CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.4. Khái quát khu vực nghiên cứu
1.4.3. Hiện trạng phát triển kinh tế xã hội huyện đảo Lý Sơn
1.4.3.1. Dân cư – lao động
Theo thống kê, dân số toàn huyện Lý Sơn năm 2018 có 21.748 người thuộc 6 thôn của 3 xã, toàn bộ dân số của huyện sống trong khu vực nông thôn. Mật độ dân số trung bình của huyện là 2.107 người/km2. Mật độ dân số các xã trong huyện có sự chênh lệch khá lớn: cao nhất là xã An Vĩnh 2.762 người/km2; An Hải 1.727 người/km2 và An Bình 732 người/km2. Dân cư của huyện phân bố tại các xã như sau:
- Xã An Vĩnh có: 12.260 người chiếm 56,37%. - Xã An Hải có: 8.994 người chiếm 41,36%. - Xã An Bình: 494 người chiếm 2,27%.
So với các huyện đất liền, tốc độ tăng dân số huyện đảo Lý Sơn không lớn. Tốc độ tăng dân số trung bình năm đều nhỏ hơn 1%. Đặc biệt xã An Bình dân số lại có hướng giảm.
Toàn huyện hiện có 5.575 hộ gia đình (quy mô trung bình hộ là 3,9 người/hộ), trong đó có 4.036 hộ nông lâm thủy sản, chiếm 72,4%; 1.539 hộ phi nông lâm thủy sản, chiếm 27,6%. Số người trong độ tuổi lao động của huyện là 14.421 người, chiếm 66, 3% tổng dân số toàn huyện. Trong đó số người đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân là 10.035 người bằng 76,52% số người trong độ tuổi lao động có khả năng lao động.
Nhìn chung, cơ cấu lao động trên đảo trong những năm gần đây bắt đầu có sự chuyển dịch:
+ Lao động ngành nông - lâm -ngư nghiệp chiếm chủ yếu và giảm từ 85,6% năm 2000 xuống 80,06% năm 2005, đến năm 2010 còn 76,46% và đến năm 2018 là 71%;
+ Lao động trong ngành công nghiệp - xây dựng chiếm một phần rất nhỏ và biến động không đều: năm 2000 chiếm 9,2%, năm 2005 giảm xuống còn 6,75% vào năm 2005; năm 2010 tăng lên 8,82% và năm 2018 là 8,55% tổng số lao động trong các ngành kinh tế quốc dân của huyện;
+ Lao động thương mại - dịch vụ tăng tương đối nhanh từ 5,18% năm 2000 lên 13,19% năm 2005, năm 2010 chiếm khoảng 14,71% nhưng năm 2018 lại giảm xuống còn 11,6% tổng số lao động trong các ngành kinh tế quốc dân của huyện.
Chuyển dịch lao động là một yếu tố thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện bởi vấn đề lao động tại chỗ cơ bản được giải quyết. Bình quân hàng năm huyện giải quyết 200 việc làm mới cho lao động và giải quyết việc làm ổn định cho 1.729 lao động. Tuy nhiên, chất lượng nguồn lao động cũng là vấn đề lớn đặt ra với huyện khi hiện tại có tới hơn 80% số lao động là lao động phổ thông chưa qua đào tạo và chủ yếu lao động hoạt động trong khu vực nông, lâm, thủy sản.
1.4.3.2. Các hoạt động kinh tế - xã hội + Ngư nghiệp
Ngành thủy sản huyện Lý Sơn tăng trưởng rất nhanh, năm 2005, sản lượng khai thác đạt 16.750 tấn, năm 2010 là 27.114 tấn và năm 2018 là 39.520 tấn. Số lượng phương tiện đánh bắt hải sản tăng từ 226 phương tiện năm 2000 lên 379 phương tiện năm 2008 và 408 phương tiện năm 2010. Năm 2013 số lượng phương tiện đánh bắt là 427 nhưng năm 2018 chỉ là 403. Tuy nhiên, hầu hết các phương tiện đánh bắt của huyện mới chỉ có công suất dưới 100CV và thiếu trang bị hiện đại. Các dịch vụ hậu cần nghề cá, sơ chế hải sản được duy trì và có bước phát triển nhất định. Trong giai đoạn vừa qua huyện đã thực hiện các dự án sản xuất chế biến nước mắm có hiệu quả, tác động tích cực đến đầu tư sản xuất nước mắm trong nhân dân, chấm dứt tình trạng là huyện đảo nhưng phải cung cấp nước mắm từ đất liền.
nghề cá và chế biến hải sản phát triển chậm, riêng lĩnh vực nuôi trồng chưa thực hiện được trong khi huyện được đánh giá là có tiềm năng để phát triển. Cơ sở hạ tầng vẫn còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và chưa tạo được tiền đề tốt cho việc phát huy các tiềm năng thế mạnh kinh tế biển của huyện để đưa thủy sản thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn của huyện và tiến tới đưa huyện trở thành trung tâm nghề cá của cả tỉnh và cả vùng kinh tế trọng điểm miền Trung trong tương lai.
+ Thương mại - dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 401.548 triệu đồng, tăng 25,63% so với năm 2017 và bằng 100,75% kế hoạch năm. Toàn huyện có 851 hộ sản xuất kinh doanh, thu hút 1.198 lao động tham gia, tăng 40 hộ và tăng 68 lao động so với năm 2013.
Trên địa bàn huyện hiện có 4 chợ với tổng diện tích đất xây dựng là 69.200 m2. Dịch vụ bưu chính viễn thông được quan tâm đầu tư của nhà nước nên phát triển mạnh, đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin cho nhân dân trên đảo. Hiện có 1 bưu cục trung tâm và 3 bưu điện văn hóa xã với 3 tổng đài điện thoại.
Dịch vụ vận tải biển có nhiều tiến bộ với việc hình thành tuyến tàu cao tốc Sa Kỳ - Lý Sơn cùng với các tàu vận tải truyền thống đã đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân. Tuy nhiên, do lượng hành khách và hàng hóa không quá nhiều, lại chịu ảnh hưởng mạnh của giá cả thị trường trong những năm gần đây nên việc vận tải cũng gặp không ít khó khăn. Doanh thu vận tải biển năm 2018 đạt 23.522 triệu đồng tăng 12,08% so với năm 2013 bằng 106,14% kế hoạch năm. Nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại an toàn của hành khách, UBND huyện đã xây dựng nhà chờ, cổng kiểm soát vé tại cảng Lý Sơn, tổng kinh phí là 490 triệu đồng. Đồng thời chủ động phối hợp với cảng vụ hàng hải Quảng Ngãi tăng thêm các chuyến tàu cao tốc chạy vào các buổi chiều thứ hai, thứ sáu, thứ bẩy và chủ nhật hàng tuần (chạy thí điểm trong tháng 9 và tháng 10/2014), qua đó đã góp phần giải quyết nhu cầu đi lại của nhân dân và du khách (sau 2 tháng chạy thí điểm đã bù lỗ cho các phương tiện tăng chuyến buổi chiều là 80 triệu đồng).
Riêng tuyến đảo lớn - đảo bé: Được khai trương mở tuyến từ ngày 07/VII/2014, hiện tại tuyến này có 3 phương tiện tham gia vận chuyển hành khách tăng.
Dịch vụ ngân hàng - tín dụng bước đầu đáp ứng được các mục tiêu phục vụ nhu cầu của nhân dân trong việc cho vay các khoản tín dụng an sinh - xã hội.
+ Du lịch
Lý Sơn là huyện có nhiều tiềm năng phát triển dịch vụ du lịch như: du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển; du lịch sinh thái; ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có một số di tích lịch sử và các lễ hội dân gian độc đáo có khả năng thu hút khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu. Thời gian qua, được sự quan tâm hỗ trợ của Trung ương và của tỉnh Quảng Ngãi, huyện đã cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, song việc phát triển du lịch của Lý Sơn vẫn còn gặp nhiều hạn chế, chưa thu hút được du khách.
Hoạt động du lịch phát triển hơn trước, các cơ sở dịch vụ, lưu trú, phương tiện ô tô từng bước được đầu tư, cơ bản đáp ứng nhu cầu phục vụ du khách và nhân dân. Hoạt động du lịch có bước khởi sắc, lượng khách đến Lý Sơn tham quan thắng cảnh, tìm hiểu và thưởng thức các lễ hội truyền thống nhân dịp lễ, tết và các ngày nghỉ tăng cao. Trong năm 2018 có 230.000 lượt khách đến Lý Sơn tăng 7.766 lượt khách, tổng doanh thu 276 tỷ đồng.
+ Nông nghiệp
Lý Sơn là huyện duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi không thể trồng lúa và các cây lương thực và công nghiệp khác (trừ cây ngô với diện tích không lớn) cũng như sản xuất lâm nghiệp. Thuỷ sản và sản xuất các cây đặc sản là những thế mạnh trong nông nghiệp của huyện. Do vậy sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển nhanh kinh tế thủy sản đã phát huy được lợi thế, đem lại nhiều kết quả tích cực trong việc nâng cao giá trị sản xuất của ngành, góp phần chủ yếu vào cải thiện đời sống nhân dân, tăng nguồn thu ngân sách và giải quyết các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, quy mô phát triển chưa tương xứng với tiềm năng hiện có, sản xuất phụ thuộc chủ yếu vào điều kiện tự nhiên.
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2010 đạt 22,84 tỷ đồng (giá 1994), đến năm 2010 đạt 71,78 tỷ đồng và năm 2018 là 100,12 tỷ đồng trong đó trồng trọt là 91,045 tỷ đồng và chăn nuôi là 9,075 tỷ đồng.
a. Ngành trồng trọt
Cây hành, tỏi là cây trồng đặc trưng và là cây trồng chủ lực của huyện đảo Lý Sơn, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GTSX ngành trồng trọt. Những năm vừa qua mặc dù
- Cây tỏi: Những năm qua, nhìn chung biến động và diện tích của cây tỏi thay đổi không nhiều, song do năng suất liên tục tăng nên sản lượng của cây tỏi tăng nhanh. Năm 2000 sản lượng tỏi mới chỉ đạt 456 tấn, đến năm 2005 tăng lên 1.556,2 tấn và đến năm 2010 đạt sản lượng 1.958 tấn/diện tích 288ha và năm 2018 là 3.763 tấn/diện tích 343 ha.
- Cây hành: Diện tích cây hành trong giai đoạn 2001-2005 có xu hướng giảm (338ha năm 2000 xuống còn 282ha năm 2005) song do năng suất cây hành tăng nhanh nên sản lượng hành trong giai đoạn này giảm không đáng kể. Trong giai đoạn 2006- 2010 có xu hướng tăng lên, năm 2010 diện tích trồng hành toàn huyện là 294 ha và sản lượng đạt 2.638 tấn. Giai đoạn 2010 - 2018 diện tích cũng như sản lượng hành có xu hướng tăng mạnh. Năm 2018, diện tích trồng hành của toàn huyện là 467ha và sản lượng đạt 5.118 tấn.
Mặc dù đây là hai loại cây trồng chủ lực, đem lại thu nhập chính cho người dân huyện đảo và 2/3 nông dân trên đảo trồng hành, tỏi, song kỹ thuật canh tác hiện nay đều chỉ dựa hoàn toàn trên kinh nghiệm truyền thống do đó phụ thuộc rất lớn vào yếu tố tự nhiên. Vì vậy, năng suất, sản lượng và chất lượng hành tỏi vẫn chưa ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng. Bên cạnh đó, việc sản xuất theo kỹ thuật truyền thống sử dụng nhiều cát trắng và đất thịt bazan đang làm ảnh hưởng mạnh đến môi trường, cảnh quan của huyện đảo.
- Cây ngô: là cây lương thực duy nhất của huyện nhưng do hạn chế về điều kiện tự nhiên, diện tích gieo trồng cũng chỉ khoảng từ 200 - 280ha hàng năm và tập trung ở hai xã. Cây ngô được trồng chủ yếu để phục vụ cho sản xuất thức ăn gia súc và nhu cầu tiêu dùng của người dân trong huyện. Năm 2010 diện tích ngô là 252 ha, sản lượng đạt 1.616 tấn. Năm 2018 diện tích ngô là 192ha và sản lượng là 1.324 tấn.
- Cây dưa hấu: Là cây ăn quả phổ biến nhất ở huyện đảo Lý Sơn. Hàng năm, diện tích ổn định ở khoảng 50-60ha với sản lượng trung bình 500-550 tấn /năm, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu của nhân trên đảo và bán ra thị trường các huyện đất liền ven biển. Những năm gần đây sản lượng cũng như diện tích trồng dưa hấu gia tăng.
- Cây đậu xanh: được trồng xen với cây ngô. Diện tích trồng hàng năm khoảng 30-40 ha với năng suất trung bình đạt khoảng 14 tạ/ha.
Do những điều kiện đặc thù, ngành chăn nuôi của huyện chủ yếu là phục vụ nhu cầu tại chỗ của nhân dân, khó có khả năng mở rộng, phát triển thành sản xuất hàng hóa, tập trung.
- Chăn nuôi gia súc: Số lượng đàn bò 625 con năm 2000 lên 803 con năm 2005 và 566 con vào năm 2010; 480 con năm 2018. Đàn lợn tăng từ 6.998 con năm 2000 lên 12.530 con năm 2005 đến năm 2010 là 2.076 con; năm 2018 là 1.568 con.
- Chăn nuôi gia cầm: Số lượng đàn gia cầm đến năm 2010 đạt khoảng 782 con; năm 2018 là 11.600 con.
c. Lâm nghiệp
Diện tích đất lâm nghiệp của huyện Lý Sơn là 116ha. Diện tích rừng phòng hộ là 130 ha, trong đó 118 ha rừng và 2.027 ha cây cảnh quan. Đến nay đã trồng được 84,30/118 ha, đạt 71,4% so với kế hoạch của dự án, tỷ lệ cây sống bình quân đạt trên 63,7% đã trồng được 1.512 cây/2.027 cây cảnh quan, đạt 74,6% so với kế hoạch của dự án. Tỷ lệ độ che phủ rừng hiện nay đạt 19,14%, trong năm đã chỉ đạo các cơ quan chức năng và UBND xã tuyên truyền cho nhân dân trong công tác phòng chống cháy rừng, chỉ đạo cơ quan chức năng tuần tra, kiểm soát, ngăn chặn tình trạng đốt cháy rừng và thả rông bò, dê lên núi dẫm đạp làm chết cây trồng. Vì vậy, trong năm trên địa bàn huyện không xảy ra vụ cháy rừng. Theo cơ cấu sử dụng đất huyện Lý Sơn, diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 166 ha.
d. Công nghiệp
Cho đến nay, Lý Sơn là huyện duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa có điều kiện phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, do hạn chế về tiềm năng và không có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đặc biệt là điện và nước. Do vậy ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất của huyện và chủ yếu là do xây dựng và nhà máy điện điezen mang lại.
Giá trị sản xuất đạt công nghiệp - TTCN 67.884 triệu đồng, tăng 24,53% so với năm 2013 bằng 100,35% kế hoạch năm. Toàn huyện có 314 cơ sở sản xuất kinh doanh với 564 lao động, chủ yếu hoạt động nhỏ lẻ thủ công là chính trong các nghề như: Sản xuất đá chẻ, mộc dân dụng, sản xuất bánh mỳ, sửa chữa nhỏ tàu thuyền… qua đó đã đáp