TMR KP thực tế TSTK CTTKH (Lô I) Không CTTKH (Lô II) CTTKH (Lô III) Không CTTKH (Lô IV) TMR (A) KP thực tế (B) CTTKH (C) Không CTTKH (D) n (con) 9 9 9 9 18 18 18 18 X (kg) 1,10 0,95 1,25 1,41 1,02 1,33 1,17 1,18 SD (kg) 0,32 0,12 0,28 0,27 0,25 0,28 0,30 0,31 CV (%) 29,09 12,63 22,40 19,15 24,51 21,05 25,64 26,27 1,1 0,95 1,25 1,41 1,02 1,33 1,17 1,18 0 0,25 0,5 0,75 1 1,25 1,5
Lô I Lô II Lô III Lô IV A B C D
Biểu đồ 4.9 Tiêu tốn vật chất khô/kg sữa ở các lô thí nghiệm
Qua bảng 4.9 và biểu đồ 4.9 chúng tôi nhận thấy: - So sánh giữa khẩu phần TMR và khẩu phần thực tế.
Tiêu tốn vật chất khô/kg sữa của đàn bò ở các lô sử dụng khẩu phần TMR (nhóm A) là 1,02 kg VCK/kg sữa, thấp hơn so với các lô sử dụng khẩu phần thực tế
Nghiệm thức Tiêu tốn vck/kg sữa (kg)
(nhóm B) là 1,33 kg VCK/kg sữa. Qua phân tích thống kê chúng tôi nhận thấy sự khác biệt này giữa 2 khẩu phần này là có ý nghĩa với P > 0,05.
Kết quả này cho thấy, nếu sử dụng khẩu phần TMR thì tiêu tốn vật chất khô/kg sữa sẽ giảm được 23,31% so với sử dụng khẩu phần thực tế.
- So sánh giữa cải tiến và không cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi.
Tiêu tốn vật chất khô/kg sữa của đàn bò ở các lô cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi (nhóm C) là 1,17 kg VCK/kg sữa, hơi thấp hơn so với lô không cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi (nhóm D) là 1,18 kg VCK/kg sữa.
Qua phân tích thống kê chúng tôi nhận thấy sự khác biệt giữa cải tiến và không cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi là không có ý nghĩa với P < 0,05. Kết quả này có thể
do quy trình cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi không làm thay đổi bầu tiểu khí hậu nhiều giữa 2 lô cải tiến và không cải tiến, nên tiêu tốn vật chất khô/kg sữa giữa 2 lô này thay đổi không đáng kể.
- Tương tác giữa việc sử dụng khẩu phần TMR và cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi. Khi sử dụng khẩu phần thực tế, thì tiêu tốn vật chất khô/kg sữa của bò ở lô không cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi (lô IV) là 1,41 kg VCK/kg sữa, cao hơn so với lô có cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi (lô III) là 1,25 kg VCK/kg sữa. Tuy nhiên, qua phân tích thống kê sự khác biệt này là không có ý nghĩa với P > 0,05.
Khi sử dụng khẩu phần TMR, thì tiêu tốn vật chất khô/kg sữa của bò ở lô không cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi (lô II) là 0,95 kg VCK/kg sữa, thấp hơn lô có cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi (lô I) là 1,1 kg VCK/kg sữa. Tuy nhiên, qua phân tích thống kê sự khác biệt này là không có ý nghĩa với P > 0,05.
Như vậy, ở 2 lô sử dụng thức ăn TMR (lô I, lô II) tiêu tốn vật chất khô để sản xuất 1 kg sữa thấp hơn đáng kể so với 2 lô sử dụng khẩu phần thực tế của Công ty (lô III, lô IV). Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng thức ăn TMR cao hơn so với phương thức cho ăn riêng lẻ từng loại thức ăn hiện tại của Công ty.
Trong cùng điều kiện, với quy trình cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi như nhau thì kết quả khảo sát về tiêu tốn vật chất khô/kg sữa trên đàn bò của Lê Minh Tư (2006)
ở lô khi sử dụng khẩu phần thực tế, không cải tiến tiểu khí hậu (lô IV) là 1,5 kg VCK/kg sữa và cải tiến tiểu khí hậu (lô III) là 1,35 kg VCK/kg sữa. Còn ở lô khi sử dụng khẩu
phần TMR, không cải tiến tiểu khí hậu (lô II) là 1,14 kg VCK/kg sữa và cải tiến tiểu khí hậu (lô I) là 1,01 kg VCK/kg sữa. Mặt khác, theo Lê Thanh Lâm (2006) kết quả
khảo sát tiêu tốn vật chất khô/kg ở các lô tương ứng như sau: lô IV là 1,89 kg VCK/kg sữa, lô III là 1,74 kg VCK/kg sữa, lô II là 1,64 kg VCK/kg sữa, lô I là 1,52 kg VCK/kg sữa. So với kết quả khảo sát của 2 tác giả trên thì kết quả khảo sát chỉ tiêu này của chúng tôi đa số đều thấp hơn ở các lô tương ứng, ngoại trừ kết quảở lô I của Lê Minh Tư là cao hơn lô I của chúng tôi. Điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng thức ăn ở các lô thí nghiệm của chúng tôi cao hơn ở các lô thí nghiệm của 2 tác giả trước đó.
4.6 Sự thay đổi trọng lượng suốt thời gian thí nghiệm
Đối với bò sữa, sự tăng hay giảm trọng lượng trong thời gian cho sữa phản ánh sự thay đổi thể trạng và liên quan đến sức sản xuất sữa trong chu kỳ sau. Nếu bò tăng trọng cho thấy có sự tích lũy và cải thiện thể trạng sẽ dẫn đến việc cải thiện năng suất trong chu kỳ sau.
Kết quả khảo sát sự thay đổi trọng lượng suốt thời gian thí nghiệm của đàn bò ở
các lô thí nghiệm được trình bày qua bảng 4.10 và biểu đồ 4.10. Qua bảng 4.10 và biểu đồ 4.10 chúng tôi nhận thấy: