PHẦN IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.2 Ẩm độ chuồng nuôi bò thí nghiệm
Kết quả khảo sát ẩm độ chuồng nuôi bò ở các lô thí nghiệm được trình bày qua bảng 4.2 và biểu đồ 4.2.
Bảng 4.2 Ẩm độ chuồng nuôi bò thí nghiệm
TSTK Không CTTKH CTTKH n (ngày đo) 30 30 X (%) 54,05 55,01 SD (%) 2,74 2,75 CV (%) 5,07 5,00 54,05 55,01 0 10 20 30 40 50 60 Không CTTKH CTTKH
Biểu đồ 4.2 Ẩm độ chuồng nuôi bò thí nghiệm
Qua bảng 4.2 và biểu đồ 4.2 chúng tôi nhận thấy:
Ẩm độ trung bình chuồng nuôi ở các lô cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi (lô I, lô III) là 55,01% cao hơn so với ẩm độ trung bình ở các lô không cải tiến (lô II, lô IV) là 54,05%.
Qua phân tích thống kê chúng tôi nhận thấy sự khác biệt vềẩm độở lô cải tiến tiểu khí hậu và ở lô không cải tiến tiểu khí hậu là không có ý nghĩa với P > 0,05. Như
vậy, đã không có sự thay đổi đáng kể vềẩm độ khi áp dụng quy trình cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi này.
Trong cùng điều kiện, với quy trình cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi như nhau, kết quả khảo sát của Lê Minh Tư (2006) ẩm độở các lô không cải tiến tiểu khí hậu là 70,32% và ở lô cải tiến tiểu khí hậu là 70,78%. Còn kết quả khảo sát của Lê Thanh Lâm (2006), thì ở lô không cải tiến tiểu khí hậu là 73,05% và ở lô cải tiến tiểu khí hậu là 73,42%.
Tóm lại, so với 2 kết quả khảo sát trên thì kết quả khảo sát của chúng tôi ở các lô thí nghiệm tương ứng đều có ẩm độ thấp hơn rất nhiều. Điều này có thể do bò ở lô không cải tiến tiểu khí hậu cũng như bò ở lô cải tiến tiểu khí hậu được nuôi trong điều kiện chuồng trại tại công ty khá thông thoáng, kiểu chuồng 2 mái, nền chuồng cao nên khả năng thoát nhiệt, thoát khí khá tốt. Mặt khác, còn có thể do thời điểm khảo sát của chúng tôi phần lớn là vào mùa nắng nóng gây gắt, nên việc áp dụng quy trình cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi này đã không có tác động nhiều đến ẩm độ.