ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ đề xuất mô hình phát triển kinh tế xã hội bền vững huyện đảo lý sơn, tỉnh quảng ngãi​ (Trang 49 - 52)

2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội, môi trường huyện đảo Lý Sơn

- Phạm vi vùng nghiên cứu: Huyện đảo Lý Sơn là huyện đảo nằm phía Đông của tỉnh Quảng Ngãi, cách đất liền 18 hải lý, có tọa độ địa lý từ 15032’04’’ đến 15038’14’’ vĩ độ Bắc và 109005’04’’ đến 109014’12’’ kinh độ Đông

Hình 2.1. Phạm vi vùng nghiên cứu

2.2. Nội dung nghiên cứu

- Thu thập tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội của huyện đảo Lý Sơn;

- Đánh giá tài nguyên thiên nhiên, hiện trạng kinh tế - xã hội của huyện đảo Lý Sơn.

- Đề xuất mô hình phát triển kinh tế - xã hội bền vững huyện đảo Lý Sơn.

2.3. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp kế thừa

Tham khảo và kế thừa một số tài liệu, kết quả có liên quan đã được nghiên cứu trước đây của các tác giả, cơ quan, tổ chức khác. Những tài liệu và kết quả này là đặc biệt quan trọng trong việc định hướng, phân tích và đánh giá trong quá trình nghiên cứu.

2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa

Tiến hành khảo sát thực địa, tại huyện đảo Lý Sơn thu thập tất cả các số liệu, tư liệu hiện trạng được ghi chép có hệ thống. Phiếu câu hỏi điều tra được lập sẵn với các

tra. Thực địa, điều tra, khảo sát tổng hợp ngoài hiện trường nhằm bổ sung tài liệu, số liệu và kiểm tra, đánh giá lại tài liệu kế thừa. Đây là một phương pháp trực quan và luôn được coi là phương pháp tốt nhất trong nghiên địa lý và môi trường. Tuy nhiên, việc thực hiện phương pháp này phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện như: phạm vi khảo sát lớn, khả năng kính phí, phương tiện, thiết bị khảo sát...

Trong quá trình khảo sát thực địa cần phối hợp với địa phương về tổ chức, an ninh, thuê phương tiện, nhân công phụ giúp và bảo đảm an toàn cho con người và thiết bị sử dụng. Công tác đo đạc khảo sát được tiến hành đồng bộ trên toàn khu vực nghiên cứu, tuân theo qui trình, qui phạm đo đạc địa hình, địa chất, thủy văn, hải văn, lấy mẫu... của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các bộ ngành khác... đã ban hành.

2.3.3. Phương pháp thu thập, xử lý, phân tích và tổng hợp số liệu

Thu thập và tổng hợp các số liệu, tài liệu hiện có liên quan đến phát triển kinh tế, xã hội như điều kiện tự nhiên, thủy văn, môi trường, kinh tế, xã hội của huyện đảo Lý Sơn … từ đó phân tích xử lý số liệu để rút ra những đánh giá, kết luận cần thiết làm cơ sở cho việc đưa ra mô hình phát triển KT - XH bền vững huyện đảo Lý Sơn. Việc thu thập được tiến hành qua điều tra thực địa, qua các cơ quan và nhiều phương diện khác nhau thông qua hội thảo, phỏng vấn, mạng internet v.v... Việc xử lý tài liệu được tiến hành theo quy trình, quy phạm (nếu có) và được lưu giữ một cách khoa học.

Sử dụng phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, xử lý các số liệu cơ bản đã có, các số liệu thực đo cho nghiên cứu, tính toán và đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội khu vực nghiên cứu.

2.3.4. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý

Hệ thông tin địa lý – GIS (Geography Information System) là một trong những phương pháp khá quen thuộc trong nghiên cứu địa lý. GIS được xem như một trợ thủ đắc lực trong việc biên tập, xây dựng một số bản đồ chuyên đề liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận văn. Dựa trên những phần mềm để lưu trữ, phân tích những thông

khu vực chính xác. Nhưng ở nước ta, các tư liệu này ở khu vực nghiên cứu có rất ít, không đồng bộ; hệ thống quan trắc, thu thập số liệu thiếu tính hệ thống nên nhiều khi hiệu quả sử dụng rất thấp. Chính vì vậy, việc sử dụng phương pháp bản đồ, viễn thám và hệ thông tin địa lý (GIS): tức là sử dụng các ảnh viễn thám có độ phân giải cao kết hợp với hệ thông tin địa lý (GIS), điều tra khảo sát ở hiện trường để phân tích, đánh giá và định lượng cụ thể các yếu tố địa lý qua các thời kỳ sẽ được ứng dụng trong đề tài luận văn này.

Thực chất của phương pháp này là chồng ghép các chuỗi dữ liệu bay chụp của vệ tinh, máy bay hoặc tư liệu bản đồ của các thời điểm khác nhau nhằm xác định vị trí các yếu tố đại lý theo thời gian. Phương pháp này cho phép nghiên cứu các vùng lãnh thổ, có tính đồng bộ, một cách khách quan tại các thời điểm vẽ bản đồ cũng như thời điểm chụp ảnh. Hệ thông tin địa lý (GIS) giúp cho việc lưu trữ, cập nhật và sử dụng có hiệu quả các dữ liệu đã có về diễn biến vùng cửa sông.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ đề xuất mô hình phát triển kinh tế xã hội bền vững huyện đảo lý sơn, tỉnh quảng ngãi​ (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)