- Tăng cường quản lý chất lượng về giống song song với việc đầu tư chiều sâu cho nghiên cứu thử nghiệm giống mới, giống tốt sinh trưởng nhanh đáp ứng được mục tiêu trồng rừng. Xây dựng chương trình chọn giống có định hướng cho các loài cây chủ yếu, có giá trị kinh tế cao phục vụ cho chương trình trồng rừng nguyên liệu giấy tập trung.
- Xây dựng mô hình nông lâm kết hợp, mô hình canh tác trên đất dốc để chuyển giao kỹ thuật canh tác bền vững tới các hộ tham gia sản xuất lâm nghiệp.
- Chuyển giao và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất lâm nghiệp. Đặc biệt áp dụng công nghệ mô hom vào sản xuất cây con đối với một số loài cây vừa cho hiệu quả kinh tế, phát huy chức năng phòng hộ và làm đẹp cảnh quan.
- Thành lập tổ chức khuyến lâm từ huyện đến các xã, thôn có nhiều rừng trực thuộc hệ thống khuyến nông, lâm các cấp. Các xã nhiều rừng, có cán bộ khuyến lâm chuyên trách hoặc bán chuyên trách, ưu tiên sử dụng cán bộ khuyến lâm là dân tộc ít người ở các vùng sâu, vùng xa. Nhanh chóng xây dựng tổ chức khuyến lâm tự nguyện xã và thôn bản, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, nơi mà hệ thống khuyến nông của Nhà nước khó tiếp cận. Nhà nước có những hỗ trợ cần thiết cho các tổ chức khuyến lâm tự nguyện.
- Đẩy mạnh công tác khuyến lâm ở tất cả các nội dung, lĩnh vực trong đó ưu tiên giải pháp tập huấn, tuyên truyền và giải pháp xây dựng và mở rộng các mô hình trồng rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
cán bộ lâm nghiệp các cấp, đặc biệt là ở cấp xã. Coi trọng đào tạo con em dân tộc thiểu số và đào tạo liên thông cán bộ lâm nghiệp ở các vùng sâu, vùng xa.
- Lấy hộ gia đình làm động lực thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp địa phương, đặc biệt là các hộ tham gia nhận khoán bảo vệ rừng.
- Sử dụng nguồn lao động tại chỗ và lao động thời vụ làm lâm nghiệp thông qua các hợp đồng giao khoán quản lý bảo vệ rừng và đất rừng trong khu vực.
- Huy động nguồn nhân lực của các tổ chức xã hội từ cấp huyện, xã đến các thôn bản trong vùng để tham gia các hoạt động trồng cây phân tán cảnh quan môi trường.
- Gắn liền sản xuất lâm nghiệp với xây dựng xã hội hóa nghề rừng, xây dựng điểm dân cư để ổn định đời sống, ổn định nguồn lao động. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý lâm nghiệp cho các cơ sở trực thuộc nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển trong giai đoạn mới.
- Tập trung bồi dưỡng năng lực quản lý, kỹ thuật, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác lâm nghiệp nhất là cán bộ cơ sở, động viên và thực hiện các chính sách khuyến khích trí thức trẻ về công tác tại cơ sở.