Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ
4.4. Đề xuất một số giải pháp quản lý côn trùng khu vực nghiên cứu
4.4.3. Các giải pháp cần thực hiện trong khu vực nghiên cứu
Tại các khu vực khác nhau của diện tích rừng dự án KfW4 có thể xác định các đối tƣợng cây trồng chủ yếu và sâu hại của chúng. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của các loài sâu hại này có thể tham khảo trong tài liệu số.
4.4.3.1. Giải pháp quản lý côn trùng trong khu vực rừng trồng Lát hoa, Keo lai, Sao đen
Do Lát hoa, Keo lai, Sao đen là loài cây trồng có tỷ lệ diện tích lớn của dự án KfW4 huyện Thạch Thành, nên công tác quản lý côn trùng phải rất chú ý tới các đối tƣợng sâu hại của các loài cây này.
Về cơ bản công tác quản lý côn trùng có hại bao gồm các vấn đề: Nghiên cứu cơ bản (đặc điểm sinh vật học, sinh thái học); Công tác điều tra, dự tính dự báo; Công tác phòng trừ.
Thực hiện tốt việc phòng trừ tổng hợp (IPM), trong đó tăng cƣờng việc phát dọn thực bì, khai thác tỉa thƣa các cây cong queo, sâu bệnh, vệ sinh rừng
67
sau khai thác. Thƣờng xuyên kiểm tra tình hình sinh trƣởng của cây trồng cũng nhƣ dịch bệnh để có giải pháp can thiệp kịp thời.
a) Đối với Sâu ăn lá lim, Sâu đo, Sâu xám
Cần phải thƣờng xuyên kiểm tra, điều tra kịp thời phát hiện (điều tra gốc, thân cây, bẫy đèn...) mật độ, mức độ gây hại để có giải pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả. Để chủ động trong công tác phòng trừ sâu hại hàng năm xây dựng kế hoạch điều tra và có thể áp dụng các biện pháp:
Biện pháp điều tra 10 cây:
Chọn điểm điều tra và chọn cây điều tra: Mỗi ô tiêu chuẩn có các loài Sao đen, Lát hoa, Keo lai chọn 10 cây theo phƣơng pháp ngẫu nhiên, sau đó cắt mỗi cây 10 đoạn cành dài 30cm, mẫu cành phải có đỉnh sinh trƣởng và phân bố đều trên tán cây. Kiểm tra ổ trứng, tổ sâu non, nhộng để xác định số lƣợng trứng, sâu non, nhộng.
Biện pháp điều tra sâu trưởng thành: Có thể kiểm tra sự xuất hiện của
sâu trƣởng thành bằng các quan sát bẫy đèn.
Khi phát hiện sâu gây hại, tùy theo mức độ có thể sử dụng các biện pháp chủ yếu nhƣ sau:
- Sử dụng vòng dính khi thấy có nhiều sâu non Sâu ăn lá lim, sâu đo. - Bảo vệ thiên địch (Kiến, Ong ký sinh....).
- Sử dụng thuốc hóa học nhƣ Sumathion 50EC, Trebon, Frepatholl, Karate 25EC khi mật độ sâu quá cao, mức độ gây hại lớn.
b) Đối với các loại sâu gây hại khác
Trên diện tích rừng trồng dự án KfW4 huyện Thạch Thành có nhiều loài cây trồng, trong đó có nhiều loài cây bản địa lá rộng. Do đó cần phải có giải pháp quản lý tổng hợp, các biện pháp quản lý bao gồm:
- Làm tốt công tác vệ sinh rừng trong nuôi dƣỡng và tỉa thƣa.
- Bảo vệ chim, ếch nhái, bò sát và các loài côn trùng ăn thịt nhƣ Kiến, Hành trùng....
68
- Bảo vệ thảm tƣơi, cây bụi...
- Chú ý kiểm tra phát hiện kịp thời các loài sâu hại. - Sử dụng biện pháp phòng trừ phù hợp.
4.4.3.2. Giải pháp quản lý côn trùng trong khu vực rừng trồng Thông nhựa
Khu vực rừng trồng Thông nhựa gồm 167,02 ha. Tại khu vực này công tác quản lý côn trùng bao gồm các giải pháp quản lý chung và quản lý các loài sâu hại Thông nhựa. Các loài sâu hại nguy hiểm ở đây gồm có: Sâu róm thông (Dendrolimus punctatus), Ong ăn lá thông (Gilpinia sp…), Sâu đục ngọn thông (Evetria duplana) trong đó Sâu róm thông là nguy hiểm nhất. Các giải pháp cụ thể để quản lý Sâu róm thông là:
- Thực hiện điều tra, dự tính dự báo cho 4 thế hệ sâu theo phƣơng pháp của Chi cục Kiểm lâm vùng II.
- Quản lý sâu hại theo nguyên lý IPM. Bảo vệ và phát triển các loài thiên địch nhƣ Bọ ngựa, Bọ xít ăn sâu, Kiến, Ruồi ký sinh, Ong ký sinh…
- Sử dụng các chế phẩm sinh học nhƣ Nấm bạch cƣơng Bb (Beauveria
bassiana), Nấm lục cƣơng, vi khuẩn Bt (Bacellus thuringiensis) để phòng
trừ. hạn chế sử dụng thuốc hóa học.
- Sử dụng biện pháp lâm sinh, tiến hành việc khai thác tỉa thƣa để đảm bảo loại bỏ những cây cong queo, sâu bệnh, tạo không gian cho cây trồng sinh trƣởng hạn chế phát sinh các loại sâu bệnh hại.
69