Văn hóa – Giáo dục –Y tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ đề xuất mô hình phát triển kinh tế xã hội bền vững huyện đảo lý sơn, tỉnh quảng ngãi​ (Trang 44)

1.4.4.1 Văn hóa, thông tin, thể dục thể thao

Về văn hóa, thể dục thể thao: Hiện trên địa bàn huyện có 01 trung tâm văn hóa thể dục thể thao, 02 khu văn hóa của 02 xã (An Vĩnh và An Hải), 04 nhà văn hóa thôn, các di tích lịch sử văn hóa tâm linh, tín ngưỡng, tôn giáo: Đình, chùa, miếu, nhà thờ, vạn lăng.

Các hoạt động văn hoá thông tin kịp thời đáp ứng công tác tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước góp phần thực hiện các nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Đài truyền thanh huyện đã được nâng cấp phòng bá âm, trang bị thêm một máy phát sóng, nâng cấp Ăngten phát sóng. Hệ thống các thiết chế văn hóa được xây dựng bao gồm nhà văn hoá trung tâm, thư viện huyện và 2 hệ thống đài truyền thanh. Trong các năm qua, tỉnh đã đầu tư tôn tạo các di tích lịch sử, các công trình văn hóa tại huyện như: Nhà trưng bày di tích Đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa, Miếu Hoàng Sa và Nhà thờ Phạm Quang Ảnh, phục dựng đình làng Lý Vĩnh nằm trong quần thể di tích Đội Hoàng Sa kiêm quản Trường Sa tại đảo Lý Sơn. Ngoài ra, việc đầu tư xây dựng Nhà văn hóa huyện và sân vận động từ những năm trước đây đã đóng góp vào việc phát triển các hoạt động của ngành VH – TT, đảm bảo phần nào nhu cầu về văn hóa và TD – TT của nhân dân trong huyện.

1.4.4.2. Giáo dục

Trên toàn huyện có 10 trường:

- Cấp mầm non: Có 03 trường với 35 phòng học. Tổng diện tích là: 10.690 m2. Tổng số giáo viên là 48 người và tổng số học sinh là 1.100.

- Cấp tiểu học: Có 04 trường với 51 phòng học và 67 lớp học. Tổng diện tích là: 15.213 m2. Tổng số giáo viên là 100 người và số học sinh là 1.934.

- Cấp trung học cơ sở: Có 02 trường với 42 phòng học và 02 nhà công vụ giáo viên. Tổng diện tích là: 18.548m2. Tổng số giáo viên là 100 người, số học sinh là 1.345. - Cấp trung học phổ thông: Có 01 trường với 20 phòng học, 05 phòng chức năng, 01 nhà tập đa năng và 02 nhà công vụ cho giáo viên. Tổng diện tích là 11.900m2. Số giáo viên là 47, số học sinh là 749. Năm 2018 có 290 học sinh dự thi tốt nghiệp trưng học phổ thổng và tỷ lệ đỗ là 100%.

Về cơ bản đảm bảo điều kiện cho học sinh học 01 buổi trong ngày theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện nay giáo dục đào tạo của huyện vẫn còn một số tồn

tại: diện tích đất nhiều trường không đạt chuẩn; còn nhiều phòng học tạm, thiếu phòng học cho học sinh học 2 buổi/ngày; chất lượng dạy và học một số nơi chưa cao. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ dạy học vẫn còn thiếu. Các trường mầm non chưa được quan tâm đúng mức.

1.4.4.3. Y tế

Trong những năm qua, huyện đã thực hiện tốt công tác phòng chống dịch bệnh, tuyên truyền công tác vệ sinh môi trường, giáo dục sức khỏe, phòng chống dịch bệnh vào mùa hè, mùa mưa bão, tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hiện có 01 Bệnh viện quân dân y kết hợp có diện tích 10.605 m2, 01 trạm y tế tại xã An Bình và 01 trạm y tế xã An Hải; hiện tại bệnh viện quân dân y kết hợp đã trang bị một số máy phục vụ cho việc khám chữa bệnh như: 03 máy siêu âm, 02 máy điện tim; 01 máy điện não; 02 máy chụp X quang, 01 máy huyết học; ngoài ra còn có một số trang thiết bị khác dùng để khám chữa bệnh thông thường.Tuy nhiên với khả năng đáp ứng của ngành y tế còn hạn chế nên khoảng cách và mức độ hưởng thụ các dịch vụ y tế còn chênh lệch. Hoạt động xã hội hoá công tác y tế chưa được quan tâm đúng mức. Công tác khám chữa bệnh luôn được quan tâm điều trị kịp thời, tinh thần trách nhiệm và thái độ phục vụ bệnh nhân của đội ngũ y, bác sỹ ngày càng được nâng lên. Đã phối hợp với các bệnh viện tuyến trên về khám bệnh, cấp thuốc miễn phí cho nhân dân, cụ thể như bố trí phòng khám cử y, bác sỹ cùng hỗ trợ khám và cấp phát thuốc, qua đó góp phần nâng cao sức khỏe cho người dân. Công tác tiêm phòng bảo vệ chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em được quan tâm thường xuyên, đến nay tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi còn 20,9%.

1.4.4.4. Hạ tầng cơ sở + Giao thông

Đường bộ: Tổng số km các tuyến đường trên địa bàn huyện là 30,451 km. trong đó:

- Đường kết hợp với kè phía Đông Nam đảo dài 5,951 km, mặt đường bê tông xi măng, nền đường rộng 6,5m, hiện đang tiếp tục thi công giai đoạn 2 với chiều dài 1.884m.

- Đường thôn, xóm dài 8,0km hầu hết đã được bê tông xi măng hoặc lát đá chẻ, mặt đường rộng từ 1,5m đến 2,5m.

Nhìn chung, hệ thống giao thông của huyện đầu tư năm 1997 đảm bảo phục vụ giao thông, sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên, hiện nay mặt đường đã xuống cấp, nhỏ hẹp, hệ thống thoát nước chưa được hoàn thiện nên thường xuyên bị ứ đọng nước, gây khó khăn cho hoạt động giao thông, chưa đáp ứng nhu cầu với sự phát triển hiện nay.

Đường thủy đóng vai trò hết sức quan trọng đối với quá trình phát triển của huyện đảo Lý Sơn, gắn liền với sự phát triển của đảo và đất liền tạo đòn bẩy cho sự phát triển các ngành nghề khác như: Thương mại, dịch vụ, du lịch, nông nghiệp. Trên địa bàn huyện hiện tại có 2 tuyến đường thủy (tuyến Lý Sơn - Sa Kỳ và tuyến Đảo lớn - Đảo Bé) do Sở giao thông vận tải tỉnh Quảng Ngãi quản lý; 01 cảng Lý Sơn kết hợp giao thông do Ban quản lý cảng Lý Sơn quản lý, 01 vũng neo trú tàu thuyền do Ban quản lý vũng neo trú tàu thuyền trực thuộc Sở NN&PTNT tỉnh quản lý; 01 cầu cập quân sự xã An Bình, 01 cầu cập quân sự xã An Hải; số lượng tàu thuyền hoạt động trên tuyến Lý Sơn - Sa Kỳ, gồm 04 chiếc tàu chở khách (tàu cao tốc) và 09 tàu vận tải hàng hóa, 03 tàu chở nhiên liệu; số lượng tàu thuyền hoạt động tuyến Đảo lớn - Đảo Bé là 03 chiếc.

Nhìn chung, các tuyến giao thông biển đều hoạt động ổn định trong mùa không mưa bão. Tuy nhiên, vào mùa mưa bão việc đi lại gặp nhiều khó khăn và nguy hiểm do các tàu đều ở dạng nhỏ và trung bình. Tuyến tàu cao tốc thời gian qua do giá xăng dầu biến động nên việc đầu tư mở rộng, nâng cấp tuyến còn hạn chế.

Đường hàng không: Có 02 sân bay trực thăng; (01 tại thôn Đông, An Hải; 01 tại xã An Bình) chủ yếu để phục vụ cho mục đích quốc phòng.

+ Điện

Từ ngày 15/IX/2014 đến nay người dân trên đảo đã được sử dụng điện lưới quốc gia kéo từ đất liền ra đảo bằng hệ thống cáp ngầm với chiều dài 26.475m, hệ thống đường dây trung áp dài 17.216m, đường dây hạ áp dài 27.120m và có 23 trạm biến áp; riêng xã An Bình (Đảo Bé) sử dụng điện năng lượng mặt trời, do Tỉnh Đoàn Quảng Ngãi và các đơn vị tài trợ, nhưng cũng chỉ đáp ứng cho thắp sáng sinh hoạt chưa đáp ứng cho phát triển kinh tế - xã hội.

+ Thủy lợi

Vì là huyện đảo nên hệ thống cấp nước phục vụ cho nông nghiệp chủ yếu dựa vào nước giếng khoan và giếng khơi khai thác từ nguồn nước ngầm. Hiện nay trên địa bàn huyện có 04 mương dẫn nước chống úng với chiều dài 5.000m tại xã An Vĩnh 2.000m và 3.000m tuyến mương tại xã An Hải (khu vực hồ Thới Lới).

Về cấp thoát nước

- Cấp nước: Đến nay, trên địa bàn huyện vẫn chưa có Nhà máy cung cấp nước sạch nên việc cung cấp nước sinh hoạt, nước phục vụ cho sản xuất công nghiệp chủ yếu dựa vào vào các giếng nước ngầm, riêng nước sinh hoạt 2/3 dân trên đảo phải vận chuyển xa từ 2-3km.

Hiện tại trên địa bàn huyện có 01 hồ chứa nước Thới Lới có dung tích thiết kế 270.000m3, phục vụ tưới cho khoảng 60 ha đất sản xuất nông nghiệp, cung cấp nước sinh hoạt cho 1.000 hộ dân của xã An Hải và cung cấp nước cho khoảng 300 tàu thuyền bằng hệ thống ống dẫn tuy nhiên, hiện nay mới chỉ phục vụ cho tưới tiêu 60ha sản xuất nông nghiệp; ngoài ra đã đầu tư kiên cố hóa hơn 02 km tuyến kênh mương thoát nước nội đồng (tuyến mương đồng sũng, khu dân cư 773 xã An Hải, Mai Ngọc Viên ra biển, bàu Cả Dương ra biển…)

- Thoát nước: Hệ thống thoát nước chỉ có trên các tuyến chính và chưa được đầu tư đồng bộ vì vậy thường bị úng ngập khi có mưa lũ lớn.

+ Hạ tầng đô thị

Hiện khu vực trung tâm huyện có một số công trình của cơ quan nhà nước như: Trung tâm văn hóa thể dục thể thao; Tòa án nhân dân huyện; Trụ sở làm việc UBND huyện; Trụ sở làm việc Huyện ủy; Công an huyện; Kho bạc nhà nước huyện… khu dân cư hiện trạng, khu dân cư rừng Nhợ giai đoạn I quy mô 0,75ha; Nâng cấp, mở rộng tuyến đường trung tâm huyện dài 1,5km, rộng 18m; đang thi công tuyến đường từ Trung tâm huyện đến UBND xã An Hải với chiều dài 2.037m gồm 04 tuyến. hệ thống điện đường chiếu sáng trên tuyến đường Trung tâm huyện từ Bệnh viện Lý Sơn đến Trung tâm VH-TT huyện; Đang triển khai thi công gần xong hệ thống cấp nước sinh hoạt tại khu vực Trung tâm huyện với công suất 1.000m3/ngày đêm. Ngoài ra, Công ty Mường

dâng; để hạn chế tình trạng sạt lở Trung ương đã đầu tư xây dựng kè chắn sóng phía Đông Nam đảo dài 4.269m, hiện đang tiếp tục triển khai thi công kè chắn sóng phía Đông Nam đảo giai đoạn 2 với chiều dài 1.884m.

+ Hạ tầng thương mại, dịch vụ

- Về thương mại: Hiện có 04 chợ; 01 kho lương thực, thực phẩm của công ty lương thực Quảng Ngãi; 05 đại lý và nhiều cửa hàng buôn bán lớn, nhỏ nằm rải rác trên toàn huyện.

- Về dịch vụ: Trên địa bàn huyện có trên 16 cơ sở dịch vụ lưu trú là khách sạn, nhà nghỉ và các dịch vụ homestay của người dân; các điểm dịch vụ ăn, uống, hơn 16 xe ô tô, 09 xe taxi phục vụ vận chuyển đưa đón khách.

Tuy nhiên, thương mại - dịch vụ phát triển còn nhỏ lẻ, nhất là khu vực Trung tâm huyện chưa được đầu tư siêu thị, nhà hàng, khách sạn, ảnh hưởng đến các tiêu chí đô thị như tiêu chí lao động phi nông nghiệp; Vì vậy, xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại như chợ, siêu thị, kho lương thực, xăng dầu… để đáp ứng nhu cầu trao đổi, mua sắm hàng hóa của người dân.

+ Hạ tầng khoa học công nghệ và thông tin

Về thông tin liên lạc: Hiện có 03 mạng điện thoại chính như: Vinaphone, Mobiphone, Viettel, phủ sóng trên toàn huyện và cả khu vực ven biển cách đảo khoảng 10 đến 15 hải lý. Hầu hết các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện đã nối mạng Internet và các điểm Iternet công cộng tại các thôn phục vụ cho đời sống sinh hoạt của nhân dân. Về thông tin tuyên truyền: Có 01 Đài truyền thanh phát lại truyền hình huyện phát 3 lần/ngày đến tận khu dân cư bằng hệ thống dây truyền thanh dài khoảng 15 km và loa phóng thanh.

+ Quốc phòng – An ninh

Đảo Lý Sơn cách quần đảo Trường Sa 445 hải lý về phía Đông Nam, quần đảo Hoàng Sa 130 hải lý về phía Đông Bắc; cách đường hàng hải quốc tế 35 hải lý về phía Đông và được xem như một hạm đội nổi trên biển Đông vì vậy huyện đảo Lý Sơn giữ một vị trí chiến lược quan trọng về quân sự trên vùng biển Đông Việt Nam. Xét tổng thể trên địa bàn tỉnh thì huyện đảo Lý Sơn nằm án ngữ trên tuyến đường biển từ Bắc vào Nam, đồng thời là con đường ra biển Đông của khu vực kinh tế trọng điểm miền Trung qua cửa khẩu Dung Quất. Với vị trí như trên, Lý Sơn trở thành một đơn vị hành chính

có vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển biển đảo của cả nước, có nhiều điều kiện thuận lợi cho việc phát triển KT - XH trong tương lai.

Đảo Lý Sơn nằm trong Quy hoạch tổng thể phát triển KT - XH dải ven biển miền Trung Việt Nam đến năm 2020 đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 61/2008/QĐ-TTg ngày 09/5/2008. Trong đó Chính phủ chủ trương đẩy mạnh phát triển kinh tế đảo, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển KT - XH với bảo vệ quốc phòng an ninh và môi trường sinh thái, tăng cường hợp tác quốc tế để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, thềm lục địa và lãnh hải; hình thành các trung tâm tiến ra biển của cả nước ở miền Trung và ở địa bàn mỗi tỉnh, mỗi tiểu vùng trên cơ sở phát triển các đô thị ven biển và hướng biển, các khu kinh tế, khu công nghiệp và khu du lịch ven biển. Để phát triển kinh tế biển đảo, cần phải đầu tư xây dựng công trình kết cấu hạ tầng phục vụ nhu cầu quốc phòng, an ninh kết hợp kinh tế dân sinh trên các huyện đảo, hỗ trợ phát triển nghề cá xa bờ và một số tuyến đường ven biển, cầu cảng, khu dịch vụ hậu cần nghề cá, các khu neo đậu tàu thuyền tránh trú bão, hồ chứa nước, trạm phát điện sức gió, xử lý chất thải rắn… Về phát triển du lịch biển đảo và ven biển nhanh chóng trở thành một ngành kinh tế chủ lực của kinh tế biển, có thứ hạng cao của cả nước.

Do đó, việc đầu tư xây dựng Lý Sơn mạnh về kinh tế, vững chắc về quốc phòng, an ninh, một đảo du lịch có tầm cỡ quốc gia sẽ thu hút được các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài, gắn lợi ích của các nhà đầu tư tại vùng lãnh thổ đặc thù này sẽ trở thành một chiến lược phòng thủ quốc phòng toàn dân hữu hiệu nhất..

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường huyện đảo Lý Sơn

- Phạm vi vùng nghiên cứu: Huyện đảo Lý Sơn là huyện đảo nằm phía Đông của tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền 18 hải lý, có tọa độ địa lý từ 15032’04’’ đến 15038’14’’ vĩ độ Bắc và 109005’04’’ đến 109014’12’’ kinh độ Đông

Hình 2.1. Phạm vi vùng nghiên cứu

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội của huyện đảo Lý Sơn;

- Đánh giá tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội của huyện đảo Lý Sơn.

- Đề xuất mô hình phát triển kinh tế - xã hội bền vững huyện đảo Lý Sơn.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp kế thừa

Tham khảo và kế thừa một số tài liệu, kết quả có liên quan đã được nghiên cứu trước đây của các tác giả, cơ quan, tổ chức khác. Những tài liệu và kết quả này là đặc biệt quan trọng trong việc định hướng, phân tích và đánh giá trong quá trình nghiên cứu.

2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa

Tiến hành khảo sát thực địa, tại huyện đảo Lý Sơn thu thập tất cả các số liệu, tư liệu hiện trạng được ghi chép có hệ thống. Phiếu câu hỏi điều tra được lập sẵn với các

tra. Thực địa, điều tra, khảo sát tổng hợp ngoài hiện trường nhằm bổ sung tài liệu, số liệu và kiểm tra, đánh giá lại tài liệu kế thừa. Đây là một phương pháp trực quan và luôn được coi là phương pháp tốt nhất trong nghiên địa lý và môi trường. Tuy nhiên, việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ đề xuất mô hình phát triển kinh tế xã hội bền vững huyện đảo lý sơn, tỉnh quảng ngãi​ (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)