TMR KP thực tế TSTK CTTKH (Lô I) Không CTTKH (Lô II) CTTKH (Lô III) Không CTTKH (Lô IV) TMR (A) KP thực tế (B) CTTKH (C) Không CTTKH (D) n (con) 9 9 9 9 18 18 18 18 X (kg/con) 3.011 3.297 2.922 2.577 3.154 2.750 2.966 2.937 SD (kg) 792 353 585 419 613 524 677 528 CV (%) 26,30 10,71 20,02 16,26 19,44 19,05 22,83 17,98 3.011 3.297 2.922 2.577 3.154 2.750 2.966 2.937 0 800 1.600 2.400 3.200 4.000
Lô I Lô II Lô III Lô IV A B C D
Biểu đồ 4.4 Sản lượng sữa bình quân toàn kỳ ở các lô thí nghiệm
Nghiệm thức Sản lượng sữa (kg/con)
Qua bảng 4.4 và biểu đồ 4.4 chúng tôi nhận thấy: - So sánh giữa khẩu phần TMR và khẩu phần thực tế.
Sản lượng sữa bình quân toàn kỳ của đàn bò ở các lô sử dụng khẩu phần TMR (A) là 3.154 kg, cao hơn so với các lô sử dụng khẩu phần thực tế (B) là 2.750 kg. Qua phân tích thống kê chúng tôi nhận thấy sự khác biệt này giữa 2 khẩu phần này là có ý nghĩa với P < 0,05. Điều này cho thấy, nếu sử dụng khẩu phần TMR thì sản lượng sữa bình quân toàn kỳđược tăng cao thêm, tăng 14,69% so với sử dụng khẩu phần thực tế.
- So sánh giữa cải tiến và không cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi.
Sản lượng sữa bình quân toàn kỳ của đàn bò ở các lô cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi (nhóm C) là 2.966 kg, cao hơn so với lô không cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi (nhóm D) là 2.937 kg. Tuy nhiên, qua phân tích thống kê chúng tôi nhận thấy sự khác biệt này không có ý nghĩa với P > 0,05. Kết quả này có thể do quy trình cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi không làm thay đổi bầu tiểu khí hậu nhiều giữa 2 lô cải tiến và không cải tiến, nên sản lượng sữa bình quân toàn kỳ giữa 2 lô này thay đổi không đáng kể. Tuy nhiên, sản lượng sữa bình quân toàn kỳ của đàn bò thí nghiệm ở
lô cải tiến tiểu khí hậu vẫn cao hơn ở lô không cải tiến tiểu khí hậu là 1%. Vì vậy, việc cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi cũng ít nhiều có tác động làm tăng sản lượng sữa bình quân toàn kỳ.
- Tương tác giữa việc sử dụng khẩu phần TMR và cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi. Khi sử dụng khẩu phần thực tế, thì sản lượng sữa bình quân toàn kỳ của bò ở lô không cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi (lô IV) là 2.577 kg, thấp hơn so với lô có cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi (lô III) là 2.922 kg/con/ngày. Tuy nhiên, sự khác biệt này là không có ý nghĩa về mặt thống kê với P > 0,05.
Khi sử dụng khẩu phần TMR, thì sản lượng sữa ngày của bò ở lô không cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi (lô II) là 3.297 kg, cao hơn lô có cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi (lô I) là 3.011 kg. Tuy nhiên, sự khác biệt này là không có ý nghĩa về mặt thống kê với P > 0,05. Dù vậy, việc sử dụng khẩu phần TMR cùng với việc cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi đã có ít nhiều tác động làm tăng sản lượng sữa bình quân toàn kỳ so với việc sử dụng khẩu phần và tiểu khí hậu chuồng nuôi thực tế của Công ty trên đàn bò ở các lô thí nghiệm.
Trong cùng điều kiện, với quy trình cải tiến tiểu khí hậu chuồng nuôi như nhau thì kết quả khảo sát về sản lượng sữa bình quân toàn kỳ trên đàn bò của Lê Minh Tư
(2006) ở lô khi sử dụng khẩu phần thực tế, không cải tiến tiểu khí hậu (lô IV) là 2.798 kg và cải tiến tiểu khí hậu (lô III) là 2.973 kg. Còn ở lô khi sử dụng khẩu phần TMR, không cải tiến tiểu khí hậu (lô II) là 3.205 kg và cải tiến tiểu khí hậu (lô I) là 3.590 kg. Mặt khác, theo Lê Thanh Lâm (2006) kết quả khảo sát sản lượng sữa bình quân toàn kỳ ở các lô tương ứng như sau: lô IV là 2.565 kg, lô III là 2.731 kg, lô II là 2.856 kg, lô I là 2.907 kg. So với kết quả khảo sát của 2 tác giả trên thì kết quả khảo sát chỉ tiêu này của chúng tôi tương ứng với các lô trên đều cao hơn, điều này chứng tỏ việc áp dụng khẩu phần TMR và quy trình cải tiến tiểu khí hậu chuồng đã cho thấy tác động tích cực đối với đàn bò trong thời gian thí nghiệm.
4.4 Một số chỉ tiêu về phẩm chất sữa 4.4.1 Tỷ lệ béo sữa 4.4.1 Tỷ lệ béo sữa
Đây là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng sữa, đồng thời cũng là chỉ tiêu để dựa vào đó tính toán khẩu phần nuôi dưỡng bò sữa.
Kết quả khảo sát tỷ lệ béo sữa ở các lô thí nghiệm được trình bày qua bảng 4.5 và biểu đồ 4.5.
Qua bảng 4.5 và biểu đồ 4.5 chúng tôi nhận thấy: