Đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài côn trùng chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý côn trùng tại khu vực rừng trồng thuộc dự án KFW4 huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa​ (Trang 47 - 51)

Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

4.2. Đặc điểm sinh học, sinh thái học của các loài côn trùng chủ yếu

4.2.1. Phân bố của côn trùng trong khu vực nghiên cứu

Mặc dù sự phân bố của các loài côn trùng trong phạm vi nghiên cứu thƣờng chỉ có tính tƣơng đối, nhất là đối với pha trƣởng thành nhƣng vẫn thể hiện một số quy luật cơ bản mà ngƣời làm công tác quản lý cần chú ý. Sự phân bố của côn trùng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ đặc tính sinh học của loài, điều kiện khí hậu, thức ăn, nơi cƣ trú, làm tổ... Những yếu tố ngoại cảnh thƣờng bị chi phối bởi đặc điểm địa hình nhƣ độ cao, hƣớng phơi, hoặc nguồn nƣớc, thảm thực vật.

38

4.2.1.1. Phân bố của côn trùng theo độ cao và theo hướng phơi

Khi tiến hành điều tra thu mẫu chúng tôi thấy rằng, tuy rừng trồng khu vực nghiên cứu có độ cao không cao lắm so với mặt biển nhƣng phân bố của côn trùng ở các vị trí chân, sƣờn đỉnh cũng có khác nhau; phân bố số loài của côn trùng theo hƣớng giảm dần từ chân lên đỉnh đồi.

Bảng 4.4. Thống kê số loài theo vị trí có độ cao khác nhau

STT Vị trí Số loài Tỷ lệ%

1 Chân đồi 173 89,2

2 Sƣờn đồi 148 76,8

3 Đỉnh đồi 125 64,5

Hầu hết các vị trí dƣới chân (đai thấp là khu vực có diện tích rừng trồng cây bản địa lá rộng nhƣ sao đen, lát hoa, dó trầm, keo lai, các trảng cỏ cây bụi và đất canh tác nông nghiệp cùng với các cây nông nghiệp khác nhƣ ngô, đậu, sắn... Nói chung, khí hậu và nguồn thức ăn ở đai này có nhiều ƣu đãi cho sự sinh trƣởng và khu trú của các loài côn trùng. Tại vị trí sƣờn đồi cây rừng có độ cao nhỏ hơn, thực bì cũng đơn giản hơn so với chân đồi, nhiệt độ ở đây không chênh lắm so với dƣới chân nhƣng ở độ cao này không có những thuận lợi về nguồn thức ăn. Ở đỉnh đồi sự phong phú về loài cây và nguồn thức ăn của côn trùng thấp hơn ở sƣờn và chân đai thấp. Do nguồn thức ăn kém phong phú, nhiệt độ kém phù hợp đã ảnh hƣởng không có lợi cho đời sống của côn trùng nên số loài côn trùng ở đỉnh nhỏ hơn so với sƣờn đồi và chân đồi.

4.2.1.2. Sự phân bố của côn trùng theo sinh cảnh

Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên cơ sở điều tra 12 ô tiêu chuẩn theo các dạng sinh cảnh khác nhau. Sự khác biệt của các điều tra thấy rõ nhất ở bậc phân loại loài, mức độ khác nhau ở bậc họ không rõ nét bằng, ở taxon bộ hầu nhƣ không có sự khác nhau.

39

Bảng 4.5. Phân bố của các loài côn trùng theo các sinh cảnh TT Sinh cảnh Số bộ Số họ Tỷ lệ TT Sinh cảnh Số bộ Số họ Tỷ lệ % Số loài Tỷ lệ % 1 Lát hoa 5 19 35,2 29 14,9

2 Keo lai + Lát hoa 7 35 64,8 84 43,3

3 Sao đen 6 22 40,7 33 17,0 4 Keo lai + Dó trầm 8 28 51,8 76 39,2 5 Thông nhựa 6 21 38,9 35 18,0 6 Keo lai 7 33 61,1 73 37,6 0 10 20 30 40 50 60 70

Lát hoa Keo lai + Lát hoa Sao đen Keo lai + Dó trầm Thông nhựa Keo lai

Sinh cảnh

T

lệ Tỷ lệ % số họ Tỷ lệ % số loài

Hình 4.2. Phân bố của các loài côn trùng theo sinh cảnh

Đặc điểm các sinh cảnh chính ở khu vực nghiên cứu tiếp giáp hoặc trồng xen với nhiều loài cây bản địa, thảm tƣơi, cây bụi nhiều. Vì vậy có có thể có sự giao thoa thành phần côn trùng giữa các kiểu rừng nên không có sự khác biệt rõ rệt về thành phần giữa các kiểu rừng trong khu vực. Khu vực trồng keo lai có số lƣợng loài nhiều nhất (73 loài), rừng trồng sao đen có số lƣợng loài ít

40

nhất (33 loài). Chính sự đa dạng của côn trùng và khả năng bay của chúng đã dẫn tới hiện tƣợng này. Mặt khác môi trƣờng sống ở khu vực rừng trồng keo lai có mặt của nhiều loài cây bản địa trồng xen, thảm tƣơi, cây bụi đã hình thành, sinh trƣởng tốt nên điều kiện sống có sự đa dạng cao thuận lợi cho nhiều loài côn trùng.

Trong những loài côn trùng thu đƣợc, có những loài phân bố dƣới đất: nhƣ các loài dế, bọ hung, sâu non Ve sầu; có những loài sống trên tán cây, dƣới lớp thảm mục, cây bụi nhƣ: xén tóc, sâu róm…; có những loài phân bố khắp mọi nơi nhƣ các loài sâu trƣởng thành bộ Cánh vẩy. Đặc biệt côn trùng trải qua nhiều pha biến thái khác nhau, mỗi pha lại yêu cầu điều kiện sống khác nhau, do vậy phân bố của chúng theo từng pha có thể khác nhau.

4.2.2. Vai trò của côn trùng

Côn trùng có vai trò to lớn trong hệ sinh thái rừng. Do có khả năng thích nghi và khả năng sinh sản cao nên côn trùng thƣờng có số lƣợng loài và số lƣợng cá thể rất lớn. Với khả năng biết bay nên chúng thƣờng có mặt ở nhiều nơi. Côn trùng là nguồn thức ăn quan trọng của các loài động vật nhƣ lƣỡng cƣ, bò sát, chim, thú, vì vậy là thành phần không thể thiếu đƣợc của hệ sinh thái rừng. Trên cơ sở đặc điểm, tập tính của côn trùng, tại khu vực nghiên cứu chúng tôi đã xác định vai trò côn trùng theo 2 nhóm: Côn trùng có ích gồm các loài ăn thịt, ký sinh và thụ phấn; Côn trùng có hại gồm các loài hại rễ, hại thân, hại cành, hại ngọn, hại lá và hại gỗ; trong đó có một số loài trong thời kỳ sâu non hại lá, thân, cành cây, song trong thời kỳ trƣởng thành lại giúp cho quá trình thụ phấn. Kết quả thu đƣợc nhƣ sau:

41

Bảng 4.6. Số liệu thống kê về ảnh hƣởng của côn trùng

Ảnh hƣởng/Vai trò Số loài % Loài

Ăn lá 77 64.71

Hại thân cành, chồi 13 10.92

Hại hoa quả 1 0.84

Hút dịch 15 12.61

Hại rễ 13 10.92

Tổng số loài sâu hại 119 61.34

Thụ phấn/cho mật 75 57.69

Ăn thịt 49 37.69

Ký sinh 6 3,90

Tổng số loài có ích 129 66,50

Qua đó ta thấy đa số loài côn trùng có thể ăn lá (64,7%). Các loài thực sự nguy hiểm nhƣ Sâu róm thông, sâu nâu ăn lá keo lai, châu chấu tre. Có khá nhiều loài có thể thụ phấn cho cây trồng (57,7%) và có nhiều loài côn trùng thiên địch (41,6%).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý côn trùng tại khu vực rừng trồng thuộc dự án KFW4 huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa​ (Trang 47 - 51)