ra từ hoạt động núi lửa, như là một cánh đồng hỏa sơn, làm thành cơ sở tự nhiên quan trọng để phát triển du lịch sinh thái biển - đảo và được xem là một loại tài nguyên thiên nhiên gồm các giá trị khoa học, giá trị văn hóa - xã hội, giá trị kinh tế và giá trị về trụ cột của hệ sinh thái hay giá trị về phong cảnh.
Tiềm năng sinh thái địa hình trên đảo Lớn Lý Sơn có 06 ngọn núi lửa: (1) Thới Lới cao 149m, phun nổ cách ngày nay 1 triệu năm, đây là hai miệng núi lửa kép, làm thành cụm núi lửa từ Thới Lới đến Chùa Hang với cấu tạo đặc biệt gồm hai núi lửa chồng lên nhau; (2) Giếng Sỏi cao 106m; (3) Giếng Tiền cao 86m; (4 - 5) Hai miệng núi lửa Hang Câu và Chùa Hang phun nổ cách đây khoảng 9 - 11 triệu năm; (6) Hòn Vung.
+ Trên đảo Bé có núi lửa Hòn Đụn phun trào cách đây khoảng 1 triệu năm + Trên thềm biển quanh đảo có 25 đến 30 niệng núi lửa có kích thước nhỏ hơn, trong đó, ba núi lửa ngầm dưới biển đã xác định gồm: (1) nằm ở độ sâu 40 – 50 m phía Nam đảo Lớn; (2) ở phía Tây đảo Lớn; (3) nằm dưới biển kề hòn Đụn đảo Bé.
Hình 3. 4: Núi lửa Giếng Tiền Hình 3. 5: Toàn cảnh các núi lửa trên đảo Lý Sơn Lý Sơn
Qua 200.000 năm hoạt động, mỗi đợt phun trào núi lửa tạo thành nhiều lớp dung nham có bề dày khác nhau, do đó, đây có thể xem là một bảo tàng tự nhiên về hoạt động núi lửa hiếm có trên thế giới, có tầm một công viên địa chất toàn cầu.
Cùng với tài nguyên địa hình núi lửa, vùng biển - đảo Lý Sơn có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học phong phú với các hệ sinh thái (HST) điển hình là các HST ở vùng bãi bờ đá bazan phân bố trên nền cát đáy, đến các bãi biển, các HST bãi triều, thảm cỏ biển, rong biển và các HST rạn san hô, hình thành nên 3 hệ sinh thái đặc trưng như: hệ sinh thái vùng triều, hệ sinh thái thảm cỏ biển và hệ sinh thái rạn san hô với trên 700 loài động thực vật biển được xác định. Trong đó có 157 loài san hô, 202 loài cá biển, 137 loài rong biển, 96 loài giáp xác, 40 loài da gai, 6 loài cỏ biển, ... Ngoài ra còn có 25 loài nằm trong danh mục các loài thuỷ sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng ở Việt Nam cần được bảo vệ, phục hồi và phát triển
Về HST rạn san hô trên vùng biển xung quanh huyện đảo Lý Sơn theo điều tra của Viện kỹ thuật biển (2012) có ít nhất 157 loài san hô cứng tạo rạn thuộc 18 họ san hô. Sự phổ biến của san hô ven đảo Lý Sơn khá cao với độ che phủ đạt trên 50%, phân bố từ độ sâu 1 m đến 30 m so với mặt nước biển, làm thành tiềm năng cho du lịch lặn biển thăm, khám phá thủy cung san hô biển Lý Sơn, ngắm nhìn sự đa dạng các loài san hô mà ưu thế trong hệ sinh thái rạn san hô của Lý Sơn là các loài san hô sừng hươu (họ Acroporidae, Poritidae), san hô hình bẹ lá, san hô khối (họ Poritidae, Faviidae). Các loài san hô thân mềm, trên vùng biển Lý Sơn có 85 loài san hô mềm được tìm thấy 10 giống và 5 họ. Giống Sinularia đa dạng nhất với 24 loài, Lobophytum có 15 loài và Sarcophyton có 13 loài; Đảo Lớn có 49 loài trong khi đảo Bé có 20 loài.
Mức độ ĐDSH trong các HST cỏ biển vùng biển quần đảo Lý Sơn là khá cao với 7 loài, chỉ kém Phú Quý (8 loài), Phú Quốc (9 loài), Côn Đảo (10 loài). Diện tích thảm cỏ biển Lý Sơn khoảng 44,7 ha; Cỏ biển phân bố rải rác quanh đảo nhưng tập trung tại phía Tây Nam và Đông Nam. Nghiên cứu mặt rộng cho thấy, cỏ biển thường phân bố ở độ sâu 0,5 đến 2 m có nơi đến 3 m; phân bố chỉ cách bờ khoảng 150 m. Đây là cơ sở để làm thành bãi đẻ cho nhiều loài sinh vật biển.
HST vùng triểu ở ven biển huyện đảo Lý Sơn phần lớn là các HST vùng triều cát được tạo thành bởi cát nhỏ, các mảnh vụn san hô, thân mềm, trên bề mặt nền đá gốc hoặc thềm san hô nhô lên khi nước triều xuống thấp. HST vùng triều ven biển Lý Sơn
có giá trị rất lớn đối với công đồng người dân trên đảo với nhiều loài nhuyễn thể đặc sản và tiềm năng cho loại hình du lịch tắm biển.
HST rong biển tạo nên nguồn lợi rong biển lớn cho quần đảo Lý Sơn và là một nguồn lực cho du lịch sinh thái, trong đó có các sản phẩm ẩm thực rong biển. Kết quả điều tra, khảo sát hiện trạng nguồn lợi rong biển ven đảo huyện Lý Sơn trong hai năm 2017 - 2018 đã xác định được 143 loài rong biển thuộc 36 họ, 18 bộ của 4 ngành rong. Ghi nhận được 60 loài rong biển kinh tế; 3 loài rong biển nguy cấp, quý, hiếm cần ưu tiên bảo vệ. Một số nhóm loài rong biển kinh tế có sinh lượng lớn như rong mơ (Sargassum), rong câu (Gracilaria, Hydropuntia), rong guột (Caulerpa), rong đá cong (Gelidiella) có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống của người dân trên đảo. Làm thành sản phẩm ẩm thực có rau câu chân vịt (rong kỳ lân, rong đá, rong chân vịt) sống trong bám vào bề mặt rạn đá hay san hô cách mặt nước từ 1 - 5 m, có thể khai thác quanh năm, nhưng nhiều nhất vào thời gian từ tháng 3 đến tháng 6, tạo nên một nghề truyền thống của ngư dân huyện đảo. Sản phẩm này thường được chế biến tươi thành các món ăn hoặc nấu thành chè rong câu.
Tiềm năng cho du lịch sinh thái còn được bổ sung bởi tài nguyên đa dạng sinh học ven bờ đảo làm thành nguyên liệu cho du lịch ẩm thực, đó là: cua dẹp Lý Sơn; cua huỳnh đế, cua mặt trăng, ốc tượng, ốc cừ (ốc xà cừ), hàu son, sứa, nhum biển, tôm hùm, hải sâm, ngọc nữ, bào ngư, … xa hơn, trong các rạn san hô quanh đảo có huệ biển, hải sâm, cua, ghẹ, tôm, …
Hệ sinh thái trên đảo còn lưu giữ lại các loài cây thuốc phổ biến khác như sâm biển xanh, sâm biển đỏ, cỏ xước, cà dây leo, sâm đất, nhàu, thù lù, lạc tiên, nhãn rừng, cách, cỏ tranh, cỏ ba chỉ, cỏ hạch, đặc biệt là loài cam đường dại có vị ngọt chua nhưng so với các trái cây dại mọc thì vẫn ngọt hơn nhiều nên được gọi là cam đường, nếu được phát triển có thể làm thành các sản phẩm phục vụ du lịch chữa bệnh liên kết với hoạt động du lịch nghỉ dưỡng biển – đảo hay chế biến thành nước giải khát, rượu khai vị, hoặc các sản phẩm đặc thù như rượu sim, si rô sim, … ở Phú Quốc hay rượu sâm đất, cao sâm đất của Côn Đảo.
Di chỉ khảo cổ học cho thấy, cách đây khoảng 2.500 năm đến 3.000 năm cư dân thời tiền sử thuộc văn hóa Sa Huỳnh đã cư trú trên đảo Lý Sơn. Họ sống quần cư dọc theo hai dòng suối nước ngọt đó là suối Ốc và suối Chình (nay đã bị bồi lấp). Văn hóa Sa Huỳnh được phát hiện thông qua các hiện vật là các công cụ canh tác nông nghiệp và chế biến nông sản, cũng như di cốt song táng người cổ Sa Huỳnh vào các năm 1996 và 1997. Kế tiếp là văn hóa Chăm Pa trong các dấu tích chứa trong tầng văn hoá lớp trên của di chỉ Xóm Ốc và Suối Chình, hiện nay còn một số di tích thuộc nền văn hoá Chăm Pa tại đảo Lý Sơn như giếng Chăm, di tích Bà Trời thờ thánh mẫu thiên Y A Na, miếu Bà Lồi, chùa Hang.
Về các di tích văn hóa vật thể có các chùa am, nổi tiếng nhất là Đình An Hải, rồi đến các danh thắng quan trọng như Chùa Đục nằm trong một hang đá trên núi Giếng Tiền cách mặt biển chừng 80m. Phía Đông chùa có bàn cờ tiên - nơi chư tiên thường xuống đánh cờ. Chùa Hang còn gọi là Thiên Khổng Thạch Tự nằm dưới chân núi Thới Lới. Hang có nhiều ngóc ngách kỳ thú nên gắn với truyền thuyết “Đường lên Trời - Đường xuống Âm phủ”. Trong hang có những kỷ đá rất đẹp, trước cửa hang là dãy bàng cổ thụ và tượng Quan Thế Âm hướng ra biển. Trong số đó có 3 di tích lịch sử quan trọng là di chỉ Sa Huỳnh, chùa Hang và đình làng An Hải; … cùng với nhiều phong cảnh đẹp của nét yên tĩnh hoang sơ, bãi biển, ghềnh đá và các hang động tự nhiên như hang Câu, hang Cò, hang Kẻ Cướp, miệng núi lửa thu hút nhiều du khách ra đảo tham quan, thưởng ngoạn và nghỉ dưỡng.
Di sản văn hóa phi vật thể hình thành nên lễ “Khao lề thế lính” tổ chức hàng năm để tri ân các hùng binh hi sinh vì đất mẹ, đó là việc hàng năm theo lệnh triều đình giao phó lấy 70 đinh khỏe mạnh ở An Hải và An Vĩnh của Cù lao Ré sung vào các đội Hoàng Sa và Bắc Hải, mang theo 6 tháng lương trên 5 thuyền buồm thực hiện nhiệm vụ đặc biệt ngoài các đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Bên cạnh đó là di sản văn hóa biển của ngư dân với tục thờ Cá ông trong các miếu thờ nằm rải rác quanh đảo, nơi lưu giữ hài cốt của các ông cá (cá voi, cá heo, …) bị chết, trôi giạt vào đảo và bí mật của những hình nhân mộ gió đắp bằng cát mà chỉ Lý Sơn mới có, tạo nên những nét văn hóa đặc sắc của riêng Lý Sơn trong khu mộ gió.
- Cơ sở dịch vụ du lịch
Trên huyện đảo Lý Sơn đã có một số cơ sở lưu trú du lịch đạt tiêu chuẩn sao để có thể đón khách du lịch có khả năng chi trả cao hoặc khách du lịch quốc tế. Đến tháng
5/2020, huyện đảo Lý Sơn có hơn 130 cơ sở lưu trú đang hoạt động với khoảng 1.000 phòng, có thể tiếp nhận cùng lúc khoảng 3.000 khách, vượt chỉ tiêu đặt ra trong quyết định 163/QĐ-UBND về số lượng cơ sở lưu trú trên huyện đảo Lý Sơn đến 2025 (860 phòng). Trong đó có 11 khách sạn từ 1 sao đến 4 sao, 53 nhà nghỉ và 62 cơ sở homestay, 04 nhà trọ.
Hệ thống dịch vụ du lịch có 01 tàu đáy kính phục vụ du khách ngắm san hô; 80 xe du lịch từ 4 đến 16 ghế ngồi; 90 nhà hàng, quán ăn đáp ứng tốt nhu cầu sinh hoạt, ăn nghỉ, đi lại của du khách; ngoài ra các dịch vụ kinh doanh internet, karaoke, dịch vụ vui chơi, giải trí khác cũng phát triển đảm bảo chất lượng cung cấp việc làm cho khoảng 6.000 lao động.
- Chuỗi tăng trưởng giá trị du lịch 2008 - 2018
Trong những năm gần đây, giá trị ngành du lịch có tăng trưởng liên tục và cao
Bảng 3. 16: Sự phát triển chuỗi giá trị du lịch qua các năm
Năm Lượt khách (người) Doanh thu
(i)
(tỷ đồng)
Tỷ trọng góp trong GDP (%) Tổng số Quốc tế Nội địa
2008* 6.590 98 6.492 3,3 0,3
2014* 36.620 381 36.239 43,9 2,5
2019** 234.630 24.100 210.530 317,0 17,2
Nguồn: * Đề án phát triển kinh tế biển, đảo Quảng Ngãi đến năm 2020 [32] ** Báo cáo số 421-BC/HU về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2019
Theo báo cáo số 421-BC/HU về tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2019, hoạt động du lịch năm 2019 phát triển mạnh với cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch tiếp tục được đầu tư xây dựng, chất lượng dịch vụ từng bước được nâng lên; tính đến thời điểm hiện tại đã có 129 cơ sở lưu trú, 04 doanh nghiệp được cấp phép hoạt động kinh doanh lữ hành và 13 cá nhân có thẻ hướng dẫn viên tại điểm. Kết quả đạt được năm 2019 đã vượt mục tiêu đề ra cho năm 2025 trong quyết định 163/QĐ-UBND về số lượng khách, đặc biệt là khách quốc tế, về tỷ lệ đóng góp trong tổng GDP huyện, vượt chỉ tiêu về tổng doanh thu năm 2020, hướng tới mục tiêu về tổng doanh thu đề ra cho năm 2025 là 435,65
Từ định hướng ưu tiên phát triển lĩnh vực du lịch, để phát triển chuỗi giá trị du lịch, trong quyết định 163/QĐ-UBND đã định hướng các sản phẩm đặc thù trong chiến lược du lịch Lý Sơn là:
* Du lịch gắn với chủ quyền quốc gia là khai thác lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa để phát triển các sản phẩm du lịch tìm hiểu về chủ quyền biển đảo; tham quan, khám phá các di tích lịch sử - văn hóa gắn với Hải đội Hoàng Sa.
* Du lịch sinh thái trong khu bảo tồn (KBT) biển với quan sát, thám hiểm, nghiên cứu các HST biển trong KBT; công viên sinh thái biển; …
* Du lịch địa chất (nương theo giá trị của Công viên địa chất toàn cầu Lý Sơn – Sa Huỳnh) là: Khám phá, nghiên cứu các di sản địa chất, các dấu tích phun trào núi lửa và các sản phẩm lưu niệm liên quan.
* “Du lịch tỏi” tham quan nông trại, tìm hiểu quy trình trồng, thu hoạch, chế biến tỏi Lý Sơn; tìm hiểu các sản phẩm khai thác từ tỏi như khu nghỉ dưỡng gắn với trang trại trồng tỏi; Spa làm đẹp với tỏi; các sản phẩm từ tỏi,…
Các loại hình du lịch chính gồm: du lịch nghỉ dưỡng biển; du lịch văn hóa; du lịch homestay với các hộ gia đình trồng tỏi, làm ngư nghiệp, hộ cư dân gốc có di tích văn hóa, …; du lịch sinh thái. Các loại hình du lịch bổ trợ có du lịch mua sắm, vui chơi giải trí; du lịch ẩm thực.
* Mô hình Khai thác, nuôi trồng thủy – hải sản
- Đặc điểm chung nghề cá xa bờ miền Trung và Lý Sơn
Vùng biển miền Trung có độ sâu lớn nhất trong số các vùng biển Việt Nam, mực nuớc 30-50m cho đến 100m chỉ cách bờ biển có 3 - 10 hải lý, độ sâu từ 200 -500m chỉ cách bờ 20 - 40 hải lý, vùng sâu nhất đạt tới 4.000 - 5.000m. Tỷ lệ đàn cá nhỏ có kích thước dưới 5 x 20m chiếm tới 82% số đàn cá, các đàn vừa (10 x 20m) chiếm 15%, các đàn lớn (20 x 50m trở lên) chỉ chiếm 0,7% và các đàn rất lớn (20 x 500m) chỉ chiếm 0,1% tổng số đàn cá. Số đàn cá mang đặc điểm sinh thái vùng gần bờ chiếm 68%, các đàn mang tính đại dương chỉ chiếm 32%. Phân bố trữ lượng và khả năng khai thác cá đáy tập trung chủ yếu ở vùng biển có độ sâu dưới 50m (56,2%), tiếp đó là vùng sâu từ 51 - 100m (23,4%).
Theo vùng và theo độ sâu, nguồn lợi cá cũng khác nhau. Vùng biển Đông Nam Bộ cho khả năng khai thác hải sản xa bờ lớn nhất, chiếm 49,7% khả năng khai thác cả
nước, tiếp đó là Vịnh Bắc Bộ (16,0%), đứng thứ ba là biển miền Trung (14,3%), Tây Nam Bộ (11,9%), các gò nổi (0,15%), cá nổi đại dương (7,1%).
Theo đánh giá chung, các nguồn lợi hải sản ở các vùng biển ven bờ với mức nước sâu dưới 50m được xem là cạn kiệt. Từ năm 2000, sản lượng đánh bắt xa bờ đã chiếm từ 35% trở lên tổng sản lượng đánh bắt, trong đó, 82% sản lượng hải sản đánh bắt được là các loại cá, số còn lại là cua, mực, tôm các loại và một số loại hải sản khác.
Thêm vào đó, đánh giá của các chuyên gia về nghề khai thác cá biển ở nước ta được gọi là nghề cá nhân dân với sự phát triển của nghề cá mang tính chất tự phát trong suốt một thời gian dài đến nay, đây cũng là tình trạng chưa được tổ chức hiệu quả của nghề cá Lý Sơn. Điều này làm cho cường lực khai thác hay áp lực khai thác lên nguồn lợi ngày một tăng, mặc dù tổng sản lượng có thể duy trì ở mức tăng trường, nhưng năng suất bình quân (tấn/cv/năm) lại thể hiện khuynh hướng giảm.
Cùng với xu thế chung là rất nhiều loài cá, tôm là đối tượng khai thác truyền thống trước đây nay đã trở lên hiếm hoặc rất hiếm như cá đé, cá mòi, cá sủ, cá đường, tôm sú, tôm he, tôm hùm, ... Sự suy giảm còn thể hiện ở sự thay đổi chất lượng của sản lượng khai thác như tỷ lệ cá tạp/cá phân tăng lên và tỷ lệ cá có giá trị kinh tế giảm đi.
Đó là những yếu tố chung được cảnh báo trong các nghiên cứu chuyên ngành cần được chú ý khi tổ chức nghề cá xa bờ huyện đảo Lý Sơn theo hướng “làm ăn lớn, có