3.3.3 .Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực
3.3.6. Giải pháp về quản lý, sử dụng tài nguyên rừng
3.4.2. Hiệu quả đầu tư
3.4.2.1.Về kinh tế
Qua các hoạt động xây dựng và phát triển vốn rừng như: Trồng rừng, bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng sẽ đem lại những hiệu quả thiết thực về kinh tế của huyện như sau:
trưởng bình quân về trữ lượng là 1,5 %/năm). Tổng trữ lượng rừng tự nhiên trong khu vực ước tăng 15.804,8 m3
- Các sản phẩm trung gian, sản phẩm tỉa thưa trên các diện tích rừng trồng phòng hộ, rừng trồng sản xuất đem lại nguồn thu đáng kể, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo.
1.Hiệu quả đầu tư: Trồng 1ha Keo theo phương thức thâm canh (thời gian 8 năm) với các hạng mục sau:
- Đầu tư trồng, chăm sóc, bảo vệ + lãi vay: 36.315.000đ/ha - Sản lượng bình quân: 110 m3/ha
- Giá bán nguyên liệu tại nhà máy: 650.000đ/m3: 71.500.000đ/ha - Chi phí chặt hạ, vận chuyển, vận xuất 150.000đ/m3: 16.500.000đ/ha - Lợi nhuận: 35.185.000 đ/ha
+ Tổng chi phí: 36.315.000đ/ha
+ Lãi ròng (cả chu kỳ kinh doanh 8 năm): 11.695.921đ/ha
+ Lãi ròng tính cho 1 năm/ha: 1.461.990đ/ha + Hiệu suất sử dụng đồng vốn: 1,43
2. Hiệu quả đầu tư: Trồng 1ha Keo theo phương thức quảng canh (thời gian 10 năm) với các hạng mục sau:
- Đầu tư trồng, chăm sóc, bảo vệ + lãi vay: 29.291.000 đ/ha - Sản lượng bình quân: 90 m3/ha
- Giá bán nguyên liệu tại nhà máy: 650.000đ/m3: 58.500.000đ/ha - Chi phí chặt hạ, vận chuyển, vận xuất 150.000đ/m3: 13.500.000đ/ha - Lợi nhuận: 29.209.000 đha
+ Tổng chi phí: 29.291.000đ/ha
+ Lãi ròng (cả chu kỳ kinh doanh 10 năm): 6.986.234 đ/ha
+ Lãi ròng tính cho 1 năm/ha: 698.623 đ/ha + Hiệu suất sử dụng đồng vốn: 1,35
3. Tổng hợp hiệu quả kinh tế cho 1ha rừng trồng của từng mô hình như sau:
Bảng 3.18: TỔNG HỢP CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ CHO TỪNG MÔ HÌNH Chỉ tiêu
Mô hình
NPV(đồng) BCR IRR(%)
Trồng rừng Keo thâm canh 11.695.921 1,43 16%
Trồng rừng Keo quảng canh 6.986.234 1,35 13%
Từ bảng trên cho thấy hiệu quả kinh tế thu được từ 1ha loài Keo thâm canh là cao nhất. Vì vậy, trong những năm tới cần có những định hướng cụ thể để nhân rộng diện tích rừng trồng thâm canh nâng cao sản lượng rừng góp phần nâng cao thu nhập của người làm nghề rừng.
Theo dự tính sơ bộ tổng thu nhập sau khai thác của phương án quy hoạch đạt 497.513 triệu đồng. Trong đó thu nhập từ:
Gỗ: 721.996,5m3 x 650.000đ/m3 = 462.298 triệu đồng Củi: 216.598,9ste x 100.000đ/ste = 21.660 triệu đồng Tre, Luồng: 13.230 tấn x 500.000đ/tấn = 6.615 triệu đồng
Như vậy, qua số liệu ước tính sản phẩm thu được từ rừng trồng có khả năng đáp ứng được phần nào nhu cầu về gỗ và lâm sản cho nền kinh tế quốc dân, nguyên liệu cho công nghiệp, đồng thời cải thiện đời sống kinh tế của nhân dân, góp phần tích cực vào công cuộc xoá đói giảm nghèo. Sau khi phương án quy hoạch được thực thi và đi vào hoạt động ổn định, sẽ đáp ứng nhu cầu về gỗ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến cũng như nhu cầu về gỗ dân dụng của người dân địa phương.
được rừng che phủ, tăng khả năng điều hoà nguồn nước, hạn chế xói mòn, rửa trôi đất, giảm thiểu thiên tai, bảo vệ mùa màng cho khu vực và các vùng lân cận, nâng cao tuổi thọ các công trình xây dựng phục vụ phát triển dân sinh kinh tế xã hội.
- Phát triển hệ thống rừng sản xuất trong vùng ổn định, bền vững góp phần bảo vệ môi trường sinh thái; đảm bảo cung cấp gỗ, củi cho công nghiệp chế biến bột giấy, ván dăm và sinh hoạt...
- Ổn định và phát triển bền vững hệ thống 3 loại rừng, phấn đấu trong giai đoạn 2011 - 2020 độ che phủ của rừng trên địa bàn huyện Tân Sơn đạt 75% trở lên. [27]
- Thông qua việc quy hoạch phát triển lâm nghiệp sẽ từng bước nâng cao chất lượng rừng bị suy kiệt trước đây do bị khai thác quá mức.
- Ổn định môi trường sinh thái, cải thiện nguồn nước phục vụ đời sống sinh hoạt cũng như sản xuất của người dân địa phương.
- Hệ thống rừng phòng hộ, đặc dụng ngoài những tác dụng như: Phòng hộ bảo vệ môi trường, nơi bảo tồn nguồn gen động thực vật, bảo vệ đa dạng sinh học mà còn mang lại những giá trị du lịch sinh thái.
3.4.2.1.Về xã hội và an ninh quốc phòng
Bên cạnh tác dụng về kinh tế, môi trường, rừng còn có tác dụng to lớn về mặt xã hội và an ninh quốc phòng.
- Thông qua các nội dung xây dựng, bảo vệ, phát triển 3 loại rừng, sẽ góp phần giải quyết nhu cầu việc làm ổn định cho đồng bào miền núi, hàng năm thu hút khoảng 7.000 lao động tham gia xây dựng phát triển rừng, sẽ có nguồn thu nhập bình quân từ 8 triệu đồng/năm trở lên [27]
- Việc xã hội hoá nghề rừng sẽ tạo bước chuyển tích cực nhằm ổn định cuộc sống đồng bào miền núi một cách bền vững trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế đất đai trong việc trồng và cung cấp gỗ nguyên liệu. Mặt khác ý
thiểu và tiến tới chấm dứt nạn phá rừng làm rẫy đã có từ ngàn đời nay.
- Trình độ dân trí được cải thiện, giảm các tệ nạn xã hội, nâng cao mức sống của người dân trong vùng quy hoạch, từng bước ổn định kinh tế, xã hội cũng như an ninh quốc phòng. Góp phần xây dựng cở sở hạ tầng nông thôn miền núi, giảm dần khoảng cách kinh tế giữa miền núi và miền xuôi.
- Qua việc xây dựng các phương án kinh doanh rừng bền vững giúp cho người dân đổi mới tư duy sản xuất, chuyển dịch cơ cấu cây trồng nâng cao hiệu quả sản xuất, thay đổi toàn diện bộ mặt kinh tế - xã hội của khu vực.