KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, làm cơ sở đề xuất những nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện tân sơn tỉnh phú thọ​ (Trang 33)

3.1. Cơ sở quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Tân Sơn

3.1.1. Cơ sở pháp lý

3.1.1.1. Cấp Trung ương

- Luật Đất đai năm 2003, ban hành theo Quyết định số 23/2003/L/CTN ngày 10/12/2003 của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam;

- Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và Nghị định số 23/2006/NĐ- CP ngày 03/3/2006 hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng;

- Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích lâm nghiệp;

- Nghị định 61/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thanh Sơn để thành lập huyện Tân Sơn tỉnh Phú Thọ;

- Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 21/12/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thực hiện quản lý Nhà nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp;

- Quyết định số 61/2005/QĐ-BNN ngày 12/10/2005 về việc ban hành bản quy định về tiêu chí phân cấp rừng phòng hộ;

- Quyết định số 62/2005/QĐ –BNN ngày 12/10/2005 V/v Ban hành qui định về tiêu chí phân loại rừng đặc dụng;

- Chỉ thị số 38/2005/CT-TTg ngày 05/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc rà soát, quy hoạch lại 3 loại rừng (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất);

- Quyết định 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 về việc ban hành quy chế quản lý rừng;

- Quyết định số 18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020;

- Quyết định số 164/2008/QĐ-TTg ngày 11/12/2008 của Thủ tướng chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng;

- Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 về việc sửa đổi một số điều của Quyết định số 661/QĐ-TTg ngày 29/7/1998 về mục tiêu, nhiệm vụ ,chính sách và tổ chức thực hiện Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng;

- Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015;

- Thông tư số 05/2008/TT-BNN ngày 14/01/2008 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Hướng dẫn lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng;

- Thông tư số 24/2009/TT-BNN ngày 05/5/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Ban hành để hướng dẫn chuyển đổi rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được quy hoạch sang rừng sản xuất và ngược lại từ rừng sản xuất được quy hoạch thành rừng phòng hộ, đặc dụng sau rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng theo chỉ thị số 38/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

- Thông tư số 58/2008/TTLT-BKH-NN-TC ngày 02/5/2008 của Bộ Nông nghiệp, kế hoạch, tài chính hướng dẫn thực hiện quyết định 100/2007/QĐ-TTg ngày 06/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về mục tiêu, nhiệm vụ, chính sách tổ chức thực hiện dự án trồng mới 5 triệu ha rừng;

- Thông tư liên tịch số 70/2009/TTLT-BNN-KHĐT-TC ngày 4/11/2009 của Bộ NN&PTNT, Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Tài chính về việc: Sửa đổi và bổ sung một số điểm của Thông tư liên tịch số 58/2008/TTLT-BNN-KHĐT-TC về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 100/2007/QĐ-TTg ngày 6/7/2007 và

Thông tư liên tịch số 02/2008/TTLT-KH-NN-TC về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 147/QĐ-TTg ngày 10/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ.

3.1.1.2. Căn cứ báo cáo, chiến lược, quyết định, nghị quyết, văn bản của địa phương

- Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020;

- Báo cáo quy hoạch phát triển lâm nghiệp tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2001 - 2010;

- Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Tân Sơn đến năm 2020;

- Báo cáo Điều chỉnh, bổ sung Dự án 661 huyện Tân Sơn giai đoạn 2008 - 2013;

- Báo cáo đánh giá, phân hạng đất huyện Tân Sơn năm 2008;

- Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2009; Phương hướng, nhiệm vụ năm 2010 của UBND huyện Tân Sơn;

- Báo cáo chính trị Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Tân Sơn lần thứ II nhiệm kỳ 2010-2015;

- Quyết định số 1656/QĐ-UBND-NL ngày 05/7/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ V/v phát triển rừng sản xuất tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2007-2010 và định hướng đến năm 2015;

- Quyết định số 727/QĐ-UBND ngày 04/4/2007 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc duyệt báo cáo kết quả rà soát, quy hoạch và định hướng phát triển 3 loại rừng tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến 2015;

- Nghị quyết số 03/NQ/HU ngày 6/10/2008 của ban Thường vụ Huyện ủy về thực hiện Đề án phát triển kinh tế đồi rừng giai đoạn 2008-2010, định hướng đến năm 2015;

- Nghị quyết số 05/NQ/ĐH ngày 20/7/2010 Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện Tân Sơn lần thứ II, nhiệm kỳ 2010-2015;

- Văn bản số 4157/KH-UBND ngày 25/12/2009 của UBND tỉnh Phú Thọ về kế hoạch chuyển đổi rừng trên địa bản tỉnh Phú Thọ;

3.1.2.Phân tích điều kiện tự nhiên và tài nguyên rừng ảnh hưởng đến quy hoạch lâm nghiệp huyện Tân Sơn.

3.1.2.1. Vị trí địa lý

Tân Sơn là huyện miền núi nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Phú Thọ được thành lập theo Nghị định số 61/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ có tổng diện tích tự nhiên 68.984,6ha, bao gồm 17 xã (Thạch Kiệt, Tân Sơn, Xuân Đài, Minh Đài, Lai Đồng, Đồng Sơn, Kiệt Sơn, Thu Cúc, Văn Luông, Vinh Tiền, Kim Thượng, Xuân Sơn, Thu Ngạc, Mỹ Thuận, Tam Thanh, Long Cốc và Tân Phú). Có tọa độ và ranh giới hành chính như sau:

Tọa độ địa lý

- Từ 2109’20’’ đến 21025’20’’ Vĩ độ Bắc

- Từ 105015’56’’ đến 105020’16’’ Kinh độ Đông

Ranh giới hành chính

- Phía Bắc giáp huyện Yên Lập - Phía Đông giáp huyện Thanh Sơn

- Phía Nam giáp huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình

- Phía Tây giáp huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La và huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái.

Trung tâm huyện Tân Sơn là xã Tân Phú, cách Thành phố Việt Trì khoảng 75km, trên địa bàn huyện có các tuyến Quốc lộ 32A,32B chạy qua, là tuyến giao thông nối liền với trung tâm huyện Thanh Sơn và các tỉnh như: Sơn La, Yên Bái mang lại nhiều điều kiện thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế-xã hội.

Địa hình huyện Tân Sơn dạng lòng chảo và thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam với độ cao so với mặt nước biển từ 65 đến 1.500m, độ dốc trung bình từ 25 – 300. Nơi địa hình thấp phía Đông Nam của huyện bao gồm các xã Minh Đài, Long Cốc, Văn Luông, Mỹ Thuận, đây được coi là cửa thoát nước của cả huyện (Sông Bứa)

Địa hình bị chia cắt, dốc kéo dài, phần lớn là rừng núi, nằm trong vùng địa hình đồi núi thấp và trung bình thuộc lưu vực sông Bứa, nơi kết thúc dãy Hoàng Liên Sơn. Đặc điểm kiến tạo của tự nhiên đã tạo nên sự đa dạng và phức tạp cho địa hình. Nhìn chung địa hình Tân Sơn được chia thành 4 dạng chính sau:

- Địa hình núi thấp: Có độ cao trung bình từ 700-1.000m, với độ dốc lớn trên 300, chiếm 20,8% diện tích tự nhiên. Đây là dạng địa hình vùng trung du, là vùng được khai thác sử dụng lâu đời, đất bị xói mòn rửa trôi nhiều, đồng ruộng lầy lụt chua úng. Vùng này thuận lợi cho việc trồng rừng nguyên liệu tập trung với quy mô lớn và cây công nghiệp dài ngày như: Chè, cây ăn quả…bao gồm các xã Thu Cúc, Đồng Sơn, Xuân Sơn, Kim Thượng, Thu Ngạc, Thạch Kiệt.

- Địa hình núi trung bình: Kiểu địa hình này chiếm 54,3% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện, phân bố hầu khắp các xã trong huyện. Trong kiểu địa hình này có nhiều dãy núi cao trên 1.000m như: Núi Cẩn 1.462m, núi Ten 1.244m, núi Voi 1.360m, tạo nên những khe sâu và những đỉnh dông cao, dốc. Kiểu địa hình này chủ yếu nằm ở đầu nguồn song bứa, được sắp xếp theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Do ảnh hưởng địa hình núi chia cắt, đây là vùng khó khăn trong việc đi lại, giữa các xã và vùng lân cận. Tuy nhiên, vùng này còn nhiều tiềm năng phát triển, nhất là về lâm nghiệp và du lịch sinh thái.

- Địa hình trung du, đồi thấp: Độ cao trung bình từ 150-300m, độ dốc trung bình từ 15-250, chiếm 13% diện tích tự nhiên, bao gồm các đồi thoải là

chủ yếu, thung lũng được mở rộng, phân bố chủ yếu ở các xã Minh Đài, Long Cốc, Mỹ Thuận, Tam Thanh.

- Địa hình thung lũng, đồng bằng: Thung lũng lòng chảo như Cọ Sơn (Thu Ngạc), cánh đồng bằng phẳng rất thuận lợi cho sản xuất NLN, chiếm 11,9% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các thung lũng hẹp và ven các suối trong huyện. Với dải đồng bằng phù sa mới tương đối bằng phẳng, đây là vùng có nhiều tiềm năng thâm canh lúa, hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày. Tuy nhiên, vùng này có nhiều khu vực thấp, trũng, thường xuyên úng ngập.

3.1.2.3. Khí hậu, thủy văn 1. Khí hậu

Tân Sơn mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có những đặc điểm phức hợp của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, hàng năm chia thành hai mùa rõ rệt.

- Mùa hè trùng với gió Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 10, trời nắng gắt, lượng mưa cao, cường độ mạnh, đôi khi có những đợt lốc xoáy cục bộ và mưa đá. - Mùa đông trùng với gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Trời rét, ít mưa, nhiệt độ thấp, về mùa Đông thường có những đợt gió mùa tràn về cách nhau từ nhau từ 6-10 ngày, giữa đợt có xen 1 số ngày nắng ấm. Trong 3 tháng 11,12 và tháng 1 độ ẩm không khí thấp, nắng hanh đôi khi kèm theo sương muối. Ngoài ra còn có gió Tây Nam (gió Lào) xuất hiện vào tháng 5-6 thường khô hanh và nóng.

Theo số liệu khí tượng thủy văn tại trạm Minh Đài cho thấy:

- Nhiệt độ không khí trung bình năm là 23,3oC, nóng nhất vào các tháng 5,6 có nhiệt độ lên đến 39-400C. Nhiệt độ mùa đông không ổn định, xuống dưới 50C và kéo dài 3-4 ngày và xuất hiện xương muối, sương mù từng đợt. Sự giao động này biểu hiện sự sai lệch về cường độ trị số giữa các năm và các

- Số giờ nắng trung bình qua các năm là 1.453 giờ. Tổng tích ôn đạt khoảng 84000C.

- Lượng mưa trung bình qua các năm là 1808,8mm, nhưng chủ yếu tập chung vào các tháng 6,7,8,9 trong năm.Có những đợt mưa kéo dài 2-3 ngày gây lũ lớn ở các sông, suối gây cản trở giao thông. Nhiều năm xảy ra mưa đá, lốc gây thiệt hại cho sản xuất nông lâm nghiệp.

- Độ ẩm không khí trung bình trên năm là 86,8%, tốc độ gió trung bình 1,8m/s, hướng gió chính: Đông, Đông Nam và Tây Nam.

- Lượng bốc hơi: Tổng lượng bốc hơi trung bình hàng năm là 824 mm, có giá trị cực đại trung bình vào tháng 5 (86mm) và cực tiểu vào tháng 3 (52 mm)

Nhìn chung khí hậu huyện Tân Sơn có nhiều thuận lợi cho phát triển Nông – Lâm nghiệp, phù hợp cho sinh trưởng và phát triển tập đoàn cây trồng, vật nuôi phong phú, nhất là cây lâm nghiệp, cây công nghiệp lâu năm.

2.Thủy văn

Do địa hình chia cắt, độ chênh cao trong vùng lớn đã hình thành hệ thống sông suối dày đặc, các suối nhánh thường ngắn và dốc đổ về các suối và sông chính trong huyện như Sông Bứa, Sông Giày, Sông Côm. Do đó, trong mùa mưa đặc biệt những tháng mưa tập trung thường xảy ra các hiện tượng ngập úng, thậm chí cả lũ quét cục bộ, gây cản trở cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của cộng đồng người dân. Ngoài ra, trong vùng có một số ao, hồ, đầm chứa nước tự nhiên và nhân tạo, đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.

Bên cạnh việc cung cấp nước cho sản xuất, phục vụ đời sống, nước mặt còn có tác dụng điều hòa tiểu khí hậu, cải thiện môi trường sinh thái phát triển nguồn lợi thủy sản.

Nguồn nước ngầm của huyện Tân Sơn dồi dào, chất lượng tốt và đảm bảo sinh hoạt, nhưng phân bố nước ngầm không đều, những vùng

núi, vùng đồi cao, xa sông thường có trữ lượng và lưu lượng thấp, khó khai thác, hình thức chủ yếu là giếng khơi.

3.1.2.4. Địa chất, thổ nhưỡng

Theo số liệu báo cáo đánh giá phân hạng đất năm 2008 của UBND huyện Tân Sơn [23] như sau:

1.Địa chất: Có 4 nhóm đá mẹ chính:

- Nhóm đá hỗn hợp (H)

- Nhóm đá trầm tích và biến chất (S) - Nhóm đá vôi và biến chất của đá vôi (V) - Nhóm đá Mác ma axit (A)

2. Thổ nhưỡng

Theo tài liệu thổ nhưỡng, huyện Tân Sơn có 5 nhóm đất chính sau:

Nhóm I: Đất phù sa P (Fluisols-FL): Với diện tích 264,0ha, chiếm 0,4% diện tích đất điều tra, phân bố ở các xã Thu Cúc, Thạch Kiệt, Lai Đồng, Tân Sơn, Minh Đài, Văn Luông, Kim Thượng. Được hình thành do bồi tụ sản phẩm phù sa của sông, suối là nhóm đất quan trọng trong sản xuất lương thực và các cây ngắn ngày khác. Phân làm 1 đơn vị đất cấp II là:

Đất phù sa trung tính ít chua P(Eutric-Fluvisols-Fle): Diện tích 264,0ha. Đất hình thành bởi sự bồi đắp phù sa của sông Bứa và phù sa suối. Đất có màu nâu, nâu đỏ, xám xanh. Thành phần cơ giới trung bình và nhẹ; phản ứng từ ít chua đến trung tính; lân tổng số tầng mặt giàu và ở các tầng kế tiếp trung bình; kali tổng số trun bình đến nghèo; lân dễ tiêu giàu. Nhìn chung đất có độ phì trung bình, đây là loại đất thích hợp với nhiều loại cây trồng như: Lúa, ngô, lạc, đậu...góp phần tích cực vào việc bảo đảm an toàn lương thực.

- Đất phù sa trung tính ít chua điển hình P-h (Hapli-Eutric- Fluvisols): - Đất phù sa trung tính ít chua thành phần cơ giới nhẹ P-a (Areni- Eutric-

- Đất phù sa trung tính ít chua glây sâu P-g2 (EndoGleyi- Eutric- Fluvisols)

Nhóm II: Đất Glây GL (Gleysols). Đất glây hình thành từ những vật liệu không gắn kết, trù các vật liệu có thành phần cơ giới thô và trầm tích phù sa sông, tạo thành do sản phẩm bồi tụ của các khối đồi núi. Đất glây có diện tích 720,1ha, chiếm 1,0% diện tích đất điều tra toàn huyện và có ở 17/17 xã. Được phân làm 2 đơn vị đất cấp II và chia thành 7 đơn vị đất cấp III.

- Đất glây chua: GLc (Dystric- Gleysols). Diện tích 625,9ha, chiếm 86,9% diện tích đất Glây. Đất có màu xám tối, xám xanh. Đất có thành phần trung bình đến nhẹ, hàm lượng cát khá cao; pH thấp; hàm lượng mùn trung bình. Loại đất này thích hợp cho việc trồng lúa và các cây ngắn ngày. Được chia ra 5 đơn vị đất cấp 3 sau:

+ Đất glây chua điển hình: GLc-h (Hapli-Dystric-Gleysols).

+ Đất glây chua thành phần cơ giới nhẹ: Glc-a (Areni- Dystric- Gleysols). + Đất Glây chua đá nông: GLc-d1 (EpiLithi- Dystric-Gleysols).

+ Đất glây chua đá sâu: GLc-d2 (EndoLithi- Dystric-Gleysols).

+ Đất glây chua có tầng cát xen: GLc-a2 (EdoAreni- Dystric-Gleysols).

- Đất glây trung tính ít chua: GL (Eutric- Gleysols) Diện tích 94,3ha,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, làm cơ sở đề xuất những nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện tân sơn tỉnh phú thọ​ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)