Phân bố của các loài côn trùng theo các sinh cảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý côn trùng tại khu vực rừng trồng thuộc dự án KFW4 huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa​ (Trang 49 - 51)

TT Sinh cảnh Số bộ Số họ Tỷ lệ % Số loài Tỷ lệ % 1 Lát hoa 5 19 35,2 29 14,9

2 Keo lai + Lát hoa 7 35 64,8 84 43,3

3 Sao đen 6 22 40,7 33 17,0 4 Keo lai + Dó trầm 8 28 51,8 76 39,2 5 Thông nhựa 6 21 38,9 35 18,0 6 Keo lai 7 33 61,1 73 37,6 0 10 20 30 40 50 60 70

Lát hoa Keo lai + Lát hoa Sao đen Keo lai + Dó trầm Thông nhựa Keo lai

Sinh cảnh

T

lệ Tỷ lệ % số họ Tỷ lệ % số loài

Hình 4.2. Phân bố của các loài côn trùng theo sinh cảnh

Đặc điểm các sinh cảnh chính ở khu vực nghiên cứu tiếp giáp hoặc trồng xen với nhiều loài cây bản địa, thảm tƣơi, cây bụi nhiều. Vì vậy có có thể có sự giao thoa thành phần côn trùng giữa các kiểu rừng nên không có sự khác biệt rõ rệt về thành phần giữa các kiểu rừng trong khu vực. Khu vực trồng keo lai có số lƣợng loài nhiều nhất (73 loài), rừng trồng sao đen có số lƣợng loài ít

40

nhất (33 loài). Chính sự đa dạng của côn trùng và khả năng bay của chúng đã dẫn tới hiện tƣợng này. Mặt khác môi trƣờng sống ở khu vực rừng trồng keo lai có mặt của nhiều loài cây bản địa trồng xen, thảm tƣơi, cây bụi đã hình thành, sinh trƣởng tốt nên điều kiện sống có sự đa dạng cao thuận lợi cho nhiều loài côn trùng.

Trong những loài côn trùng thu đƣợc, có những loài phân bố dƣới đất: nhƣ các loài dế, bọ hung, sâu non Ve sầu; có những loài sống trên tán cây, dƣới lớp thảm mục, cây bụi nhƣ: xén tóc, sâu róm…; có những loài phân bố khắp mọi nơi nhƣ các loài sâu trƣởng thành bộ Cánh vẩy. Đặc biệt côn trùng trải qua nhiều pha biến thái khác nhau, mỗi pha lại yêu cầu điều kiện sống khác nhau, do vậy phân bố của chúng theo từng pha có thể khác nhau.

4.2.2. Vai trò của côn trùng

Côn trùng có vai trò to lớn trong hệ sinh thái rừng. Do có khả năng thích nghi và khả năng sinh sản cao nên côn trùng thƣờng có số lƣợng loài và số lƣợng cá thể rất lớn. Với khả năng biết bay nên chúng thƣờng có mặt ở nhiều nơi. Côn trùng là nguồn thức ăn quan trọng của các loài động vật nhƣ lƣỡng cƣ, bò sát, chim, thú, vì vậy là thành phần không thể thiếu đƣợc của hệ sinh thái rừng. Trên cơ sở đặc điểm, tập tính của côn trùng, tại khu vực nghiên cứu chúng tôi đã xác định vai trò côn trùng theo 2 nhóm: Côn trùng có ích gồm các loài ăn thịt, ký sinh và thụ phấn; Côn trùng có hại gồm các loài hại rễ, hại thân, hại cành, hại ngọn, hại lá và hại gỗ; trong đó có một số loài trong thời kỳ sâu non hại lá, thân, cành cây, song trong thời kỳ trƣởng thành lại giúp cho quá trình thụ phấn. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

41

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý côn trùng tại khu vực rừng trồng thuộc dự án KFW4 huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa​ (Trang 49 - 51)