Đặc điểm của một số loại sâu hại chủ yếu:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý côn trùng tại khu vực rừng trồng thuộc dự án KFW4 huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa​ (Trang 53 - 63)

Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ

4.3. Đặc điểm của các loài côn trùng chủ yếu

4.3.2. Đặc điểm của một số loại sâu hại chủ yếu:

4.3.2.1. Sâu đo ăn lá lim (Buzura suppressaria Guenée)

1. Vị trí phân loại

Sâu đo ăn lá cây lim xanh (Erythrophloeum foridii Oliv) thuộc họ sâu đo (Geometridae), bộ cánh vẩy (Lepidoptera).

2. Phân bố và tình hình phá hại

Theo tài liệu của Trung Quốc, loài này phân bố ở các tỉnh phía Nam sông Hoàng Hà nhƣ: Hồ Nam, Hồ Bắc, Quảng Tây, Tứ Xuyên.

Ở Việt Nam, loài này xuất hiện ở các rừng lim cải tạo của các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Phú Thọ, Thanh Hoá, Nghệ An... và một số tỉnh miền Trung khác.

Sâu đo ăn lá lim là loài đa thực ăn nhiều loài cây nhƣ: lim xanh, keo lai, keo tai tƣợng, trẩu, chè, sở, sơn.

Từ những năm 1963 trở lại đây sâu đo đã gây ra các trận dịch nhƣ: - Năm 1963, ở lâm trƣờng Nhƣ Xuân - Thanh Hoá.

- Năm 1964-1965, ở lâm trƣờng Tam Đảo - Vĩnh Phúc. - Năm 1968, ở lâm trƣờng Hữu Lũng - Lạng Sơn.

- Các năm 1977, 1978, 1980, 1981, ở lâm trƣờng Thống Nhất - Quảng Ninh...

44

Khi lim xanh bị ăn trụi lá đã ảnh hƣởng rất lớn đến sinh trƣởng của rừng.

3. Hình thái và tập tính a) Hình thái:

+ Sâu trưởng thành: có thân dài từ 20- 24mm. Toàn thân màu trắng xám có lẫn các lông đen, đặc biệt phía cuối thân có túm lông dài màu vàng xám. Râu đầu con cái hình sợi chỉ, còn con đực hình răng lƣợc. Cánh trƣớc hình thang nhọn và ở gần giữa mép ngoài có một đám lông màu đậm hơn. Gần gốc và mép ngoài của 2 cánh con đực có hai đƣờng vân màu nâu xẫm nằm ngang cánh, ở con cái các đƣờng vân này mờ. Mép ngoài của 2 cánh có lông hình tua cờ màu vàng xám.

+ Trứng: hình trống màu xanh lơ hay vàng nhạt, khi sắp nở chuyển thành màu xám đen.

+ Sâu non: lúc mới nở màu nâu nhạt, sau đó biến thành màu xanh. Khi đến tuổi thành thục màu sắc biến đổi nhiều: nâu sẫm, nâu xanh, nâu xám hay xanh nhạt tùy theo hoàn cảnh.

Hình 4.3. Sâu đo ăn lá lim

1. Sâu trƣởng thành đực, 2. Trƣởng thành cái,

3. Trứng, 4. Sâu non, 5. Nhộng (Hình vẽ: Trần Công Loanh)

Sâu non thành thục dài 70mm có đầu màu râu nhiều chấm lõm, trên mảnh lƣng ngực trƣớc có một vằn cứng nằm ngang, trên lƣng của đốt bụng thứ 8 có mảng đen to, các đốt có nhiều vết rạn nằm ngang. Sâu non có 3 đôi chân ngực và 2 đôi chân bụng ở đốt thứ 6 và thứ 10.

+ Nhộng: Nhộng cái dài 26mm, nhộng đực dài 22mm, màu nâu đen. Ở

hai bên đầu của nhộng có 2 gai nhỏ, phía cuối bụng có một gai hình lƣỡi mác và 2 bên đốt bụng có 2 gai nhỏ.

45

b) Tập tính:

- Sâu trƣởng thành vũ hoá vào cuối tháng 1, đầu tháng 2 và cuối tháng 6 hàng năm. Trong ngày nó thƣờng vũ hoá nhiều từ 6 giờ chiều đến 10 giờ đêm. Sau khi vũ hoá không lâu, sâu trƣởng thành bắt đầu giao phối và đẻ trứng. Trứng đƣợc đẻ thành khối trong các khe nứt của vỏ cây hoặc dƣới lá gần gốc cây. Trên mỗi khối trứng có phủ một lớp lông màu vàng xám do lông ở cuối bụng rụng ra. Chiều dài của mỗi khối trứng dài từ 15-20mm.

- Thời gian đẻ trứng của sâu trƣởng thành từ 1-2 ngày và mỗi con cái đẻ trung bình 1.500 trứng.

- Sâu trƣởng thành có tính xu quang mạnh, ban ngày thƣờng đậu ở các cây bụi quanh gốc lim.

- Sâu non mới nở chỉ gặm mép lá sau dần dần mới ăn hết lá. Khi ăn hết lá thƣờng nhả tơ để di chuyển nhờ gió. Sâu non thành thục bò theo thân cây xuống gốc nghỉ để chuẩn bị vào nhộng.

- Nhộng làm ở dƣới đất cách gốc cây bị hại khoảng nửa mét và sâu độ 3cm. - Sâu đo ăn lá lim một năm có 2 vòng đời và qua đông ở giai đoạn nhộng. - Sâu non ăn hại vào tháng 3, tháng 4 rồi tháng 7, tháng 8.

Bảng 4.8. Tình hình phát sinh của Sâu đo ăn lá Lim trong khu vực nghiên cứu

STT Ô Số cây điều

tra Số cây có sâu Tỷ lệ P% Ghi chú

1 9 3 33,3

Sâu đo ăn lá lim chủ yếu phát hiện ở Keo lai. 3 13 5 38,5 6 8 3 37,5 7 9 4 44,4 8 9 5 55,6 Trung bình 20 41,6

46

4. Các biện pháp phòng trừ

- Dùng bẫy đèn bắt sâu trƣởng thành.

- Vào cuối tháng 1, dùng cuốc, cuốc xung quanh các gốc cây bị hại bắt nhộng giết đi.

- Khi sâu phát sinh nhiều có thể dùng các loại thuốc nhƣ Prepathol hoặc Bassa pha với nồng độ 0,2% phun sƣơng vào buổi chiều.

- Ngoài ra còn có thể đặt vòng dính trên các thân cây có sâu hại để giết sâu non sắp vào nhộng.

4.3.2.2. Sâu róm thông (Dendrolimus punctatus Walker)

1. Đặc điểm hình thái

Theo tài liệu của PGS.TS. Phạm Quang Thu công bố năm 2015, đặc điểm hình thái của sâu róm thông (Dendrolimus punctatus Walker) đƣợc mô

tả nhƣ sau :

- Trƣởng thành: Ngài sâu róm thông có màu nâu đất. Cánh trƣớc có màu xẫm hơn cánh sau. Mép ngoài của cánh trƣớc có nhiều chấm nâu xẫm; phía gốc cánh có 1 chấm trắng. Ngài cái mập và to hơn ngài đực. Râu đầu ngài đực hình lông chim, râu đầu ngài cái hình sợi chỉ.

- Trứng: Trứng hình tròn cứng đƣợc đẻ thành từng ổ với nhiều hàng trên lá thông. Lúc mới đẻ có màu xanh xám, lúc sắp nở có màu tím hồng.

- Sâu non: có 6 tuổi với những chùm lông trên lƣng nên gọi là sâu róm. Tuổi 1 sâu có màu xám, lƣng có 2 đƣờng chỉ đen, ở giữa vạch vàng, có chiều dài thân từ 5 -9mm. Tuối 2 sâu màu nâu hoặc đen, phía đuôi có túm lông mọc dày, chiều dài thân 10 - 14mm. Tuổi 3 có màu nâu đen, lông có màu nâu bạc, phía đuôi có lông dài ở đốt 6 - 8 và 10, chiều dài thân 15 - 20mm. Từ tuổi 4 trở đi, màu sắc thƣờng đen sẫm hoặc đen nhạt. Chiều dài 21 - 23mm.

47

2. Phân bố và phá hại

Sâu róm thông là loài sâu ăn lá các loài thông có sức sinh sản cao tạo nên những quần thể lớn và có sức phá hại mạnh. Ngay từ thế kỷ 17 tại Trung Quốc cũng đã ghi nhận những trận dịch do sâu róm thông gây ra làm trụi lá hàng trăm ha thông đuôi ngựa (Pinus massoniana). Tại Nga những thập kỷ 50 của thế kỷ trƣớc hàng ngàn ha thông cũng đã bị tàn phá do loài sâu róm thông Dendrolimus sibericus. Ở nƣớc ta rất nhiều trận dịch sâu róm thông đã xảy ra từ khắp miền Bắc đến miền Trung. Trong những năm gần đây ngoài những tỉnh thƣờng xảy ra dịch sâu róm thông nhƣ Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh; rừng thông ở một số tỉnh khác cũng đã bị loài sâu này tàn phá nhƣ: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang…

Tại khu vực nghiên cứu, năm 2012 đã ghi nhận có mật độ sâu róm thông nhiều song không gây thành dịch. Tại thời điểm điều tra có xuất hiện sâu róm thông tại các ô tiêu chuẩn 9, 10 và 12 với mật độ thấp.

3. Cách điều tra phát hiện sâu róm thông và giải pháp phòng trừ a) Cách điều tra :

- Quan sát trực tiếp

Điều tra phát hiện sâu róm thông bằng mắt thƣờng, nếu có ống nhòm có thể thấy chúng dễ dàng hơn. Đặc biệt chú ý đến các cây thông bị xơ lá (do sâu tuổi 1 ăn) và những cây bị cụt lá chắc chắn sẽ thấy có sâu róm thông. Cách điều tra này chỉ áp dụng cho rừng thông có chiều cao từ 10m trở xuống. - Quan sát gián tiếp

Đối với rừng thông có chiều cao cây trên 10 m không thể quan sát trực tiếp SRT bằng mắt thƣờng, phải quan sát gián tiếp thông qua phân sâu dƣới gốc cây. Khi có SRT trên cây, quan sát kỹ quanh gốc cây sẽ thấy phân sâu trên mặt đất, số phân càng nhiều, số lƣợng sâu càng lớn.

Chú ý: chỉ quan sát phân sâu còn xanh (sâu hiện tại đang có trên cây), những phân có màu nâu cũ là sâu của thế hệ trƣớc.

48

- Điều tra phát hiện bằng ánh sáng đèn

Lợi dụng tính xu quang (thích ánh sáng) ta có thể dùng đèn để điều tra sự xuất hiện của ngài sâu róm thông trên rừng và xác định thời gian đẻ trứng để có biện pháp thu trứng hạn chế mật độ sâu róm thông ở thế hệ tới. Đèn đƣợc sử dung để điều tra có thể là đèn điện hoặc đèn măng sông... Thời gian sử dụng đèn để điều tra là từ 7 giờ tối cho đến 3 giờ sáng.

b) Các biện pháp phòng chống sâu róm thông * Biện pháp thủ công

Tiến hành ở giai đoạn trứng, sâu non và nhộng của SRT:

- Phát hiện ổ trứng thu lại và chôn hoặc mang ra khỏi rừng để đốt. - Phát hiện sâu non tuổi 1, 2 rung cây để chúng rụng xuống, thu lại và chôn.

- Phát hiện sâu non tuổi 5, 6 và nhộng dùng kẹp tre để thu bắt.

Biện pháp này tiến hành vào tháng 3-5 khi số lƣợng sâu cũng bớt sẽ giảm số lƣợng sâu ở các thế hệ sau (thời gian hay xẩy ra dịch sâu). Biện pháp này rất phù hợp và có tính khả thi cao đối với điều kiện hiện nay của các chủ hộ có rừng trong dự án.

* Biện pháp vật lý

Trên thế giới ngƣời ta sử dụng các bẫy đèn có bƣớc sóng ánh sáng thích hợp để diệt sâu hại dựa vào đặc tính xu quang của chúng (bị thu hút bởi ánh sáng đèn), ở nƣớc ta nhiều đơn vị bảo vệ thực vật đã sử dụng bẫy côn trùng nhập ngoại để phòng trừ sâu róm thông và có hiệu quả cao. Tuy nhiên do giá thành của đèn cao nên không thể sử dụng rộng rãi đƣợc. Để phòng trừ ngài sâu róm thông tại các khu vực rừng thông trong dự án có thể làm bẫy đèn tự tạo phù hợp với khả năng và điều kiện kinh tế của các hộ gia đình cũng sẽ đem lại hiệu quả tốt.

49

* Biện pháp lâm sinh

- Khi vệ sinh rừng, nên để lại một số cây có hoa nhằm mục đích thu hút những loài ký sinh thiên địch của sâu róm thông.

*Biện pháp sinh học

- Bảo vệ các loài ký sinh thiên địch hiện có trong rừng thông

- Tạo điều kiện cho các loài ký sinh thiên địch trong rừng thông để hạn chế sự phát triển của SRT (giữ thảm thực vật trong rừng, nhất là những cây có hoa).

- Không phá hại các tổ kiến vống, bọ ngựa, bọ xít ăn thịt (bọ xít hoa, bọ xít đỏ, chim, thú ăn sâu….)

- Sử dụng các chế phẩm sinh học trừ sâu róm thông nhƣ Boverin, Nấm xanh ma, Vi khuẩn Bacillin.

* Biện pháp hoá học

Khi sử dụng biện pháp này cần phải có sự hƣớng dẫn và chỉ đạo của đơn vị bảo vệ thực vật.

Biện pháp hoá học rất hạn chế sử dụng; chỉ đƣợc sử dụng khi dịch sâu thông bùng phát (số lƣợng sâu lớn, trên diện tích lớn). Các loại thuốc đƣợc chọn phải là các loại thuốc đƣợc nhà nƣớc cho phép, ít độc hại với ngƣời và gia súc, có độ phân giải nhanh, ít ảnh hƣởng đến môi trƣờng nhƣ: Sherpa 25EC, Trebon 10 EC, Ofatox 400EC

50

Hình 4.4. Sâu róm thông (Nguồn Báo Hà Tĩnh)

4.3.2.3. Sâu đo Hyposidra talaca Walker ăn lá Keo lai, Keo tai tượng

Theo tài liệu nghiên cứu của Lê Văn Bình, Đào Ngọc Quang, Nguyễn Hoài Thu Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và Lê Bảo Thanh Trƣờng Đại học Lâm nghiệp Việt Nam (năm 2015).

1. Đặc điểm hình thái

- Trƣởngthành

+ Trưởng thành đực: Cánh màu đen có đốm đen xám. Thân màu đen

xám, đầu màu đen xám, ngực màu đen đen và thân màu nâu xám, vệ bụng màu xám với đƣờng viền màu đen. Cánh có 4 đƣờng (2 đƣờng rải màu đen và 2 đƣờng rải màu xám). Râu đầu giống hình giăng lƣợc, màu xám. Sải cánh khoảng 3,30cm (± 0,2cm), chiều dài 1,42cm (± 0,8cm) và rộng 0,22cm (± 0,06cm) (hình 4.5.1).

+ Trưởng thành cái: Cánh màu nâu đen. Thân màu nâu tối, đầu màu nâu tối, ngực màu nâu sáng, vệ sƣờn màu nâu xám, bụng và vệ bụng màu nâu sáng, cánh có 4 đƣờng rải (2 đƣờng màu nâu và đƣờng màu nâu phớt xám).

51

Râu đầu hình sợi chỉ, màu nâu sáng. Sải cánh khoảng 4,6cm (± 0,3cm), chiều dài 1,66cm (± 0,6cm) và rộng 0,42cm (± 0,09cm) (hình 4.5.2).

Hình 4.5.1. Trƣởng thành đực Hình 4.5.2. Trƣởng thành cái Nguồn: Tạp chí khoa học Nguồn: Tạp chí khoa học

- Trứng: Hình bầu dục, màu xanh, dài khoảng 0,055cm (± 0,006cm) và chiều ngang khoảng 0,035cm (± 0,008cm) (hình 4.5.3).

- Sâu non: Sâu non có 5 tuổi, màu sắc và kích thƣớc thay đổi theo tuổi (hình 4.5.4).

+ Tuổi 1: Màu đen đến màu đen nâu, ngang thân có 7 sọc màu trắng, dài khoảng 0,28cm (± 0,08cm) và rộng khoảng 0,075cm (± 0,006cm).

+ Tuổi 2: Màu chuyển sang màu nâu sẫm, ngang thân có 7 sọc màu trắng, ở thân có chấm màu trắng trên lƣng, 3 đôi chân ngực, dài khoảng 0,40cm (± 0,09cm) và rộng khoảng 0,075cm (± 0,009cm).

+ Tuổi 3: Màu nâu đến nâu sẫm, ngang thân có 7 sọc màu trắng, ở thân có chấm màu trắng trên lƣng, các sọc màu trắng trở nên nổi bật lên, dài khoảng 1,35cm (± 0,3cm) và rộng khoảng 0,12 (± 0,01cm).

+ Tuổi 4: Thân, lƣng sâu màu nâu đến nâu nhạt và bụng nâu đen, dài

khoảng 3,6cm (± 0,2cm) và rộng khoảng 0,31cm (± 0,04cm).

+ Tuổi 5: Thân, lƣng sâu màu nâu sẫm và bụng màu nâu nhạt với những

đốm trắng. Miệng màu nâu đỏ và điểm chấm trắng, cạnh hậu môn màu nâu sáng, dài khoảng 4.8 cm (± 0.32cm) và rộng khoảng 0.52cm (± 0.09cm).

52

- Nhộng: Màu cánh gián, nhộng cái dài khoảng 1,68cm (± 0,2cm), rộng khoảng 0,51(± 0,09cm), nhộng đực dài khoảng 1,30cm (± 0,2cm), rộng khoảng 0,36 (± 0,08cm) (hình 4.5.5).

Hình 4.5.3. Trứng Hình 4.5.4. Sâu non Hình 4.5.5. Nhộng Nguồn: Tạp chí Khoa học

2. Đặc điểm gây hại và một số tập tính của loài sâu đo ăn lá Keo lai, Keo tai tượng

- Đặc điểm gây hại

Trƣởng thành cái thƣờng đẻ trứng ở thân và cành cây Keo lai, Keo tai tƣợng, sau khi trứng nở sâu non ở tuổi 1 di chuyển lên ngọn cây và ăn phần diệp lục của lá non, sâu non từ tuổi 2 đến tuổi 5 ăn lá bánh tẻ, ở tuổi 2 và tuổi 3 thƣờng ăn không hết cả lá các vị trí ăn lởm chởm; từ tuổi 4 đến tuổi 5 sâu non thƣờng ăn hết cả lá. Sâu non từ tuổi 3 đến tuổi giữa tuổi 5 ăn nhiều để dự trữ dinh dƣỡng, cuối tuổi 5 sâu non ăn giảm đi và di chuyển dần xuống gốc cây và làm nhộng dƣới đất.

- Đặc điểm vòng đời

Đây là loài sâu biến thái hoàn toàn, vòng đời trải qua 4 giai đoạn: Trƣởng thành, trứng, sâu non và nhộng, trong đó sâu non có 5 tuổi.

- Một số tập tính

Trƣởng thành vũ hoá chủ yếu từ 7 giờ chiều đến 12 giờ đêm. Ngay sau khi vũ hóa, trƣởng thành cái tiết chất dẫn dụ sinh dục (Pheromone) để dẫn dụ trƣởng thành đực để ghép đôi. Sau khi giao phối xong con cái tìm nơi đẻ

53

trứng, vị trí đẻ trứng thƣờng ở thân, cành cây. Trứng đƣợc đẻ thành đám thƣờng từ 80 đến 298 trứng.

Sâu non sau khi nở bò lên ngọn để ăn lá non. Sâu non là pha duy nhất duy trì dinh dƣỡng, tùy vào điều kiện thức ăn, nhiệt độ, độ ẩm và các nhân tố khác của từng địa phƣơng mà sâu non có độ tuổi và thời gian phát triển khác nhau. Tại địa điểm nghiên cứu và nuôi sâu trong phòng cho thấy quá trình phát triển của sâu non trải qua 4 lần lột xác.

3. Kết quả điều tra tại khu vực nghiên cức và giải pháp phòng trừ

Kết quả điều tra: Tại khu vực nghiên cứu Sâu đo Hyposidra talaca

Walker đƣợc phát hiện tại các ô tiêu chuẩn 1, 3, 6, 7 và 8 với mật độ thấp chƣa có khả năng gây hại thành dịch.

Các giải pháp phòng trừ: Công tác quản lý sâu ăn lá keo lai, keo tai tƣợng: Vấn đề quan trọng nhất trong quản lý là làm tốt công tác điều tra theo dõi sâu hại để kịp thời đƣa ra quyết định phù hợp. Do sâu đo có đặc điểm là ban ngày thƣờng tập trung ở gốc cây và thân cây nên cần chú ý điều tra gốc cây và thân cây kết hợp với quan sát tán để tìm sâu kén. Thời gian cần chú ý

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đề xuất giải pháp quản lý côn trùng tại khu vực rừng trồng thuộc dự án KFW4 huyện thạch thành, tỉnh thanh hóa​ (Trang 53 - 63)