Tân Sơn đến năm 2020.
3.1.5.1. Những căn cứ xây dựng
- Căn cứ vào chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020;
- Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020;
- Căn cứ vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Tân Sơn đến năm 2020;
- Căn cứ quy hoạch sử dụng đất huyện Tân Sơn giai đoạn 2010- 2020;
3.1.5.2. Quan điểm phát triển lâm nghiệp huyện Tân Sơn
- Phát triển lâm nghiệp gắn với phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân và giữ vững an ninh quốc phòng.
bảo vệ rừng, chú trọng rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ bảo vệ môi trường, rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học.
- Phát triển rừng kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá đảm bảo cung cấp nhu cầu nguyên liệu giấy và các nhu cầu lâm sản khác. Chú trọng đầu tư các chương trình trọng điểm, tạo sự chuyển dịch kinh tế, nâng cao hiệu quả sản xuất nghề rừng.
- Phát triển lâm nghiệp toàn diện theo xu thế xã hội hoá nghề rừng, vận dụng, lồng ghép các chương trình dự án như lâm nghiệp xã hội, lâm nghiệp trang trại, sản xuất nông lâm kết hợp lấy ngắn nuôi dài tăng hệ số sử dụng đất, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia phát triển lâm nghiệp.
- Tổ chức phân định rõ 3 loại rừng một cách khoa học, chính xác trên cơ sở đó tổ chức sản xuất kinh doanh theo chức năng từng loại rừng và tổ chức khai thác có kế hoạch. Phát triển vốn rừng ưu tiên vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung và vùng trồng rừng kinh doanh gỗ nhỏ và cây đặc sản, thâm canh đưa tiến bộ khoa học vào sản xuất tăng nhanh năng suất chất lượng rừng.
3.1.5.3. Định hướng phát triển lâm nghiệp huyện Tân Sơn
Trên cơ sở những căn cứ và quan điểm phát triển lâm nghiệp, định hướng phát triển lâm nghiệp huyện Tân Sơn đến năm 2020 như sau:
1. Định hướng quy hoạch cơ cấu 3 loại rừng và đất lâm nghiệp:
- Đối với rừng đặc dụng: Rà soát và củng cố hệ thống rừng đặc dụng thuộc Vườn Quốc gia Xuân Sơn với diện tích 15.048,0ha theo hướng nâng cao chất lượng rừng và giá trị đa dạng sinh học, đảm bảo đạt các tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Đối với rừng phòng hộ: Xây dựng và bảo vệ các khu rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ bảo vệ môi trường, diện tích 9.450,3ha, trong đó: Rừng tự nhiên: 6.630,3ha; rừng trồng 526,8ha; đất chưa có rừng quy
36.590,7ha, trong đó: Rừng tự nhiên: 16.797,2ha; rừng trồng 17.071,4ha; đất chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp là: 2.722,1ha.
2. Định hướng quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng
- Toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp 61.089,0ha phải được quản lý thống nhất, theo hệ thống tiểu khu, khoảnh, lô trên bản đồ và thực địa.
- Tăng cường công tác bảo vệ rừng, bảo đảm khả năng tái tạo và sử dụng rừng một cách tối ưu. Coi trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp, các ngành và mọi người dân.
- Sử dụng hợp lý tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp, thực hiện khai thác đến đâu trồng lại rừng mới tới đó không để tái tình trạng đất trống đồi núi trọc. Giải quyết dứt điểm tình trạng xâm lấn, tranh chấp đất lâm nghiệp trên địa bàn.
- Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lâm nghiệp (đặc biệt chú trọng công tác giống) nhằm phát triển vùng rừng nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp chế biến gỗ, ván nhân tạo, giấy. Từng bước nghiên cứu đưa các giống cây có giá trị kinh tế cao, quý hiếm, trồng bổ sung trên những diện tích rừng đã trồng nhằm từng bước nâng cao chất lượng phòng hộ và giá trị của rừng.
- Hoàn thành việc giao đất, giao rừng cho các tổ chức, cá nhân và bảo đảm quyền lợi, nghĩa vụ của chủ rừng theo đúng quy định của pháp luật là khâu đột phá; có cơ chế, chính sách phù hợp khuyến khích trồng rừng thành vùng nguyên liệu tập trung gắn với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản làm nền tảng trong phát triển kinh tế lâm nghiệp.
- Phát triển lâm nghiệp phải đảm bảo cả lợi ích kinh tế và lợi ích môi trường sinh thái, trồng rừng, bảo vệ rừng đi đôi với khai thác, chế biến các sản phẩm từ rừng, tạo ra sản phẩm hàng hoá, tăng thu nhập cho người lao động.
huyện Tân Sơn được xác định như sau:
- Bảo vệ và phát triển vốn rừng tự nhiên, rừng trồng hiện có, chống suy thoái tài nguyên rừng, thực hiện xã hội hoá nghề rừng trên cơ sở tổ chức, quản lý, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên rừng, giao đất, giao rừng nhằm giải quyết tốt mục tiêu phòng hộ, an ninh môi trường, cung cấp đầy đủ nguồn nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản, lâm sản ngoài gỗ và nhu cầu gỗ tiêu dùng của nhân dân, xây dựng nền lâm nghiệp phát triển bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.Giữ ổn định độ che phủ rừng từ 75% trở lên
- Chú trọng đầu tư công trình lâm nghiệp trọng điểm, hình thành các vùng nguyên liệu có quy mô lớn. Phát triển lâm nghiệp thoe hướng thâm canh đưa lâm nghiệp trở thành nền kinh tế quan trọng của huyện. Đảm bảo đẩy mạnh phương thức kinh doanh rừng đặc dụng, rừng phòng hộ kết hợp với du lịch sinh thái, hình thành các tổ hợp trồng rừng nguyên liệu gắn với công nghiệp chế biến, phấn đấu diện tích rừng trồng hàng năm đạt từ 1.900ha trở lên [27]
- Giải quyết việc làm ổn định cho nhân dân sống trong khu vực rừng phòng hộ thông qua việc giao khoán bảo vệ rừng, vận động nhân dân tham gia trồng rừng, chăm sóc, quản lý bảo vệ rừng.
Tóm lại: Căn cứ vào tiềm năng đất đai, tài nguyên rừng hiện có, điều kiện khí hậu thuỷ văn và định hướng phát triển lâm nghiệp của huyện. Phấn đấu giữ vững diện tích rừng hiện có, bảo vệ khoanh nuôi diện tích rừng hiện có, tiếp tục trồng mới diện tích rừng trên những diện tích đất chưa có rừng (Ia,Ib).