*Cây hành: Diện tích cây hành trong giai đoạn 2001 - 2005 có xu hướng giảm (338ha năm 2000 xuống còn 282ha năm 2005) song do năng suất cây hành tăng nhanh nên sản lượng hành trong giai đoạn này giảm không đáng kể. Trong giai đoạn 2006 - 2010 có xu hướng tăng lên, năm 2010 diện tích trồng hành toàn huyện là 294 ha và sản lượng đạt 2.638 tấn. Giai đoạn 2010 - 2018 diện tích cũng như sản lượng hành có xu hướng tăng mạnh. Năm 2010, diện tích trồng hành của toàn huyện là 294ha và sản lượng đạt 2.638 tấn. Năm 2018, diện tích trồng hành của toàn huyện là 697 ha, sản lượng đạt 10.371 tấn.
Bảng 3. 9. Diện tích, năng suất, sản lượng hành
ĐVT: SL: Tấn, DT: ha, NS: Tạ/ha
Đơn vị 2010 2018
D.tích N.suất S.lượng D.tích N.suất S.lượng
TỔNG SỐ 294 89,7 2.638 697 148,8 10.371 1. Xã An Vĩnh 146 97,3 1.421 322 151,6 4.882 0 100 200 300 400 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 (h a) Diện tích trồng tỏi Huyện Lý Sơn Xã An Vĩnh Xã An Hải Xã An Bình
2. Xã An Hải 122 87,5 1.068 342 150,3 5.140 3. Xã An Bình 26 57,7 150 33 106,1 349
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lý Sơn năm 2019)
Mặc dù đây là hai loại cây trồng chủ lực, đem lại thu nhập chính cho người dân huyện đảo và 2/3 nông dân trên đảo trồng hành, tỏi, song kỹ thuật canh tác hiện nay đều chỉ dựa hoàn toàn trên kinh nghiệm truyền thống do đó phụ thuộc rất lớn vào yếu tố tự nhiên, vì vậy, năng suất, sản lượng và chất lượng hành tỏi vẫn chưa ổn định, chưa tương xứng với tiềm năng. Bên cạnh đó, việc sản xuất theo kỹ thuật truyền thống sử dụng nhiều cát trắng và đất thịt bazan đang làm ảnh hưởng mạnh đến môi trường, cảnh quan của huyện đảo.
Bảng 3. 10. Diện tích, năng suất, sản lượng ngô
ĐVT: SL: Tấn, DT: ha, NS: Tạ/ha
Đơn vị 2010 2018
D.tích N.suất S.lượng D.tích N.suất S.lượng
TỔNG SỐ 252 64,1 1615 192 69,0 1324 1. Xã An Vĩnh 130 67,3 875 97 66,0 640 2. Xã An Hải 122 60,7 741 95 72,0 684
3. Xã An Bình 0 0 0 0 0
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lý Sơn năm 2019)
- Cây ngô: là cây lương thực duy nhất của huyện nhưng do hạn chế về điều kiện tự nhiên, diện tích gieo trồng cũng chỉ khoảng từ 200 - 280ha hàng năm và tập trung ở hai xã. Cây ngô được trồng chủ yếu để phục vụ cho sản xuất thức ăn gia súc và nhu cầu tiêu dùng của người dân trong huyện. Năm 2010 diện tích ngô là 252 ha, sản lượng đạt 1.616 tấn. Năm 2018 diện tích ngô là 192ha và sản lượng là 1.324 tấn.
- Cây dưa hấu: Là cây ăn quả phổ biến nhất ở huyện đảo Lý Sơn. Hàng năm, diện tích ổn định ở khoảng 50-60ha với sản lượng trung bình 500-550 tấn /năm, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu của nhân trên đảo và bán ra thị trường các huyện đất liền ven biển. Những năm gần đây sản lượng cũng như diện tích trồng dưa hấu giảm. Năm 2018, diện tích trồng dưa hấu là 18ha sản lượng dưa hấu là 193 tấn.
Đơn vị 2010 2018
D.tích N.suất S.lượng D.tích N.suất S.lượng
TỔNG SỐ 47 101,1 475 18 107,1 193 1. Xã An Vĩnh 25 102,8 257 15 106,7 160 2. Xã An Hải 22 99,1 218 3 109,0 33 3. Xã An Bình 0 0 0
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lý Sơn năm 2019)
- Cây đậu xanh: được trồng xen với cây ngô. Diện tích trồng hàng năm khoảng 30-40 ha với năng suất trung bình đạt khoảng 14 tạ/ha. Năm 2018, sản lượng đậu là 10,4 tấn.
Bảng 3. 12. Diện tích, năng suất, sản lượng đậu
ĐVT: SL: Tấn, DT: ha, NS: Tạ/ha
Đơn vị
2010 2018
D.tích N.suất S.lượng D.tích N.suất S.lượng
TỔNG SỐ 28 17,9 50 5 20,8 10,4
1. Xã An Vĩnh 10 23,0 23 3 22,0 6,6 2. Xã An Hải 5 22,0 11 2 19,0 3,8 3. Xã An Bình 13 12,3 16
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lý Sơn năm 2019)
b. Ngành chăn nuôi
Do những điều kiện đặc thù, ngành chăn nuôi của huyện chủ yếu là phục vụ nhu cầu tại chỗ của nhân dân, khó có khả năng mở rộng, phát triển thành sản xuất hàng hóa, tập trung.
- Chăn nuôi gia súc: Số lượng đàn bò 625 con năm 2000 lên 803 con năm 2005 và 566 con vào năm 2010; 250 con năm 2018. Đàn lợn tăng từ 6.998 con năm 2000 lên 12.530 con năm 2005 đến năm 2010 là 2.076 con; năm 2015 là 1.515 con; năm 2018 là 525 con.
- Chăn nuôi gia cầm: Số lượng đàn gia cầm đến năm 2010 đạt khoảng 782 con; năm 2015 là 11.200 con và năm 2018 là 4.900 con.
Bảng 3. 13. Số lượng gia súc gia cầm
ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2018
ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2018
- Lợn con 2.076 2.668 2.384 1.377 1.568 1.515 525 - Dê con 151 160 150 155 110 115 50 - Gà con 394 2.655 1.670 9.482 5.600 5.800 2.600 - Vịt con 388 1.637 1.155 5.411 6.000 6.400 2.300
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lý Sơn năm 2019)
3.1.5. Lâm nghiệp
Theo cơ cấu sử dụng đất huyện Lý Sơn, diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 166 ha, với tổng diện tích rừng trồng là 130 ha, trong đó 118 ha rừng và 2.027 ha cây cảnh quan. Đến nay đã trồng được 84,30 ha/118 ha, đạt 71,4% so với kế hoạch của dự án, tỷ lệ cây sống bình quân đạt trên 63,7% đã trồng được 1.512 cây/2.027 cây cảnh quan, đạt 74,6% so với kế hoạch của dự án. Tỷ lệ độ che phủ rừng hiện nay đạt 19,14%, công tác trồng, chăm sóc rừng và cây xanh được quan tâm thực hiện.
Bảng 3. 14. Cơ cấu sử dụng đất huyện Lý Sơn (ha)
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2018
TỔNG DIỆN TÍCH 1.032 1.032 1.033 1.032 1.032 1.032 1.040
I. Đất nông nghiệp 589 588 586 585 585 585 609
II. Đất sản xuất nông nghiệp 423 422 420 419 419 420 449 II. Đất lâm nghiệp 166 166 166 166 166 166 160 III. Đất chuyên dùng 129 131 145 145 145 145 156 IV. Đât khu dân cư 67 67 67 67 67 67 72 VI. Đất chưa sử dụng 224 224 213 213 213 213 176
- Đất bằng 118 118 118 118 118 118 124
- Đất đồi núi chưa sử dụng 27 27 27 27 27 27 6
- Núi đá không có rừng cây 79 79 68 68 68 68 45
VII. Đất tôn giáo, tín
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2018
IX. Đất sông suối và mặt
nước chuyên dùng 1 0 0 0 0 0 46
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lý Sơn năm 2019)
3.1.6. Công nghiệp
Cho đến nay, Lý Sơn là huyện duy nhất của tỉnh Quảng Ngãi vẫn chưa có điều kiện phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, do hạn chế về tiềm năng và không có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đặc biệt là điện và nước. Do vậy ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu GTSX của huyện và chủ yếu là do xây dựng và nhà máy điện điezen mang lại.
Bảng 3. 15. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn (theo giá 2018)
ĐVT: Triệu đồng Phân loại 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2018 TỔNG SỐ 26.526 30.926 44.165 54.465 6.884 8.355 144.480 I. Phân theo thành phần kinh tế 1. Kinh tế nhà nước TW, tỉnh 983 946 976 1.167 1.628 9.628 13.677 2. Kinh tế ngoài nhà nước - Kinh tế cá thể 25.543 29.980 43.189 53.298 66.256 72.727 130.803
II. Phân theo ngành 1. Công nghiệp khai thác 12.853 10.322 10.011 9.615 8.304 499 133 - Khai thác đá xây dựng 12.853 10.322 10.011 9.615 8.304 499 133 2. Công nghiệp chế biến 12.622 19.573 33.092 43.590 57.857 72.011 187.040
- Chế biến thực phẩm 10.789 16.670 29.111 38.814 52.575 54.373 129.955 - May mặc 368 471 509 544 553 2.488 2.262 - Sản xuất dép da 46 50 54 53 55 231 266 - Chế biến sản phẩm từ gỗ 1.048 1.790 2.709 3.337 3.650 10.186 36.477 - SX sản phẩm từ kim loại 267 396 596 750 930 4.636 17.679 - SX ống sứ 104 196 113 92 94 97 401 3. Sản xuất và phân phối điện,
nước 1.051 1.031 1.062 1.260 1.723 9.725 14.392
- Điện 983 946 976.000 1.167 1.628 9.628 13.677
- Nước 68 85 86 93 95 97 115
(Nguồn: Niên giám thống kê huyện Lý Sơn năm 2019)
Giá trị sản xuất đạt công nghiệp - TTCN 67.884 triệu đồng, tăng 24,53% so với năm 2017 bằng 100,35% kế hoạch năm. Toàn huyện có 314 cơ sở sản xuất kinh doanh với 564 lao động, chủ yếu hoạt động nhỏ lẻ thủ công là chính trong các nghề như: Sản xuất đá chẻ, mộc dân dụng, sản xuất bánh mỳ, sửa chữa nhỏ tàu thuyền… qua đó đã đáp ứng được một phần nhu cầu tiêu dùng của người dân.
Tiểu thủ công nghiệp năm 2018 đạt 144,5 tỷ đồng, tăng 11,5%, đạt 98,5% kế hoạch. Hiện nay, toàn huyện có 313 cơ sở, 522 lao động, giảm 15 cơ sở, 38 lao động so với năm 2017.
3.2. Đánh giá hiện trạng tài nguyên thiên nhiên và môi trường huyện đảo Lý Sơn
Tài nguyên đất, tổng diện tích tự nhiên của huyện là 1.032,49 ha; trong đó, đất nông nghiệp là 589,59 ha, đất phi nông nghiệp là 219,02 ha, đất chưa sử dụng là 223,88
dốc, nhưng vẫn có thể sử dụng cho hoạt động sản xuất và thực tế đã được sử dụng vào những mục đích khai thác nguồn lợi chủ yếu là bị cào lớp đất màu để trồng hành, tỏi từ giai đoạn những năm 1990 đến nay, nhiều diện tích đã trở nên thoái hóa, bị bỏ hoang, chưa được tận dụng để đưa vào quỹ đất phát triển cơ sở hạ tầng hay chuyển thành quỹ đất ở. Nguyên nhân là do ở chân núi, khá xa với mép biển, khó khăn về cơ sở hạ tầng xã hội, điểm hạn chế này đang được khắc phục trong việc dịch chuyển các khu dân cư sang phía Tây đảo Lớn và phía Bắc đảo Bé, giảm sức ép lên quỹ đất bằng và màu mỡ cho sản xuất nông nghiệp.
Điểm thuận lợi khác là diện tích đất cát biển – các bãi cát san hô quanh đảo với diện tích là 110,0 ha, chiếm đến 11,03% tổng diện tích tự nhiên huyện đảo, đây là một nguồn tài nguyên quý giá cho phát triển kinh tế đảo, nhất là cho phát triển du lịch liên quan đến biển, cũng như đang được sử dụng tạo nên thương hiệu tỏi Lý Sơn, nhưng đáng tiếc là hầu như không còn tồn tại ven bờ đảo, mà chỉ còn nằm dưới mực nước biển và vẫn đang bị khai thác mạnh mẽ để trồng tỏi, hành.
Về nguồn tài nguyên đất, theo kế hoạch sử dụng đất huyện đảo Lý Sơn năm 2019 [26]
Chỉ tiêu sử dụng Diện tích (ha)
∑ diện tích Đảo Lớn Đảo Bé 1. Đất nông nghiệp
Trong đó:
1.1 Đất trồng cây hàng năm khác 1.2 Đất trồng cây lâu năm
1.3 Đất rừng 593,12 424,55 7,93 160,64 547,76 397,69 5,37 144,70 45,36 26,86 2,56 15,94
2. Đất phi nông nghiệp
Trong đó có:
2.1 Đất quốc phòng, an ninh 2.2 Đất ở tại nông thôn 2.3 Đất phát triển hạ tầng 284,37 38,53 82,31 122,46 277,27 37,79 3,07 118,84 7,10 0,74 0,22 3,62 3. Đất chưa sử dụng 162,36 145,78 16,58
Đất đô thị hay đất khu kinh tế và đất khu công nghệ cao không được tổng hợp khi tính tổng diện tích tự nhiên
Trong tổng số 558,0 ha đất có tầng dày >100cm, độ dốc <80, màumỡ, đã được sử dụng 424,55 ha để trồng cây hàng năm khác (chiếm 76,08%), chủ yếu là dành cho diện tích trồng tỏi, hành,
Có thể nhận thấy, trong cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp đất trồng cây hàng năm khác chiếm 71,58% và diện tích đất này chiếm đến 76,08% tổng diện tích đất màumỡ,
có tầng dày >100cm, độ dốc <80 trên cả hai đảo Lớn và Bé và được chủ yếu là trông tỏi và hành.
Như vậy, bên cạnh hạn chế và thế mạnh về quy mô diện tích “nhỏ”, trên các đảo thuộc huyện đảo Lý Sơn hiện đang chịu hậu quả về “tính nhỏ” về mức độ khai thác tài nguyên quá mức trong “câu chuyện” phát triển nông nghiệp và xây dựng thương hiệu “vàng trắng” từ sản phẩm tỏi Lý Sơn. Lẽ ra, tiềm năng đất đai là yếu thuận địa nhưng lại tiêu phí trong qúa trình đánh đổi mà phần thắng hiện nay đang thuộc về thiên nhiên. Bài toán đánh đổi tài nguyên ở Lý Sơn được phân tích từ lượng tài nguyên đã khai thác vào mô hình trồng hành tỏi ở Lý Sơn, sự đánh đổi về tài nguyên và môi trường là rất lớn. Tính sơ bộ về tài nguyên đất và cát (tài nguyên nguyên liệu không tái tạo):
(+) Đất: 350 ha trồng hành, tỏi x 10 cm đất x 2 lần thay đất và thêm đất trong năm (sử dụng lại 50%), lượng đất màu mất khoảng 70.000 m3 đất bazan/năm;
(+) Cát: 350 ha x 5 cm cát x 2 lần thay cát trong năm: mất khoảng 350.000 m3/năm;
(+) Ước tính tổng cộng từ năm 1990 tới nay mất đi khoảng 2,1 triệu m3 đất và 10,5 triệu m3 cát san hô biển.
Dựa theo bản đồ địa hình UTM của Mỹ trước năm 1975 và những báo cáo khảo
sát thống kê đất đai trước năm 1990, thì diện tích đất của huyện đảo Lý Sơn là trên 12 km2, nhưng mới từ năm 1990 tới nay (không tính thời điểm bắt đầu di thực cây tỏi từ
đất liền ra đảo là những năm 1960) diện tích đảo thu hẹp chỉ còn 10,4 km2 (số liệu thống kê ở đảo Lớn), tức là giảm đi 1,6 km2 các bãi cát ven biển, mà nguyên nhân do khai thác cát san hô để trồng hành tỏi, hệ lụy tiếp theo của việc thu hẹp lãnh thổ bởi do sụt lở bãi cát ngầm và xói lở ven đảo, nước ngầm đang dần bị mặn hóa (ngấm mặn).
Ngoài ra, trong sản xuất nông nghiệp truyền thống như trồng hành, tỏi, một lượng đất thải rất lớn hàng năm được đưa ra khỏi khu vực (chủ yếu đổ ra bờ biển để sóng biển cuốn trôi) là rất lãng phí tài nguyên, ô nhiễm môi trường biển ven đảo, trong khi các diện tích đất dốc trong quỹ đất lâm nghiệp đang cần bổ sung.
Lượng mưa tập trung vào mùa mưa là 97,35%, tương ứng với khoảng 21,32 tỷ m3/mùa mưa, điểm thuận lợi là mùa mưa kéo dài từ tháng 7 đến tháng 4 năm sau (10 tháng) nên trung bình mỗi tháng có thể nhận được là khoảng 2,13 tỷ m3 cho các hoạt động dân sinh, kinh tế, thời kỳ thiếu nước chỉ kéo dài 02 tháng với khoảng 6 triệu m3 (3 triệu m3/tháng, tương đương 100 nghìn m3/ngày.đêm), nên nguy cơ thiếu nước không phải “do trời” mà do con người không tận dụng được nước trời và sử dụng thiếu hợp lý, khôn khéo, thiếu tiết kiệm, kém hiệu quả, hao phí quá cao và không tạo được “nước tuần hoàn: để tái chế, tái sử dụng, nhất là lượng nước tưới cho hành tỏi bị thẩm thấu xuống đất rồi bốc hơi, không chỉ mất đi lượng nước lớn mà còn làm muối hóa (đất nhiễm mặn do canh tác), hỏng đất, khiến cho phải thay đất thường xuyên theo chu kỳ canh tác.
Nguồn nước dưới đất được năm ngọn núi lửa trên đảo Lớn lưu giữ trong các mạch nước ngầm là khá lớn, được đánh giá theo kết quả điều tra chi tiết tài nguyên nước phục vụ xây dựng công trình cấp nước có tiềm năng khá lớn trong các tầng khe nứt phân bố rộng rãi ở trung tâm đảo với diện tích khoảng 7,5 km2, chiếm khoảng 85% diện tích của đảo. Trữ lượng khai thác tiềm năng là trữ lượng tĩnh trọng lực và trữ lượng động tự nhiên có kết quả là đảm bảo cung cấp được 13.007 m3/ngày.đêm. Nhưng thực tế, trữ lượng khai thác tiềm năng đối với vùng đảo Lý Sơn được lấy bằng 40%, do đó, trữ lượng có thể khai thác là 13.007 x 40% = 5.203 m3/ngày.đêm.
Riêng tổng lưu lượng thực bơm ổn định của 12 lỗ khoan cấp nước hiện có trên đảo Lớn Lý Sơn đạt được là 3.530 m3/ngày.đêm, được xếp trữ lượng khai thác cấp C1. Đảo Bé tình hình nguồn nước là cấp bách, phải sử dụng nước ngọt từ việc chưng nước biển qua quá trình thải muối.
Tuy vậy, việc sử dụng nước quá mức đang là vấn đề nổi cộm trên huyện đảo, đặc biệt liên quan đến việc gia tăng diện tích trồng tỏi, hành. Theo thống kê, năm 2014, đảo