KẾT LUẬ N TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, làm cơ sở đề xuất những nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện tân sơn tỉnh phú thọ​ (Trang 119 - 124)

4.1. Kết luận

Qua thời gian thực hiện đề tài “Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, làm cơ sở đề xuất những nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện Tân Sơn - tỉnh Phú Thọ”. Đề tài được xây dựng dựa trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất đai của huyện, đề tài đã đạt được mục tiêu, đề cập một cách toàn diện các nội dung quy hoạch phát triển lâm nghiệp phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh và của huyện.

- Đề tài đã tìm hiểu kỹ về điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của huyện, các văn bản pháp lý của nhà nước, đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai tài nguyên rừng của huyện. Đây thực sự là chiến lựơc xây dựng và quản lý 3 loại rừng trên địa bàn huyện.

- Trên cơ sở các quan điểm, định hướng phát triển lâm nghiệp của huyện, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện đến năm 2020. Đề tài đã đề xuất được các nội dung cơ bản của quy hoạch lâm nghiệp huyện Tân Sơn một cách có hiệu quả. Đề tài đã tiến hành quy hoạch cụ thể các loại rừng, các biện pháp sản xuất kinh doanh và đề xuất tập đoàn cây trồng phù hợp với điều kiện thực tiễn và loại hình kinh doanh.

- Đề tài đề xuất các giải pháp thực hiện quy hoạch làm cơ sở cho quy hoạch phát triển lâm nghiệp trên địa bàn huyện một cách bền vững. Đã đưa ra được các giải pháp về tổ chức và chính sách, giúp cho công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả.

- Đề tài đã cập nhật các chủ trương chính sách mới nhất của ngành và Nhà nước, đã thể hiện được các nội dung đầu tư cơ bản và tính toán có cơ sở, là cơ sở ứng dụng hiệu quả trong quản lý, sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên rừng và đất rừng của huyện, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị trong khu vực.

huyện, để thảo luận và thống nhất nhiều chỉ tiêu quan trọng trong công tác quy hoạch, phát triển lâm nghiệp tại địa phương. Nếu thực hiện đầy đủ những nội dung của đề tài, đảm bảo sẽ góp phần nâng độ che phủ của rừng trong khu vực, đáp ứng được nhu cầu về phòng hộ và cung cấp lâm sản, góp phần tích cực vào chương trình xoá đói giảm nghèo, tạo được nhiều việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho nhân dân. Đây là những lợi thế và điều kiện tốt cho phát triển sản xuất lâm nghiệp ổn định.

Các kết quả nghiên cứu trên giúp cho công tác quy hoạch phát triển sản xuất kinh doanh lâm nghiệp huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ ổn định trong 10 năm tới.

4.2. Tồn tại

Do thời gian và năng lực có hạn, đề tài nghiên cứu còn một số tồn tại sau: - Trong quy hoạch chưa đề cập đầy đủ về kinh doanh toàn diện, nhất là việc xây dựng các mô hình nông lâm kết hợp, quy hoạch lợi dụng tổng hợp tài nguyên rừng, quy hoạch công nghiệp chế biến lâm sản.

- Các giải pháp về kỹ thuật lâm sinh chưa được cụ thể, nhất là kỹ thuật trồng rừng nguyên liệu giấy tập trung theo h ướng thâm canh cao, Về dự kiến nhu cầu vốn đầu tư, cũng như các hiệu quả về kinh tế cũng chỉ là dự tính vốn đầu tư và ước tính hiệu quả kinh tế.

4.3. Kiến nghị

- Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai đề tài, đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên môi trường và các ngành liên quan phối hợp cùng UBND huyện triển khai các nội dung sau:

[5], xây dựng dự án trồng rừng nguyên liệu giấy theo hướng thâm canh cao, Quy hoạch các cơ sở kinh doanh, chế biến lâm sản;

-Đối với diện tích rừng phòng hộ, đặc dụng đã được quy hoạch, đề nghị Nhà nước tiếp tục đầu tư vốn theo chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng.

- Đối với rừng sản xuất đề nghị Nhà nước có cơ chế, chính sách đầu tư, hỗ trợ vốn, vay vốn theo lãi suất ưu đãi cho các thành phần kinh tế tham gia phát triển rừng. Tăng đầu tư cho suất trông rừng để khuyến khích và thu hút mọi thành phần tham gia phát triển nghề rừng.

- Nhà nước đầu tư một phần vốn cho công tác nghiên cứu để xây dựng mô hình khảo nghiệm nhằm chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất lâm nghiệp. Có kế hoạch đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, lực lượng lao động kỹ thuật lâm nghiệp để có đủ lực lượng cán bộ, công nhân kỹ thuật có đủ trình độ đáp ứng yêu cầu phát triển lâm nghiệp tỉnh.

- Để triển khai thực hiện tốt công tác quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Tân Sơn, trước mắt phải tập trung tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nhân dân, đặc biệt là đồng bào các dân tộc miền núi về vai trò tác dụng của rừng đối với cuộc sống của con người. Tạo điều kiện để các chủ rừng yên tâm đầu tư vào việc bảo vệ và phát triển rừng, có các giải pháp kinh doanh rừng một cách bền vững.

- Nhà nước cần có các chính sách đầu tư hỗ trợ phát triển dân sinh kinh tế vùng đồi, chính sách quản lý bảo vệ rừng phù hợp với đặc thù của địa phương, với mục tiêu bảo vệ, phát triển được vốn rừng hiện có và người làm rừng phải sống được từ rừng, làm giàu lên từ rừng.

Trang phụ bìa Lời cảm ơn i Mục lục ii Danh mục các chữ viết tắt v Danh mục các bảng vi Danh mục các hình vii ĐẶT VẤN ĐỀ ... 1

Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ... 3

1.1. Trên thế giới ... 3

1.1.1. Quy hoạch vùng lãnh thổ ... 3

1.1.2. Quy hoạch vùng nông nghiệp ... 6

1.1.3. Quy hoạch vùng lâm nghiệp ... 7

1.2. Ở Việt Nam ... 9

1.2.1. Quy hoạch vùng chuyên canh ... 9

1.2.2. Quy hoạch nông nghiệp huyện... 10

1.2.3. Quy hoạch lâm nghiệp ... 11

Chương 2: MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 21

2.1. Mục tiêu ... 21

2.1.1. Mục tiêu tổng quát ... 21

2.1.2. Mục tiêu cụ thể ... 21

2.2. Đối tượng, phạm vi và giới hạn nghiên cứu ... 21

2.2.1.Đối tượng nghiên cứu ... 21

2.2.2.Phạm vi nghiên cứu ... 21

2.3.2. Đề xuất các nội dung cơ bản của QHLN huyện Tân Sơn ... 22

2.3.3. Đề xuất một số giải pháp thực hiện quy hoạch ... 23

2.3.4. Dự tính vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư... 23

2.4. Phương pháp nghiên cứu ... 23

2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu ... 23

2.4.2. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu ... 25

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ... 29

3.1. Cơ sở quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Tân Sơn ... 29

3.1.1. Cơ sở pháp lý ... 29

3.1.2.Phân tích điều kiện tự nhiên và tài nguyên rừng ảnh hưởng đến quy hoạch lâm nghiệp huyện Tân Sơn. ... 32

3.1.3.Phân tích điều kiện kinh tế xã hội ảnh hưởng đến quy hoạch lâm nghiệp huyện Tân Sơn. ... 41

3.1.4. Đánh giá hiện trạng sử dụng đất đai của huyện ... 55

3.1.5. Quan điểm, định hướng và nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp huyện Tân Sơn đến năm 2020. ... 73

3.2. Đề xuất các nội dung cơ bản Quy hoạch lâm nghiệp huyện Tân Sơn . 76 3.2.1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch sử dụng đất đai huyện Tân Sơn ... 76

3.2.2. Quy hoạch 3 loại rừng huyện Tân Sơn ... 78

3.2.3. Quy hoạch 3 loại rừng theo chủ quản lý huyện Tân Sơn ... 81

3.2.4. Quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Tân Sơn giai đoạn 2011- 2020 ... 83

3.2.5. Quy hoạch các biện pháp kinh doanh rừng ... 86

3.2.6. Công tác phòng cháy chữa cháy rừng ... 94

3.2.7. Quy hoạch cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất ... 96

3.3.1. Giải pháp về tổ chức ... 100

3.3.2. Giải pháp khoa học công nghệ ... 102

3.3.3.Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực ... 102

3.3.4. Giải pháp về cơ chế chính sách ... 103

3.3.5. Giải pháp về vốn đầu tư ... 104

3.3.6. Giải pháp về quản lý, sử dụng tài nguyên rừng ... 105

3.4. Dự tính vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư ... 107

3.4.1. Dự tính vốn đầu tư ... 107

3.4.2. Hiệu quả đầu tư ... 110

Chương 4: KẾT LUẬN - TỒN TẠI – KIẾN NGHỊ ... 115

4.1. Kết luận ... 115

4.2. Tồn tại ... 116

4.3. Kiến nghị... 116

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn, làm cơ sở đề xuất những nội dung cơ bản quy hoạch lâm nghiệp huyện tân sơn tỉnh phú thọ​ (Trang 119 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)