Năm Hệ số sản lượng/một CV (tấn/CV) Hệ số giá trị thực tế/một CV (tr. đ/CV) Hệ số sử dụng LĐ/CV (ng/CV) Hệ số giá trị thực tế/LĐ (tr.đ/LĐ) Số LĐ cho mỗi phương tiện 2010 0,85 17,31 0,089 193,54 6,98 2016 0,58 27,75 0,048 470,19 7,52 2018 0,50 22,68 0,049 461,07 6,08 2019 0,51 23,30 0,049 478,28 5,87
Kết quả trên cho thấy:
+ Hệ số sản lượng/mỗi CV giảm dần theo thời gian chứng tỏ “nguồn cung” từ ngư trường giảm sút, ảnh hưởng đến sản lượng đánh bắt, điều này cũng phù hợp với giá trị thu được đối với mỗi CV tàu thuyền đánh bắt của huyện đảo Lý Sơn, mặc dù thị trường đầu ra ổn định. Đây là điều cần được điều chỉnh về việc mở rộng vùng đánh bắt hay bổ sung thêm đối tượng đánh bắt vào danh mục các đối tương “ngoài truyền thống”. + Hệ số sử dụng lao động cho mỗi CV tàu cá là tương đối ổn định, song hệ số sử dụng lao động cho mỗi phương tiện giảm liên tục, đây là hiệu quả đầu tư của nhà nước và cộng đồng ngư dân về trang bị nghề cho hoạt động đánh bắt cá, vì thế, số lao động trên mỗi phương tiện ngày càng giảm.
+ Thu nhập của lao động nghề cá là tương đối ổn định thông qua hệ số giá trị của ngành/mỗi lao động, đây là tương quan thuận với sự giảm sút của sản lượng và giảm sút về giá trị trên mỗi CV tàu thuyền. Kết quả này đưa đến lưu ý là làm thế nào cho hệ số giá trị nghề cá cho mỗi lao động tăng lên tức là sự tăng tiến về thu nhập theo thời gian cho mỗi lao động mới có ý nghĩa về phát triển bền vững.
tượng nuôi là tôm hùm, cá bớp, cá mú, cá mè. Năm 2019, các hộ nuôi đã xuất bán được 189 tấn thủy sản các loại với giá trị thu được 23,4 tỷ đồng (Báo cáo số 421-BC/HU của huyện ủy Lý Sơn)
Bên cạnh việc nuôi thủy, hải sản biển, Viện Nghiên cứu Hải sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa nuôi thành công và chuyển giao công nghệ rong nho biển Nhật Bản tại huyện đảo Lý Sơn. Mô hình nuôi rong nho biển được Viện Nghiên cứu Hải sản (Bộ NN&PTNT) triển khai thực hiện trong 2 năm (2018 – 2019), được nuôi bằng nước biển trong 5 bể xi măng với diện tích 50m2. Trang thiết bị nuôi gồm vỉ lưới, máy sục khí và hệ thống xả thải.
Mô hình nuôi rong nho biển trong bể xi măng thành công mở ra hướng làm kinh tế mới cho người dân Lý Sơn, giúp người dân chuyển đổi ngành nghề, thay thế các phương thức canh tác không hiệu quả. Rong nho dễ nuôi, tốc độ phát triển nhanh, chi phí đầu tư thấp, vốn đầu tư ban đầu trên 120 triệu đồng để xây bể và mua trang thiết bị hỗ trợ, .... Rong nho giống có giá từ 60.000 - 80.000 đồng/kg. Thời gian thu hoạch ngắn, chỉ từ 30 - 40 ngày, những lần thu hoạch tiếp theo cách nhau 10 - 15 ngày. Một hộ gia đình tham gia thực hiện mô hình với diện tích khoảng 50m2/hộ, sau khi trừ chi phí, mỗi năm thu lãi trên 100 triệu đồng.
* Mô hình Nông, lâm kết hợp
Nông nghiệp (ngành thủy sản được tính riêng ở hợp phần trên) là hoạt động kinh tế truyền thống của người dân Lý Sơn trong khi hoạt động lâm nghiệp từ lâu đã “hoàn thành việc phá rừng” trên huyện đảo.