Lê Minh Tư (2006) ẩm độở các lô không cải tiến tiểu khí hậu là 70,32% và ở lô cải tiến tiểu khí hậu là 70,78%. Còn kết quả khảo sát của Lê Thanh Lâm (2006), thì ở lô không cải tiến tiểu khí hậu là 73,05% và ở lô cải tiến tiểu khí hậu là 73,42%.

Tóm lại, so với 2 kết quả khảo sát trên thì kết quả khảo sát của chúng tôi ở các lô thí nghiệm tương ứng đều có ẩm độ thấp hơn rất nhiều. Điều này có thể do bò ở lô không cải tiến tiểu khí hậu cũng như bò ở lô cải tiến tiểu khí hậu được nuôi trong điều kiện chuồng trại tại công ty khá thông thoáng, kiểu chuồng 2 mái, nền chuồng cao nên khả năng thoát nhiệt, thoát khí khá tốt. Mặt khác, còn có thể do thời điểm khảo sát của chúng tôi phần lớn là vào mùa nắng nóng gây gắt, nên việc áp dụng quy trình cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi này đã không có tác động nhiều đến ẩm độ.

4.3 Năng suất sữa

Năng suất sữa là một chỉ tiêu quan trọng trong chăn nuôi bò sữa, quyết định hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi và được người chăn nuôi coi là chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc đánh giá chất lượng con giống. Đồng thời đây cũng là yếu tố giúp các nhà khoa học đánh giá khả năng thích nghi của các nhóm giống đối với điều kiện ngoại cảnh.

4.3.1 Sản lượng sữa bình quân/ngày

Kết quả khảo sát sản lượng sữa ngày ở các lô thí nghiệm được trình bày qua bảng 4.3 và biểu đồ 4.3.

Bảng 4.3 Sản lượng sữa bình quân/ngày trong thời gian thí nghiệm ở các lô TMR KP thực tế TMR KP thực tế TSTK CTTKH (Lô I) Không CTTKH (Lô II) CTTKH (Lô III) Không CTTKH (Lô IV) TMR (A) KP thực tế (B) CTTKH (C) Không CTTKH (D) n 9 9 9 9 18 18 18 18 X 11,70 12,24 10,88 9,50 11,97 10,19 11,29 10,87 SD 3,40 1,73 2,17 1,74 2,63 2,04 2,80 2,20 CV (%) 29,06 14,13 19,94 18,32 21,97 20,02 24,80 20,24

Ghi chú: - Đơn vị tính: n (con), X (kg/con/ngày), SD (kg).

11,7 12,24 10,88 9,5 11,97 10,19 11,29 10,87 0 3 6 9 12 15

Lô I Lô II Lô III Lô IV A B C D

Biểu đồ 4.3 Sản lượng sữa bình quân/ngày ở các lô thí nghiệm

Qua bảng 4.3 và biểu đồ 4.3 chúng tôi nhận thấy: - So sánh giữa khẩu phần TMR và khẩu phần thực tế.

Sản lượng sữa bình quân/ngày của đàn bò ở các lô sử dụng khẩu phần TMR (nhóm A) là 11,97 kg/con/ngày, cao hơn so với các lô sử dụng khẩu phần thực tế

(nhóm B) là 10,19 kg/con/ngày. Qua phân tích thống kê chúng tôi nhận thấy sự khác biệt này giữa 2 khẩu phần này là có ý nghĩa với P < 0,05. Kết quả này cho thấy, nếu sử

dụng khẩu phần TMR thì sản lượng sữa bình quân/ngày được tăng thêm đáng kể, tăng 17,47% so với sử dụng khẩu phần thức tế.

Nghim thc Sn lượng sa (kg/con/ngày)

- So sánh giữa cải tiến và không cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi.

Sản lượng sữa bình quân/ngày của đàn bò ở các lô cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi (nhóm C) là 11,29 kg/con/ngày, cao hơn so với lô không cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi (nhóm D) là 10,87 kg/con/ngày.

Qua phân tích thống kê chúng tôi nhận thấy sự khác biệt này giữa việc cải tiến và không cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi là không có ý nghĩa với P > 0,05. Kết quả

này có thể do quy trình cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi không làm thay đổi nhiều tiểu khí hậu giữa 2 lô cải tiến và không cải tiến, nên sản lượng sữa bình quân/ngày giữa 2 lô này thay đổi không đáng kể. Tuy nhiên, sản lượng sữa bình quân/ngày của đàn bò thí nghiệm ở lô cải tiến tiểu khí hậu vẫn cao hơn ở lô không cải tiến tiểu khí hậu là 3,86%. Vì vậy, việc cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi cũng bước đầu có tác động làm cho sản lượng sữa bình quân/ngày tăng lên.

- Tương tác giữa việc sử dụng khẩu phần TMR và cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi. Khi sử dụng khẩu phần thực tế, thì sản lượng sữa bình quân/ngày của bò ở lô không cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi (lô IV) là 9,5 kg/con/ngày, thấp hơn so với lô có cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi (lô III) là 10,88 kg/con/ngày. Tuy nhiên, sự khác biệt này là không có ý nghĩa về mặt thống kê với P > 0,05.

Khi sử dụng khẩu phần TMR, thì sản lượng sữa bình quân/ngày của bò ở lô không cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi (lô II) là 12,24 kg/con/ngày, cao hơn lô có cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi (lô I) là 11,7 kg/con/ngày. Tuy nhiên, sự khác biệt này là không có ý nghĩa về mặt thống kê với P > 0,05. Điều này cho thấy trong điều kiện của thí nghiệm không có sự tương tác giữa yếu tố khẩu phần và tiểu khí hậu chuồng nuôi.

Trong cùng điều kiện, với quy trình cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi như nhau thì kết quả khảo sát về sản lượng sữa bình quân/ngày trên đàn bò của Lê Minh Tư

(2006) ở lô khi sử dụng khẩu phần thực tế, không cải tiến tiểu khí hậu (lô IV) là 8,08 kg/con/ngày và cải tiến tiểu khí hậu (lô III) là 9,44 kg/con/ngày. Còn ở lô khi sử dụng khẩu phần TMR, không cải tiến tiểu khí hậu (lô II) là 10,13 kg/con/ngày và cải tiến tiểu khí hậu (lô I) là 11,28 kg/con/ngày. Mặt khác, theo Lê Thanh Lâm (2006) kết quả

khảo sát sản lượng sữa bình quân/con/ngày ở các lô tương ứng như sau: lô IV là 6,92 kg/con/ngày, lô III là 8,69 kg/con/ngày, lô II là 8,72 kg/con/ngày, lô I là

9,01 kg/con/ngày. So với kết quả khảo sát của 2 tác giả trên thì kết quả khảo sát chỉ

tiêu này của chúng tôi đều cao hơn ở các lô tương ứng, điều này chứng tỏ việc áp dụng khẩu phần TMR và quy trình cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi thích hợp rất tốt trên

đàn bò trong thời gian thí nghiệm.

4.3.2 Sản lượng sữa bình quân toàn kỳ

Kết quả khảo sát sản lượng sữa bình quân toàn kỳ ở các lô thí nghiệm được trình bày qua bảng 4.4 và biểu đồ 4.4.

Bảng 4.4 Sản lượng sữa bình quân toàn kỳ ở các lô thí nghiệm

TMR KP thực tế TSTK CTTKH (Lô I) Không CTTKH (Lô II) CTTKH (Lô III) Không CTTKH (Lô IV) TMR (A) KP thực tế (B) CTTKH (C) Không CTTKH (D) n (con) 9 9 9 9 18 18 18 18 X (kg/con) 3.011 3.297 2.922 2.577 3.154 2.750 2.966 2.937 SD (kg) 792 353 585 419 613 524 677 528 CV (%) 26,30 10,71 20,02 16,26 19,44 19,05 22,83 17,98 3.011 3.297 2.922 2.577 3.154 2.750 2.966 2.937 0 800 1.600 2.400 3.200 4.000

Lô I Lô II Lô III Lô IV A B C D

Biểu đồ 4.4 Sản lượng sữa bình quân toàn kỳ ở các lô thí nghiệm

Nghim thc Sn lượng sa (kg/con)

Qua bảng 4.4 và biểu đồ 4.4 chúng tôi nhận thấy: - So sánh giữa khẩu phần TMR và khẩu phần thực tế.

Sản lượng sữa bình quân toàn kỳ của đàn bò ở các lô sử dụng khẩu phần TMR (A) là 3.154 kg, cao hơn so với các lô sử dụng khẩu phần thực tế (B) là 2.750 kg. Qua phân tích thống kê chúng tôi nhận thấy sự khác biệt này giữa 2 khẩu phần này là có ý nghĩa với P < 0,05. Điều này cho thấy, nếu sử dụng khẩu phần TMR thì sản lượng sữa bình quân toàn kỳđược tăng cao thêm, tăng 14,69% so với sử dụng khẩu phần thực tế.

- So sánh giữa cải tiến và không cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi.

Sản lượng sữa bình quân toàn kỳ của đàn bò ở các lô cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi (nhóm C) là 2.966 kg, cao hơn so với lô không cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi (nhóm D) là 2.937 kg. Tuy nhiên, qua phân tích thống kê chúng tôi nhận

Một phần của tài liệu KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC CẢI TIẾN DINH DƯỠNG VÀ TIỂU KHÍ HẬU CHUỒNG NUÔI ĐỐI VỚI NĂNG SUẤT CỦA ĐÀN BÒ ĐANG CHO SỮA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BÒ SỮA ĐỒNG NAI (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)