Năm Số lao động nông nghiệp
Tổng giá trị ngành
trồng trọt
Hiệu quả sản xuất nông nghiệp
Năm 2016 3.869 123.244 31.854
Năm 2017 3.884 133.293 34.318
Năm 2018 3.583 161.615 45.116
Hiệu quả về sản xuất nông nghiệp theo hướng đảm bảo thu nhập cho người lao động theo số liệu thống kê là khả quan với mức tăng trưởng liên tục, điều này giải thích được lý do tại sao khối lao động nông nghiệp (không tính đến lao động thủy sản) chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng lao động toàn huyện (39,98% năm 2010 và 29,91% năm 2018), tuy có giảm đi theo xu thế chuyển dịch cơ cấu lao động. Thu nhập ổn định và gia tăng từ việc làm ổn định trong sản xuất nông nghiệp, cộng với thương hiệu “vàng trắng” đã níu lao động ở lại trong hoạt động trồng trọt (chủ yếu là trồng tỏi, hành). Đây là truyền thống nhiều đời gắn với kinh tế hộ gia đình theo khuôn mẫu (mô hình) đánh bắt hải sản + sản xuất nông nghiệp, làm thành thế hai chân trong kinh tế hộ nói riêng và kinh tế huyện đảo nói chung. Năm 2018, giá trị sản xuất nông nghiệp (không tính thủy sản), chiếm 6,85% tổng giá trị các ngành kinh tế huyện đảo, tỷ lệ này năm 2019 là 5,26%. Ngày nay có thêm dịch vụ du lịch góp thêm vào cơ cấu kinh tế hộ gia đình và cơ cấu kinh tế huyện kinh tế huyện.
* Mô hình Sinh kế hỗn hợp
Sinh kế hỗn hợp là đặc trưng của kinh tế hộ gia đình trên huyện đảo Lý Sơn mang tính truyền thống đã có từ nhiều đời nay, trước đây, trong hộ gia đình, lao động nam khỏe mạnh thì đi biển đánh bắt, phụ nữ, người già và lao động phụ ở nhà tham gia hoạt động nông nghiệp, đồng thời khi cá, tôm, hải sản khác từ tàu thuyền trở về, họ lại là những lao động thương nghiệp, mang đi bán ở chợ. Ngược lại, dầu lạc (dầu phụng), dầu mè (dầu vừng) và các sản phẩm nông nghiệp khác lại được đem trao đổi với các tàu thuyền nước ngoài ghé vào đảo; đồng thời, dầu phụng lại được các tàu thuyền đi đánh cá biển xa mang đi trao đổi với các vùng đất khác, thậm chí ra ngoài biên giới.
Ngày nay, lao động nông nghiệp vào mùa thu hoạch rau câu sẵn sàng để lại công việc đồng áng, lên thuyền ra ngoài vùng biển Hoàng Sa khai thác rong biển. Cũng chính các lao động này tham gia dịch vụ du lịch như hoạt động homestay, buôn bán sản vật biển hoặc mở thêm những dịch vụ chè rong biển, sơ chế nguyên liệu phục vụ du lịch ẩm thực, v.v. điều này làm nên sinh kế hỗn hợp trên huyện đảo.
Sinh kế hỗn hợp có tác dụng lớn trong việc sử dụng lao động không chuyên nghiệp tham gia nhiều hoạt động kinh tế khác nhau vào những thời gian rảnh rỗi, tăng thêm thu nhập cho người lao động.
Trong quá trình phát triển, nhiều ngành nghề mới nảy sinh, cuốn hút các lao động nông nghiệp trên đảo tham gia như các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng lưu niệm, … Do vậy, việc tổ chức sinh kế hỗn hợp không thuộc về chính quyền hành chính mà phụ thuộc vào các hội nghề, nhóm lao động hay theo dòng họ, theo cộng đồng dân cư gần gũi nhau. Chính vì thiếu tổ chức và hình thành tự phát nên có lúc cũng thừa gây nên tình trạng phát triển tràn lan, lộn xộn, không đảm bảo trật tư xã hội.
Một trong những hướng phát triển sinh kế hỗn hợp có tổ chức là sinh kế nông – lâm, hiện nay, hoạt động lâm nghiệp hầu như chững lại, với quỹ đất lâm nghiệp luôn được thống kê trong khoảng 160 - 162 ha, nhưng rừng thì hàng chục năm nay không xuất hiện, do đó, có thể đề xuất mô hình kết hợp như sau: lao động nông nghiệp + đất thải hành, tỏi + phân rác được xử lý từ nhà máy chế biến rác phủ xanh đất lâm nghiệp bằng cây rừng dựa trên chi phí trồng và phát triển rừng của ngành lâm nghiệp hiệu quả làm xanh môi trường đảo, cải thiện nguồn nước ngầm và chất lượng cuộc sống trên huyện đảo. Mô hình này có thể xây dựng thành dự án phát triển lâm – nông kết hợp cho huyện đảo giai đoạn tiếp tới.
Đối với Lý Sơn, để mô hình trên có cơ sở thực hiện thì tất cả sẽ được xây dựng một cách đồng bộ có lộ trình cụ thể, phù hợp với thực tế, cộng với đầu tư lâu dài từ phía Nhà nước với sự tham gia tích cực, có hiệu quả của cộng đồng doanh nghiệp và cộng đồng dân cư trên huyện đảo Lý Sơn. Từ đó, khi triển khai áp dụng mới có tính khả thi, có hiệu quả cao nhất và liên tục, thì chắc chắn kinh tế - xã hội của huyện đảo Lý Sơn sẽ phát triển bền vững.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ KIẾN NGHỊ
cách tiếp cận khác, với mô hình quản lý riêng, với cơ chế, chính sách đặc thù chứ không thể tiếp cận giống như ở đất liền trên cơ sở đó tác giả xin có một số kiến nghị như sau:
- Thứ nhất, phải xác định chiến lược phát triển Lý Sơn là dựa vào tài nguyên thiên, biển đảo và văn hoá truyền thống. Với việc xác định như vậy thì tài nguyên ở đây (kể cả tự nhiên lẫn văn hoá) phải được bảo vệ và khai thác hợp lý. Nếu suy thoái và cạn kiệt tài nguyên thì kinh tế sẽ suy thoái theo và tất nhiên là sẽ thiếu bền vững.
-Thứ hai, đối tượng quản lý và hưởng lợi phải được xác định chính là cộng đồng địa phương tại huyện đảo. Cần phải có chính sách hợp lý và đồng thuận đó là: Quá trình quản lý từ lập kế hoạch, thực hiện, giám sát phải có sự đồng tham gia từ Trung ương đến cộng đồng địa phương.
KẾT LUẬN
Có thể thấy mô hình tổng hợp định hướng phát triển KT - XH bền vững huyện đảo Lý Sơn “Du lịch sinh thái + Khai thác, nuôi trồng thủy hải sản + Nông, lâm kết hợp + sinh kế hỗn hợp ” là sự kết hợp của các yếu tố thiên – địa – nhân, dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn, phù hợp với định hướng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của Nhà nước nói chung và tỉnh Quảng Ngãi nói riêng giai đoạn 2021-2030 và tầm nhìn chiến lược dài hạn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Đức An và cộng sự (1995). Đề tài “Đánh giá ĐKTN, TNTN, KT-XH hệ thống đảo ven bờ Việt Nam trong chiến lược phát triển KT-XH biển” Mã số KT.03-12 thuộc Chương trình Điều tra, nghiên cứu biển cấp Nhà nước (1977-2000).
2. Nguyễn Hồng Anh (2014). Văn hóa gia đình cư dân đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) trong bối cảnh hội nhập. Báo cáo khoa học đề tài cấp Viện KHXH vùng Trung Bộ.
3. Đoàn Bộ và cộng sự (2011). Mô hình dự báo ngư trường khai thác cho nghề câu vàng ở vùng biển xa bờ miền Trung. Tạp chí Khoa học ĐHKHTN. KH&CN 27, số 15 (2011) 9-18
4. Vũ Thanh Ca (2010). Điều tra đánh giá hiện trạng các HST, xây dựng luận cứ khoa học đề xuất dự án khu BTTN biển phục vụ du lịch ở vùng biển ven bờ huyện Lý Sơn. Đề tài nghiên cứu Viện NCQLBHĐ.
5. Nguyễn Duy Đoài (2019). Văn hóa tín ngưỡng của cư dân ở huyện đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi. Luận án tiến sĩ Văn hóa học, mã số 62.31.06.40. Trường ĐHKHXHNV thp. HCM
6. Phan Thị Thanh Hằng (2020). “Cơ sở khoa học, định hướng và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội bền vững các huyện đảo Lý Sơn và Phú Quý”, mã số KC.09.37/16- 20. Đề tài nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ cấp quốc gia.
7. Nguyễn Ngọc Khánh và cộng sự (2014). Một số định hướng về quản lý theo hướng bền vững tài nguyên thiên nhiên vùng ven biển Nam Trung Bộ thời kỳ đẩy mạnh
CNH, HĐH. Đề tài cấp Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.
8. Nguyễn Ngọc Khánh và cộng sự (2019). Tiếp cận nghiên cứu phát triển cho các tiểu vùng Tây Bắc. Tạp chí TN&MT. ĐH TNMT Hà Nội. ISN 0866-7608. Số 24. Tháng 3/2019. Tr. 18-25
9. Luật Biển Việt Nam số 18/2012/QH13
10. Nghị quyết 36/NQ-TW của BCH Trung ương ngày 22/10/2018 về Chiến lược PTBV biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
11. Nghị quyết 55/NQ-TW ngày 11/2/2020 của BCT về Định hướng chiến lược phát triển năng lượng QG của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
12. Nghị quyết 26/NQ-CP của Chính phủ ngày 05/3/2020 ban hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22 tháng 10 năm 2018 của Hội nghị lần thứ 8 BCH TW Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
14. Phạm Quốc Quân. 2016. Di sản với du lịch huyện đảo Lý Sơn – Tiềm năng, thách thức và giải pháp. Tạp chí Di sản văn hóa số 3 (56)
15. Lê Thị Quý. 2018. Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay. https://tcnn.vn/news/detail/41771/Co-so-ly-luan-va-thuc-tien-xay-dung-gia- dinh-Viet-Nam-hien-nay.html
16. Quyết định số 38/2012/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung khoản 2, điều 2 Quy chế hoạt động KKT Dung Quất
17. Quyết định 192/QĐ-UBND tỉnh Quảng Ngãi ngày 10/6/2014 phê duyệt QH sử dụng đất huyện đảo Lý Sơn đến năm 2020
18. Quyết định 1874/2014/QĐ-TTg ngày 13/10/2014 của chính phủ phê duyệt QHTT phát triển KT-XH vùng KTTĐ miền Trung đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
19. Quyết định 318/QĐ-TTg ngày 04/3/2014 của chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển dịch vụ vận tải đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
20. Quyết định 163/QĐ-UBND tỉnh Quảng Ngãi ngày 03/6/2015 phê suyệt QH phát triển du lịch huyện đảo Lý Sơn
21. Quyết định 316/QĐ-UBND tỉnh Quảng Ngãi ngày 24/9/2015 phê duyệt Đề án xây dựng huyện đảo Lý Sơn mạnh về kinh tế, vững chắc về quốc phòng, an ninh đến năm 2020.
22. Quyết định số 555/QĐ-UBND tỉnh Quảng Ngãi ngày 11/8/2017 phê duyệt quy hoạch điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030.
23. Quyết định 579/2017/QĐ-UBND tỉnh Quảng Ngãi ngày 21/8/2017 phê duyệt Đồ án xây dựng huyện Lý Sơn tỷ lệ 1/2.000.
24. Quyết định 568/2010/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của chính phủ phê duyệt QH phát triển kinh tế đảo Việt Nam đến năm 2020.
25. Quyết định số 124/2011/QĐ-TTg ngày 20/1/2011 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng KKT Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025.
26. Quyết định số 56/2019/QĐ-UBND tỉnh Quảng ngãi ngày 22/1/2019 phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của huyện Lý Sơn.
27. Quyết định 147/2020/QĐ-TTg ngày 22/1/2020 của Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030.
28. Sở TNMT Quảng Ngãi (2016). QH bảo tồn ĐDSH tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.
29. Trần Đức Thạnh, Trần Đình Lân, Nguyễn Hữu Cử. 2008. Tài nguyên vị thế biển Việt Nam: Định dạng, tiềm năng và định hướng phát huy giá trị. Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba.
30. Dư Văn Toán. 2017. Môi trường sinh thái biển đảo Lý Sơn và giải pháp phát triển bền vững. Tạp chí môi trường chuyên đề II/2017
31. Lê Kim Thoa và cs (2014). Đảo và quần đảo Việt Nam trên Biển Đông trong phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng. Tạp chí Sience & Technology Development, Vol 17, No. XI-2014
32. Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi (2017). Đề án phát triển kinh tế biển, đảo Quảng Ngãi đến năm 2020.
33. UBND huyện Lý Sơn. Niên giám thống kê huyện Lý Sơn năm 2019.
34. Lê Huy Y (2014), Về một khả năng cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho huyện đảo Lý Sơn và nhiều đảo khác một cách bền vững bằng thăm dò và xây dựng các giếng khoan khai thác nước ngầm. Group Địa Chất Việt Nam Public Group Facebook.
PHỤ LỤC
Bảng 1. Kết quả đo đạc phân tích chất lượng nước hồ Thới Lới - huyện Lý Sơn (phần 1)
Stt KHM TSS NH4+ NO2- NO3- PO43- P tổng N tổng Pb Cd Asen Hg Fe Cu Zn Mn Cr Ni Cl- F- Cr 6+ mg/l mgN/l mgN/l mgN/l mg/l mg/l mgN/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l 1 LSNM1 28,05 0,763 0,054 <0,055 <0,02 <0,02 0,805 < 0,003 < 0,002 0,007 <0,0005 0,091 < 0,02 0,048 0,031 <0,005 <0,003 27,1 <4,5 <0,002
Bảng 2. Kết quả đo đạc phân tích chất lượng nước hồ Thới Lới - huyện Lý Sơn (phần 2)
Stt KHM Kinh độ Vĩ độ
HCBVTV clo hữu cơ HCBVTV lân hữu cơ
Lindan DDTS Heptachlor Endrin Aldrin Fenitrothion Malathion Parathion Cholorpyrifos Profenofos
Bảng 3. Kết quả đo đạc phân tích chất lượng nước biển ven bờ đảo Lý Sơn (phần 1)
Stt KHM Kinh độ Vĩ độ
Phenol Tổng
dầu mỡ BOD5 COD SO42- S2- CN- TSS NH4+ NO2- NO3- PO43- P tổng
mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mgN/l mgN/l mgN/l mg/l mg/l
10 LSNB1 109o8'33'' 15o22'40'' nd 0,11 6,8 10,2 9,8 2,9 nd 20,2 0,519 0,037 <0,055 <0,02 <0,02
11 LSNB2 109o7'10'' 15o22'11'' nd 0,17 9,5 14,7 6,7 2,3 nd 30,1 0,315 0,019 <0,055 <0,02 <0,02
12 LSNB3 109o6'11'' 15o22'26'' nd 0,08 12,1 7,9 11,8 4,1 nd 30,8 0,458 0,039 <0,055 <0,02 <0,02
Bảng 4. Kết quả đo đạc phân tích chất lượng nước biển ven bờ đảo Lý Sơn (phần 2)
Stt KHM SiO32- N tổng Pb Cd Asen Hg Fe Cu Zn Mn Cr Ni Cl- F- Cr6+ mg/l mgN/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l 10 LSNB1 3,9 0,319 < 0,003 < 0,002 0,006 <0,0005 0,081 < 0,02 0,041 0,042 < 0,005 < 0,003 12220,9 < 4,5 < 0,002 11 LSNB2 4,9 0,478 < 0,003 < 0,002 0,002 <0,0005 0,092 < 0,02 0,039 0,048 < 0,005 < 0,003 13560,5 <4,5 < 0,002 12 LSNB3 2,8 0,845 < 0,003 < 0,002 0,001 <0,0005 0,084 < 0,02 0,059 0,047 < 0,005 < 0,003 14777,8 < 4,5 < 0,002
Bảng 5. Kết quả đo đạc phân tích chất lượng nước ngầm huyện Lý Sơn (phần 1) Stt KHM Kinh độ Vĩ độ SO4 2- TSS NH4+ NO2- NO3- PO43- P tổng CaCO3 SiO3 2- N tổng Pb mg/l mg/l mgN/l mgN/l mgN/l mg/l mg/l mg/l mg/l mgN/l mg/l 1 LSNN1 109o06’01’’ 15o22’35’’ 12,5 < 2,5 0,362 0,031 <0,055 <0,02 <0,02 110,5 3,2 0,472 < 0,003 2 LSNN2 109o6'48'' 15o22'33'' 15,9 < 2,5 0,261 0,029 <0,055 <0,02 <0,02 101,1 4,6 0,381 < 0,003 3 LSNN3 109o7'42'' 15o22'38'' 20,8 < 2,5 0,345 0,041 <0,055 <0,02 <0,02 109,6 3,2 0,516 < 0,003 4 LSNN4 109o8'17'' 15o22'43'' 30,3 < 2,5 0,115 0,022 <0,055 <0,02 <0,02 101,9 4,5 0,358 < 0,003 5 LSNN5 109o8'20' 15o23'08'' 18,9 < 2,5 0,118 0,032 <0,055 <0,02 <0,02 112,9 4,4 0,215 < 0,003 6 LSNN6 109o7'19'' 15o23'13'' 38,1 < 2,5 0,261 0,018 <0,055 <0,02 <0,02 108,3 4,1 0,349 < 0,003 7 LSNN7 109o6'04' 15o23'02'' 29,5 < 2,5 0,345 0,021 <0,055 <0,02 <0,02 102,6 2,8 0,961 < 0,003 8 LSNN8 109o4'43'' 15o22'22'' 40,8 < 2,5 0,115 0,042 <0,055 <0,02 <0,02 108,7 2,4 0,947 < 0,003
Bảng 6. Kết quả đo đạc phân tích chất lượng nước ngầm huyện Lý Sơn (phần 2) Stt KHM Cd Asen Hg Fe Cu Zn Mn Cr Ni Cl- F- Cr6+ mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l mg/l 1 LSNN1 < 0,002 0,004 <0,0005 0,076 < 0,02 0,062 0,028 <0,005 <0,003 20,5 < 4,5 <0,002 2 LSNN2 < 0,002 0,003 <0,0005 0,056 < 0,02 0,051 0,030 <0,005 <0,003 42,6 <4,5 <0,002 3 LSNN3 < 0,002 0,005 <0,0005 0,065 < 0,02 0,048 0,025 <0,005 <0,003 15,2 < 4,5 <0,002