Trên cơ sở kết quả quy hoạch 3 loại rừng của huyện, việc xây dựng kế hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Tân Sơn giai đoạn 2011 – 2020 được thực hiện theo từng giai đoạn cụ thể ở bảng sau:
LÂM NGHIỆP HUYỆN TÂN SƠN (Giai đoạn 2011-2020)
Đơn vị: Ha
TT Hạng mục
Giai đoạn (2011-2015) Giai đoạn (2016-2020) Đặc dụng Phòng hộ Sản xuất dụng Đặc Phòng hộ Sản xuất 1 Bảo vệ rừng 9.408,0 7.237,1 25.699,7 9.478,0 7.597,1 26.299,7 Rừng tự nhiên 8.709,0 6.630,3 16.797,2 8.709,0 6.630,3 16.797,2 Rừng trồng 699,0 606,8 8.902,5 769,0 966,8 9.502,5 2 Khoanh nuôi TSTN 5.167,1 1.420,5 439,5 5.167,1 1.420,5 439,5 3 Trồng rừng + Chăm sóc 70,0 420,0 1.100,0 93,9 452,7 1.182,6 4 Khai thác rừng trồng 4.000,0 4.968,9 5 Trồng rừng thay thế (sau KT) 3.200,0 4.500,0
6 Trồng cây phân tán (cây) 200.000 200.000
3.3. Đề xuất một số giải pháp thực hiện quy hoạch 3.3.1. Giải pháp về tổ chức
3.3.1.1. Tổ chức quản lý
- Sắp xếp, phân công công tác quản lý mang tính chuyên trách cao, gắn trách nhiệm của mỗi cán bộ ngành lâm nghiệp đối với quá trình bảo vệ và phát triển lâm nghiệp của huyện.
- Tăng cường quyền hạn của lực lượng Kiểm lâm
- Thường xuyên mở các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật để nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ lâm nghiệp.
quyền lợi cũng như trách nhiệm của từng thành viên để nâng cao hiệu quả công tác quản lý bảo vệ và phát triển lâm nghiệp.
- Tăng cường sự chỉ đạo của các cấp quản lý, tuy nhiên cũng cần hạn chế sự chỉ đạo chồng chéo giữa các cấp.
- Thực hiện phân quyền quản lý cho cấp huyện và xã nhiều hơn để thực hiện tốt mục tiêu xã hội hoá nghề rừng, coi cấp xã là địa bàn cơ sở trong tổ chức điều hành hoạt động sản xuất lâm nghiệp. Bổ sung cán bộ chuyên môn lâm nghiệp cho các đơn vị có chức năng bảo vệ và phát triển lâm nghiệp.
3.3.1.2. Tổ chức thực hiện
Để phương án quy hoạch phát triển lâm nghiệp huyện Tân Sơn mang tính thực tiễn cao cần có sự phối hợp hài hoà giữa các ngành và địa phương:
- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Thọ là cơ quan chủ trì phối hợp giữa UBND huyện và UBND các xã thống nhất thực hiện các nội dung của phương án quy hoạch.
- Đối với UBND huyện phối hợp chặt chẽ với các Sở, Ban ngành của tỉnh để tổ chức thực hiện, đồng thời chỉ đạo Hạt Kiểm lâm làm tốt chức năng tham mưu và tổ chức triển khai thực hiện công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn.
- Đối với UBND xã phải triển khai thực hiện nghiêm túc quyết định 245/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nâng cao vai trò quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn [15]. Các đơn vị lâm nghiệp và các chủ rừng trên địa bàn huyện phải thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng. Kinh doanh rừng phải tuân thủ các quy hoạch, kế hoạch của địa phương, gắn với việc bảo vệ và phát triển bền vững.
- Các ban ngành liên quan và các đơn vị hành chính, có trách nhiệm phối kết hợp để lồng ghép các chương trình tổ chức thực hiện các nội dung các phương án quy hoạch có liên quan đến ngành, đơn vị mình.
nghị liên ngành để kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các nội dung phương án quy hoạch lâm nghiệp, báo cáo UBND tỉnh và Hội đồng nhân dân tỉnh để có những thay đổi và điều chỉnh kịp thời.
3.3.2. Giải pháp khoa học công nghệ
- Tăng cường quản lý chất lượng về giống song song với việc đầu tư chiều sâu cho nghiên cứu thử nghiệm giống mới, giống tốt sinh trưởng nhanh đáp ứng được mục tiêu trồng rừng. Xây dựng chương trình chọn giống có định hướng cho các loài cây chủ yếu, có giá trị kinh tế cao phục vụ cho chương trình trồng rừng nguyên liệu giấy tập trung.
- Xây dựng mô hình nông lâm kết hợp, mô hình canh tác trên đất dốc để chuyển giao kỹ thuật canh tác bền vững tới các hộ tham gia sản xuất lâm nghiệp.
- Chuyển giao và ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào sản xuất lâm nghiệp. Đặc biệt áp dụng công nghệ mô hom vào sản xuất cây con đối với một số loài cây vừa cho hiệu quả kinh tế, phát huy chức năng phòng hộ và làm đẹp cảnh quan.
- Thành lập tổ chức khuyến lâm từ huyện đến các xã, thôn có nhiều rừng trực thuộc hệ thống khuyến nông, lâm các cấp. Các xã nhiều rừng, có cán bộ khuyến lâm chuyên trách hoặc bán chuyên trách, ưu tiên sử dụng cán bộ khuyến lâm là dân tộc ít người ở các vùng sâu, vùng xa. Nhanh chóng xây dựng tổ chức khuyến lâm tự nguyện xã và thôn bản, đặc biệt ở các vùng sâu, vùng xa, nơi mà hệ thống khuyến nông của Nhà nước khó tiếp cận. Nhà nước có những hỗ trợ cần thiết cho các tổ chức khuyến lâm tự nguyện.
- Đẩy mạnh công tác khuyến lâm ở tất cả các nội dung, lĩnh vực trong đó ưu tiên giải pháp tập huấn, tuyên truyền và giải pháp xây dựng và mở rộng các mô hình trồng rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao.
cán bộ lâm nghiệp các cấp, đặc biệt là ở cấp xã. Coi trọng đào tạo con em dân tộc thiểu số và đào tạo liên thông cán bộ lâm nghiệp ở các vùng sâu, vùng xa.
- Lấy hộ gia đình làm động lực thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp địa phương, đặc biệt là các hộ tham gia nhận khoán bảo vệ rừng.
- Sử dụng nguồn lao động tại chỗ và lao động thời vụ làm lâm nghiệp thông qua các hợp đồng giao khoán quản lý bảo vệ rừng và đất rừng trong khu vực.
- Huy động nguồn nhân lực của các tổ chức xã hội từ cấp huyện, xã đến các thôn bản trong vùng để tham gia các hoạt động trồng cây phân tán cảnh quan môi trường.
- Gắn liền sản xuất lâm nghiệp với xây dựng xã hội hóa nghề rừng, xây dựng điểm dân cư để ổn định đời sống, ổn định nguồn lao động. Chú trọng đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý lâm nghiệp cho các cơ sở trực thuộc nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển trong giai đoạn mới.
- Tập trung bồi dưỡng năng lực quản lý, kỹ thuật, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác lâm nghiệp nhất là cán bộ cơ sở, động viên và thực hiện các chính sách khuyến khích trí thức trẻ về công tác tại cơ sở.
3.3.4. Giải pháp về cơ chế chính sách
3.3.4.1.Chính sách đất đai
Đẩy nhanh tiến độ giao đất, giao rừng cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng vào mục đích phát triển lâm nghiệp. Tiến hành giao và khoán đất trồng rừng cho các hộ gia đình, công ty lâm nghiệp.
Cân đối hài hoà giữa diện tích rừng phòng hộ và rừng sản xuất nhằm đảm bảo chức năng phòng hộ cũng như đảm bảo vai trò phát triển kinh tế xã hội, cần phân định rõ ràng ranh giới giữa 3 loại rừng trên bản đồ và thực địa.
3.3.4.2. Chính sách thuế
Trong quá trình thực hiện các nội dung phương án quy hoạch, các cá nhân, hộ gia đình, các tổ chức, các lâm trường tham gia trồng rừng trên những
Miễn thuế tài nguyên đối với mặt hàng lâm sản được khai thác từ rừng tự nhiên phục hồi bằng phương pháp khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên và rừng sản xuất.
3.3.4.3. Chính sách thu hút vốn đầu tư
- Thực hiện chính sách ưu đãi về thuế đối với các tổ chức, các cá nhân tham gia đầu tư vào trồng rừng và phát triển lâm nghiệp.
- Khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết giữa các nhà máy, cơ sở chế biến với người trồng rừng. Các nhà máy, cơ sở chế biến lâm sản hợp đồng với các chủ hộ tham gia phát triển lâm nghiệp theo cơ chế cùng đầu tư, cùng hưởng lợi với tỷ lệ lợi nhuận có phần ưu tiên cho người trồng rừng để thu hút người dân tham gia vào bảo vệ và phát triển lâm nghiệp.
3.3.5. Giải pháp về vốn đầu tư
- Vốn ngân sách nhà nước
+ Bảo vệ và phát triển rừng phòng hộ, đặc dụng (Bảo vệ, trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi)
+ Hỗ trợ trồng rừng sản xuất đối với đối tượng trồng rừng mới trên đất trống và hỗ trợ trong công tác khuyến lâm, trồng cây phân tán.
+ Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ lâm sinh + Hỗ trợ khảo sát thiết kế
- Vốn vay (theo lãi xuất ưu đãi) Chủ yếu đầu tư cho phát triển rừng sản xuất, trong đó tập trung cho trồng rừng mới, khoanh nuôi phục hồi rừng.
- Vốn liên doanh: Liên doanh giữa các hộ gia đình mà Hợp tác xã nông nghiệp tại các xã làm đại diện với các công ty lâm nghiệp thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam hoặc với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước có vốn đầu tư. Vốn liên doanh chỉ tập trung vào khu vực rừng sản xuất.
rừng sản xuất. Nguồn vốn này được đầu tư trở lại cho trồng rừng thay thế, bảo vệ rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng tự nhiên thuộc rừng sản xuất.
3.3.6. Giải pháp về quản lý, sử dụng tài nguyên rừng
3.3.6.1. Quản lý tài nguyên rừng
- Tiến hành đóng mốc phân định ranh giới 3 loại rừng (đặc dụng, phòng hộ, sản xuất) ngoài thực địa trên cơ sở kết quả quy hoạch, rà soát lại 3 loại rừng.
- Thành lập các ban quản lý: Rừng phòng hộ trên từng đơn vị hành chính (cấp huyện).
- Có các cơ chế, chính sách rõ ràng đối với việc khai thác, quản lý bảo vệ và trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất để tạo điều kịên thuận lợi cho nhân dân và các tổ chức quản lý, thực hiện.
3.3.6.2.Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng 1. Đối với rừng đặc dụng
- Công tác quản lý bảo vệ rừng: Tiến hành bảo vệ nghiêm ngặt diện tích rừng hiện có, nghiêm cấm mọi tác động bất lợi vào rừng (thực hiện theo Quy chế rừng đặc dụng đã ban hành).
- Công tác trồng rừng: Tiến hành trồng rừng trên các trạng thái đất trống (Ia và Ib) với những loài cây bản địa như: Lim xẹt Trám, Sấu...., những loài cây có giá trị về mặt cảnh quan và nguồn gen quý hiếm như: Giổi xanh, Bách xanh, Kiền kiền, Vạng trứng…
- Công tác khoanh nuôi phục hồi rừng: Khoanh nuôi phục hồi rừng trên đối tượng đất trống có cây gỗ rải rác (đất trống Ic) có đủ mật độ cây tái sinh phục hồi rừng để áp dụng phương thức khoanh nuôi tái sinh tự nhiên
rừng hiện có, nghiêm cấm mọi tác động bất lợi vào rừng (thực hiện theo Quy chế quản lý rừng phòng hộ đã ban hành).
- Công tác trồng rừng: Tiến hành trồng rừng trên các trạng thái đất trống (trạng thái Ia và Ib) với những loài cây thích hợp có tác dụng phòng hộ đầu nguồn, kết hợp trồng cây bản địa với cây phù trợ.
- Công tác khoanh nuôi phục hồi rừng: Khoanh nuôi phục hồi rừng trên đối tượng đất trống có cây gỗ rải rác (đất trống Ic) có đủ mật độ cây tái sinh phục hồi rừng để áp dụng phương thức khoanh nuôi tái sinh tự nhiên
- Công tác khai thác, sử dụng rừng (trên đối tượng rừng trồng): Khai thác những diện tích rừng trồng đã đến tuổi thành thục theo Quy phạm hướng dẫn của Bộ Nông nhiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành về cơ chế quản lý và sử dụng rừng phòng hộ.
3. Đối với rừng sản xuất
- Rừng tự nhiên: Công tác quản lý bảo vệ rừng được thực hiện theo Quy phạm hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành.
- Rừng trồng: Tiến hành trồng rừng trên các trạng thái đất trống (trạng thái Ia và Ib) và trồng rừng thay thế trên những diện tích khai thác, cây trồng chính: Keo, Bạch đàn, Mỡ....
- Công tác khoanh nuôi phục hồi rừng: Khoanh nuôi phục hồi rừng trên đối tượng đất trống có cây gỗ rải rác (đất trống Ic) có đủ mật độ cây tái sinh phục hồi rừng để áp dụng phương thức khoanh nuôi tái sinh tự nhiên.
- Công tác khai thác, sử dụng rừng: Được phép khai thác những diện tích rừng trồng đã đến tuổi thành thục công nghệ theo Quy phạm hướng dẫn của Bộ Nông nhiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành.
3.3.7. Những kiến nghị và đề xuất liên quan đến công tác quy hoạch lâm nghiệp tại địa phương.
nước cần có chính sách đầu tư, chính sách vay vốn cho phù hợp với công tác trồng rừng để tạo điều kiện thuận lợi cho mọi nguời dân tham gia xây dựng và phát triển vốn rừng.
- Để thực thi dự án có hiệu quả về kinh tế - xã hội cần thiết phải lồng ghép các dự án có trên địa bàn huyện, tránh đầu tư trồng chéo, phải có kế hoạch đầu tư đồng bộ. Nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển lâm nghiệp xã hội trong tương lai.
- Huyện Tân Sơn là trung tâm vùng nguyên liệu, cung cấp nguyên liệu cho nhà máy giấy Bãi Bằng, đề nghị Nhà nước có chính sách bảo hiểm cho người trồng rừng nguyên liệu để hạn chế rủi ro, thiệt hại trong sản xuất kinh doanh.
- Đối với diện tích rừng trồng sản xuất phải chuyển sang phòng hộ, rừng trồng phòng hộ chuyển sang sản xuất, đề nghị Nhà nước có cơ chế chính sách và cấp vốn để thực hiện công tác chuyển đổi.
- Đề nghị UBND tỉnh Phú Thọ, các sở, ban ngành cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc sử dụng các nguồn vốn đầu tư trong từng hạng mục công việc.
3.4. Dự tính vốn đầu tư, hiệu quả đầu tư 3.4.1. Dự tính vốn đầu tư
3.4.1.1. Cơ sở tính toán vốn
- Căn cứ theo mức trồng rừng, khoanh nuôi, bảo vệ rừng do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành.
- Căn cứ vào định mức qui định tạm thời suất đầu tư trồng rừng, chăm sóc rừng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, trồng rừng nguyên liệu giấy thâm canh của Tổng công ty giấy Việt Nam.
Vốn đầu tư hạng mục lâm sinh
+ Trồng rừng (Rừng đặc dụng + rừng phòng hộ): Trồng, chăm sóc 4 năm: 10 triệu đồng/ha.
+Trồng rừng thay thế (sau khai thác): Trồng chăm sóc 3 năm 15 triệu đồng/ha
+ Trồng rừng sản xuất thuộc dự án 661 là: Vốn ngân sách hỗ trợ 2 triệu đồng/ha/1 năm.
+ Khoán bảo vệ rừng tự nhiên, bảo vệ rừng trồng sau chăm sóc: 0,1 triệu đồng/ha/năm.
+ Khoanh nuôi phục hồi rừng: 0,1 triệu đồng/ha/năm.
Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng lâm sinh (vốn ngân sách đầu tư) + Vườn ươm giống cây lâm nghiệp: 200 triệu đồng/vườn
+ Bảng Panô nội quy quản lý bảo vệ rừng: 3 triệu đồng/bảng + Đường lâm nghiệp: 300 triệu đồng/km
+ Băng cản lửa: 20 triệu đồng/km
+ Trạm bảo vệ rừng: 100 triệu đồng/trạm
Bảng 3.17: HẠNG MỤC ĐẦU TƯ
TT Hạng mục Khối
lượng
Tổng vốn (1000. đồng)
Phân theo giai đoạn Giai đoạn 2011-2015 Giai đoạn 2016-2020 Tổng cộng 214.772.382 94.916.520 119.855.862 A Lâm sinh 211.945.382 93.555.520 118.389.862 I Rừng đặc dụng 99.400,9 17.063.905 8.346.920 8.716.985
1 Bảo vệ rừng (lượt ha) 94.070,0 9.407.000 4.700.000 4.707.000 2 Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên
(L.ha) 5.167,0 5.167.100 2.583.550 2.583.550
3 Trồng rừng + Chăm sóc rừng (Ha) 163,9 2.489.805 1.063.370 1.426.435
II Rừng phòng hộ 74.384,2 17.356.600 8.496.800 8.859.800
1 Bảo vệ rừng (lượt ha) 72.091,0 7.209.100 3.586.550 3.622.550 2 Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên
(L.ha) 1.420,5 1.420.500 710.250 710.250
3 Trồng rừng + Chăm sóc rừng (ha) 872,7 8.727.000 4.200.000 4.527.000
III Rừng sản xuất 264.819,1 177.524.877 76.711.800 100.813.077
1 Bảo vệ rừng (lượt ha) 254.397,0 25.439.700 12.689.850 12.749.850 2 Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên
(L.ha) 439,5 439.500 219.750 219.750
3 Trồng rừng + Chăm sóc rừng (ha) 2.282,6 34.674.977 15.191.000 19.483.977 4 Trồng rừng thay thế (ha) 7.700,0 116.970.700 48.611.200 68.359.500
B Xây dựng cơ sở hạ tầng LS 2.827.000 1.361.000 1.466.000
1 Vườn ươm (vườn) 2 400.000 200.000 200.000
2 Bảng Panô NQBVR (bảng) 11 33.000 15.000 18.000
3 Đường lâm nghiệp (km) 4 1.200.000 600.000 600.000