Các giải pháp cần thực hiện trong khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý côn trùng tại khu vực rừng trồng thuộc dự án KFW4 huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa​ (Trang 76)

Tại các khu vực khác nhau của diện tích rừng dự án KfW4 có thể xác định các đối tƣợng cây trồng chủ yếu và sâu hại của chúng. Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của các loài sâu hại này có thể tham khảo trong tài liệu số.

4.4.3.1. Giải pháp quản lý côn trùng trong khu vực rừng trồng Lát hoa, Keo lai, Sao đen

Do Lát hoa, Keo lai, Sao đen là loài cây trồng có tỷ lệ diện tích lớn của dự án KfW4 huyện Thạch Thành, nên công tác quản lý côn trùng phải rất chú ý tới các đối tƣợng sâu hại của các loài cây này.

Về cơ bản công tác quản lý côn trùng có hại bao gồm các vấn đề: Nghiên cứu cơ bản (đặc điểm sinh vật học, sinh thái học); Công tác điều tra, dự tính dự báo; Công tác phòng trừ.

Thực hiện tốt việc phòng trừ tổng hợp (IPM), trong đó tăng cƣờng việc phát dọn thực bì, khai thác tỉa thƣa các cây cong queo, sâu bệnh, vệ sinh rừng

67

sau khai thác. Thƣờng xuyên kiểm tra tình hình sinh trƣởng của cây trồng cũng nhƣ dịch bệnh để có giải pháp can thiệp kịp thời.

a) Đối với Sâu ăn lá lim, Sâu đo, Sâu xám

Cần phải thƣờng xuyên kiểm tra, điều tra kịp thời phát hiện (điều tra gốc, thân cây, bẫy đèn...) mật độ, mức độ gây hại để có giải pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả. Để chủ động trong công tác phòng trừ sâu hại hàng năm xây dựng kế hoạch điều tra và có thể áp dụng các biện pháp:

Biện pháp điều tra 10 cây:

Chọn điểm điều tra và chọn cây điều tra: Mỗi ô tiêu chuẩn có các loài Sao đen, Lát hoa, Keo lai chọn 10 cây theo phƣơng pháp ngẫu nhiên, sau đó cắt mỗi cây 10 đoạn cành dài 30cm, mẫu cành phải có đỉnh sinh trƣởng và phân bố đều trên tán cây. Kiểm tra ổ trứng, tổ sâu non, nhộng để xác định số lƣợng trứng, sâu non, nhộng.

Biện pháp điều tra sâu trưởng thành: Có thể kiểm tra sự xuất hiện của

sâu trƣởng thành bằng các quan sát bẫy đèn.

Khi phát hiện sâu gây hại, tùy theo mức độ có thể sử dụng các biện pháp chủ yếu nhƣ sau:

- Sử dụng vòng dính khi thấy có nhiều sâu non Sâu ăn lá lim, sâu đo. - Bảo vệ thiên địch (Kiến, Ong ký sinh....).

- Sử dụng thuốc hóa học nhƣ Sumathion 50EC, Trebon, Frepatholl, Karate 25EC khi mật độ sâu quá cao, mức độ gây hại lớn.

b) Đối với các loại sâu gây hại khác

Trên diện tích rừng trồng dự án KfW4 huyện Thạch Thành có nhiều loài cây trồng, trong đó có nhiều loài cây bản địa lá rộng. Do đó cần phải có giải pháp quản lý tổng hợp, các biện pháp quản lý bao gồm:

- Làm tốt công tác vệ sinh rừng trong nuôi dƣỡng và tỉa thƣa.

- Bảo vệ chim, ếch nhái, bò sát và các loài côn trùng ăn thịt nhƣ Kiến, Hành trùng....

68

- Bảo vệ thảm tƣơi, cây bụi...

- Chú ý kiểm tra phát hiện kịp thời các loài sâu hại. - Sử dụng biện pháp phòng trừ phù hợp.

4.4.3.2. Giải pháp quản lý côn trùng trong khu vực rừng trồng Thông nhựa

Khu vực rừng trồng Thông nhựa gồm 167,02 ha. Tại khu vực này công tác quản lý côn trùng bao gồm các giải pháp quản lý chung và quản lý các loài sâu hại Thông nhựa. Các loài sâu hại nguy hiểm ở đây gồm có: Sâu róm thông (Dendrolimus punctatus), Ong ăn lá thông (Gilpinia sp…), Sâu đục ngọn thông (Evetria duplana) trong đó Sâu róm thông là nguy hiểm nhất. Các giải pháp cụ thể để quản lý Sâu róm thông là:

- Thực hiện điều tra, dự tính dự báo cho 4 thế hệ sâu theo phƣơng pháp của Chi cục Kiểm lâm vùng II.

- Quản lý sâu hại theo nguyên lý IPM. Bảo vệ và phát triển các loài thiên địch nhƣ Bọ ngựa, Bọ xít ăn sâu, Kiến, Ruồi ký sinh, Ong ký sinh…

- Sử dụng các chế phẩm sinh học nhƣ Nấm bạch cƣơng Bb (Beauveria

bassiana), Nấm lục cƣơng, vi khuẩn Bt (Bacellus thuringiensis) để phòng

trừ. hạn chế sử dụng thuốc hóa học.

- Sử dụng biện pháp lâm sinh, tiến hành việc khai thác tỉa thƣa để đảm bảo loại bỏ những cây cong queo, sâu bệnh, tạo không gian cho cây trồng sinh trƣởng hạn chế phát sinh các loại sâu bệnh hại.

69

Chƣơng 5

KẾT LUẬN - TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu côn trùng ở diện tích rừng trồng dự án KfW4 xã Thạch Cẩm, huyện Thạch Thành, chúng tôi có một số kết luận sau:

- Diện tích rừng trồng dự án KfW4 có hệ côn trùng tƣơng đối phong phú. Hiện đã ghi nhận đƣợc 194 loài côn trùng thuộc 54 họ và 12 bộ côn trùng. Bộ Cánh vảy (Lepidoptera) có số lƣợng loài chiếm đông nhất 60/194 loài thuộc 12 họ chiếm 30,93% tổng số loài, kế tiếp là các loài thuộc Bộ Cánh cứng (Coleoptera), 49 loài thuộc 10 họ chiếm 25,26%. Có 69 loài côn trùng thuộc nhóm thƣờng gặp, có phân bố đều. Càng lên cao số loài thu đƣợc càng ít. Số loài côn trùng trong các sinh cảnh khác nhau có sự sai khác không đáng kể, số lƣợng loài côn trùng nhiều nhất ở diện tích trồng keo lai và có số lƣợng ít nhất ở khu vực trồng sao đen.

- Đánh giá ảnh hƣởng của côn trùng cho thấy số loài sâu có tiềm năng gây hại và số loài có ích có tỷ lệ 61,3. Đa số loài sâu hại là sâu ăn lá (64,7% số loài), tiếp đến là sâu chích hút dịch cây. Số loài có ích gồm 75 loài thụ phấn + cho mật, 54 loài côn trùng thiên địch. Các loài thiên địch thuộc 19 họ, 8 bộ trong đó có 49 loài ăn thịt, 5 loài ký sinh. Các loài có ý nghĩa kinh tế lớn là Bọ ngựa, Bọ xít ăn sâu, Bọ rùa, Kiến, Ong và ruồi ký sinh.

Đã xác định đƣợc thành phần loài côn trùng gây hại chủ yếu cho các loài cây chính (Sao đen, Lát hoa, Thông nhựa, Keo lai) của khu vực nghiên cứu.

- Một số đặc điểm sinh học của sâu hại chủ yếu trên cây keo lai, lát hoa đã đƣợc trình bày trong báo cáo.

- Trên cơ sở của kết quả nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật lâm sinh của dự án KfW4, kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh học của sâu hại chủ yếu,

70

kế thừa các kết quả nghiên cứu về thiên địch, côn trùng đặc sản, đề tài đã đƣa ra các giải pháp quản lý côn trùng theo nguyên lý quản lý rừng bền vững.

Có 2 loại giải pháp chính là các giải pháp chung và các giải pháp khu vực:

Các giải pháp chung bao gồm: Giải pháp tổ chức; Giải pháp về tuyên

truyền giáo dục; Giải pháp phát triển kinh tế nâng cao thu nhập cho cộng đồng; Giải pháp tăng cƣờng công tác bảo vệ rừng; Giải pháp quản lý côn trùng có ích (thụ phấn, thiên địch, đặc sản, quý hiếm); Quản lý các loài sâu hại chung của tất cả các khu vực.

Các giải pháp khu vực bao gồm: quản lý sâu hại trong các khu vực có

các loài cây trồng khác nhau, quản lý sâu hại khi thực hiện chƣơng trình khai thác tỉa thƣa, tạo điều kiện cho các loài cây trồng phát triển. Đối với mỗi giải pháp đều đƣa ra cách thức xác định đối tƣợng sâu hại chính, phƣơng pháp điều tra dự báo và phòng trừ chúng, các định hƣớng cho công tác nghiên cứu với các đối tƣọng sâu hại mới còn thiếu thông tin.

5.2. Tồn tại

Mặc dù đã rất cố gắng khắc phục những bất lợi bởi điều kiện về thời gian và thời kỳ xuất hiện của các đối tƣợng nghiên cứu để có thể hoàn thành các nội dung của đề tài theo thời lƣợng qui định nhƣng đề tài vẫn còn những tồn tại sau:

- Do thời gian có hạn nên chƣa điều tra hết đƣợc số loài côn trùng có trong khu vực nghiên cứu.

- Đây mới chỉ là những kết quả nghiên cứu ban đầu, tạo cơ sở cho việc định ra những giải pháp quản lý côn trùng rừng trồng dự án KfW4 huyện Thạch Thành. Cần phải có những nghiên cứu tiếp theo để bổ sung vào danh lục côn trùng và kiểm nghiệm các giải pháp đã đề ra.

5.3. Kiến nghị

Từ việc phân tích kết quả nghiên cứu, những tồn tại đã nêu trên, chúng tôi xin kiến nghị.

71

- Rừng dự án KfW4 đƣợc xác định mục tiêu sản xuất và kinh doanh rừng bền vững, dự án đã hoàn thành, song chƣa có các thông tin tin cậy về loài, quần thể loài côn trùng trong khu vực nên phải triển khai một chƣơng trình chi tiết nghiên cứu về côn trùng, động thực vật, vi sinh vật..., từ đó đề ra giải pháp quản lý một cách khoa học và hiệu quả.

- Nên bổ sung thành quả nghiên cứu của đề tài vào nội dung của quản lý rừng bền vững của địa phƣơng, vì côn trùng là một thành phần không thể thiếu đƣợc trong hệ sinh thái rừng, đặc biệt trong hệ sinh thái rừng trồng hỗn giao theo đám của dự án KfW4, côn trùng là nhân tố chủ đạo quy định việc tồn tại và phát triển của thực vật.

- Cần tăng cƣờng công tác quản lý bảo vệ rừng, nâng cao hiệu lực pháp luật, khai thác truyền thống bảo vệ rừng của ngƣời bản xứ qua việc xây dựng và bổ sung các hƣơng ƣớc, quy ƣớc về bảo vệ và phát triển rừng, vì thực tế cho thấy nguồn tri thức và truyền thống bảo vệ rừng của ngƣời dân bản xứ có giá trị cung cấp kinh nghiệm về quản lý và sử dụng tài nguyên rừng một cách hợp lý cho sự phát triển bền vững.

72

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Alexander L.monastyrkii và Alexey L.Devyatkin (2003), Butterfly of

Vietnam an illustrated checlist) - Danh mục minh họa các loài bướm ngày ở Việt Nam,, Nxb Thống Nhất, TP. Hồ Chí Minh.

2. Huỳnh Thu Ba, Lê Công Uẩn, Vƣơng Duy Quang, Phạm Ngọc Mậu, Nguyễn Ngọc Lung, Nguyễn Quốc Dựng (2003), “Con ngƣời, đất và tài nguyên trong khu vực TrungTrƣờng Sơn”, Báo cáo số 5, WWF Chƣơng trình Đông Dƣơng, Hà Nội.

3. Bộ Khoa học công nghệ và Môi trƣờng (2001), Từ điển ĐDSH và Phát triển bền vững Anh – Việt, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

4. Bộ Khoa học công nghệ và Môi trƣờng (2000), Sách Đỏ Việt Nam, phần động vật, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

5. Bộ Khoa học công nghệ và Môi trƣờng (2007), Sách Đỏ Việt Nam, phần động vật, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

6. Bộ NN&PTNT (2004), Chương trình bảo tồn ĐDSH Trung Trường Sơn giai đoạn 2004 – 2010

7. Bộ NN&PTNT (2001), Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn giai đoạn 2001 - 2010

8. Vũ Quang Côn (1986), “Đặc điểm tạo thành hệ thống “vật chủ - ký sinh” ở các loài bƣớm hại lúa”, Thông báo khoa học, tập 1: 55 – 62, Viện

KHVN.

9. Nguyễn Anh Diệp (chủ biên), Trƣơng Quang Học, Phạm Bình Quyền(2005), Côn trùng học – tập 1: Cấu trúc, chức năng sinh lý, sinh

học, sinh thái học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.

10. Đặng Thị Đáp (Chủ biên),Vũ Văn Liên, Đặng Thị Hƣờng, Nguyễn Thế Hoàng (2008): Hướng dẫn tìm hiểu về các loài bướm Vườn Quốc gia Tam Đảo và giá trị bảo tồn của chúng, VQG Tam Đảo, Vĩnh Phúc.

73

11. Nguyễn Văn Đĩnh, Đỗ Tấn Dũng, Hà Quang Hùng, Phạm Văn Lầm, Phạm Bình Quyền, Ngô Thị Xuyến (2007), Giáo trình biện pháp sinh học bảo vệ thực vật, NxbNông nghiệp, Hà Nội.

12. Elaine Moison & Oliver Dubois (1998), Báo cáo của SiDa về các sinh kế

bền vững ở vùng cao Việt Nam, giao đất và các vấn đề khác.

13. Lê Xuân Huệ (2000), Ong ký sinh trứng họ Scelionidae. Động vật chí, tập

3, Nxb KHKT, Hà Nội.

14. Lê Xuân Huệ, (2007), Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài: Điều tra cơ bản

đa dạng sinh học côn trùng, chim Vườn Quốc gia Pù Mát, tỉnh Nghệ An, Vƣờn Quốc gia Pù Mát, Nghệ An.

15. Bùi Công Hiển (2003), Côn trùng học ứng dụng, Nxb Khoa học và Kỹ

thuật, Hà Nội.

16. Phạm Văn Lầm (1994), Nhận dạng và bảo vệ những thiên địch chính trên

ruộnglúa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

17. Bùi Hữu Mạnh ( 2007),“Nhận diện bằng hình ảnh một số loài bướm ở

Việt Nam”

18. Lƣu Tham Mƣu, Đặng Đức Khƣơng, (2000), Động vật chí Việt Nam, họ Châu chấu, cào cào (Acrididae), họ Bọ xít (Coreidae), Nxb Khoa học

và Kỹ thuật, Hà Nội.

19. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh (1998), Côn trùng rừng, Nxb Nông

Nghiệp, Hà Nội

20. Nguyễn Thế Nhã, Trần Công Loanh (2002), Sử dụng côn trùng và vi sinh

vật có ích. Tập 1-Sử dụng côn trùng có ích, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

21. Nguyễn Thế Nhã (2009), Côn trùng học, tập 1 – Côn trùng học đại cương, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

22. Hoàng Đức Nhuận (1979), Đấu tranh sinh học và ứng dụng, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

74

23. Hoàng Đức Nhuận (1983), Bọ rùa ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ

thuật, Hà Nội.

24. Phạm Bình Quyền (2005), Sinh thái học côn trùng, Nxb Giáo dục.

25. Richard B. Primack (1995), Cơ sở Sinh học bảo tồn (Võ Qúy, Phạm Bình Quyền, Hoàng Văn Thắng (1999), Bản dịch, Trung tâm nghiên cứu Tài nguyên và Môi trƣờng, Trƣờng Đại học Quốc gia, Hà Nội.

26. Nguyễn Viết Tùng, (2006), Giáo trình côn trùng học đại cương, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

27. Viện Bảo vệ thực vật (1997), Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật –

Tập 1: Phương pháp điều tra cơ bản dịch hại nông nghiệp và thiên địch của chúng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

28. Viện Bảo vệ thực vật (1999), Kết quả điều tra côn trùng và bệnh cây ở các tỉnh miền nam 1977 – 1978, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội

29. Viện Bảo vệ thực vật (1999), Kết quả điều tra côn trùng và bệnh hại cây

ăn quả ở Việt Nam 1997 – 1998, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

Tiếng Anh

30. Archibald, S.B. (2005). "New Dinopanorpida (Insecta: Mecoptera) from the Eocene Okanogan Highlands (British Columbia, Canada and Washington State, USA)". Canadian Journal of Earth Sciences 4 (2):

119–136.

31. Atkins M.D (1978), Insects in Perspective, MacMillan Publishing Co.,

Translated by Lu J.S, 1984. Science Press, Beijing, China, pp. 211-214. 32. Brown, B.V., Borkent, A., Cumming, J.M., Wood, D.M., Woodley, N.E.,

and Zumbado, M. (Editors) (2009), Manual of Central American Diptera. Volume 1 NRC Research Press 34. Centre for Ecology and

Evolution (2007), The Lepidoptera Taxome Project Draft Proposals and Information, University College London.

75

33. Chapman, A. D. (2006), Numbers of living species in Australia and the World Canberra: Australian Biological Resources Study.

34. Chen Z.T. and Liu K (2000), Integrated pest management (IPM) and sustainable agriculture, Tropic Agricultural Science 86(4): 69–71.

35. Colless, D.H. & McAlpine, D.K (1991), Diptera (flies) , pp. 717–786. In: The Division of Entomology. Commonwealth Scientific and Industrial Research Organisation, Canberra (spons.), The insects of Australia.Melbourne Univ. Press, Melbourne.

36. CRISO: Beetle Research. http://www. Criso.au/science/Beetle – Research.htm.

37. DeBach P (1974), Biological Control by Natural Enemies, Cambridge University Press, Cambridge, UK, 323 pp.

38. Erwin, Terry L. (1982), Tropical forests: their richness in Coleoptera and

other arthropod species, Coleopt. Bull. 36: 74–75.

39. Fenemore P.G (1982), Plant Pests and Their Control. Butterworths,

Wellington, New Zealand, pp. 7–8.

40. Harper, Douglas. mantis. Online Etymology Dictionary. http://www.etymonline com/index.php?term=mantis.

41. He M. and He Z.Q (1998), Review and prospect of IPM in China, Journal of Southwest Agriculture 11: 35–39.

42. Hoell, H.V., Doyen, J.T. & Purcell, A.H (1998), Introduction to Insect Biology and Diversity, 2nd ed.. Oxford University Press. p. 320.

43. http://www.srilankabutterflies.com.

44. John L. Foltz (2003-01-23), ENY 3005 Families of Hemiptera, University of Florida.

45. John Martin & Mick Webb (2004), Hemiptera: It's a Bug's Life, Natural

76

46. Kumazawa S., Hamasaka T. and Nakayama T (2004), Antioxidant activity

of propolis of various geographic origins, Food Chemistry 84: 329–

339.

47. Michael Chinery (1993). Insects of Britain and Northern Europe (3rd ed.). 48. Minsheng You, Dunming Xu, Hongjiao Cai and Liette Vasseur (2003),

Practical importance for conservation of insect diversity in China,

Biodiversity and Conservation 14: 723-737, 2005.

49. Monastyrskii A.L., Nguyen Van Quang, 1998, SF NCRC (1998)

Technical Report on the Biodiversity Survey of Pu Mat Nature Reserve,

EC/MARD Vinh Vietnam. 101-108 (Butterflies).

50. Nishida T. and Matsuura K (2001) Colony fusion in a termite: what makes

the society „open‟? Insectes-Sociaux 48(4): 378–383.

51. Raven P.H (1995) Biodiversity and the future of China. Pacific Science

Information Bulletin 47(1–2): 1–8.

52.REHN,A.C. (2003), Phylogenetic analysis of higher-level relationships of

Odonata. Systematic Entomology 28(2): 181-240.

53. Resh, V. H.; R. T. Cardé (Editor) (2003), "Lepidoptera". Encyclopedia of

Insects. Jerry A. Powell (Editor of Section), Academic Press. pp. 631–

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý côn trùng tại khu vực rừng trồng thuộc dự án KFW4 huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa​ (Trang 76)